AMD Ryzen 9 7900X và câu chuyện tối ưu chi phí cho tương lai

AMD Ryzen 9 7900X và câu chuyện tối ưu chi phí cho tương lai

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

27.990.000₫
26.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

24.990.000₫
24.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Mục lục

AMD Ryzen 9 7900X nói riêng và nền tảng AM5 nói chung sẽ là một sự đầu tư hợp lý dành cho những bạn nào theo hệ future-proof.

Thừa thắng với kiến trúc Zen 3, AMD đã tiếp tục ra mắt CPU Ryzen 7000 series với kiến trúc Zen 4 hoàn toàn mới hồi cuối tháng 9 vừa qua. Vậy là bây giờ, trong phân khúc CPU phổ thông (mainstream), để trở thành người tiên phong trải nghiệm đỉnh cao của công nghệ vi xử lý thì bạn có thể mua Ryzen 9 7900X của nhà AMD, hoặc Core i9-13900K của nhà Intel. Vậy thì nhà nào sẽ là nơi bạn thuộc về?

Đối với GVN 360, sau khi được cầm trên tay Ryzen 9 7900X, bọn mình phải thừa nhận rằng AMD AM5 vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất về mặt chi phí đầu tư về lâu về dài, cũng giống như AM4 đã và đang làm cho game thủ chúng ta trong suốt 6 năm qua. Sẵn dịp được trải nghiệm con 7900X, để bọn mình chia sẻ rõ hơn với các bạn trong phần dưới nha.

*Đúng là trên Ryzen 9 7900X còn có Ryzen 9 7950X. Tuy nhiên, đây là một con chip khá đặc biệt vì nó được tối ưu riêng cho prosumer, những người sáng tạo nội dung, chứ không được thiết kế dành cho người dùng phổ thông hay game thủ như Ryzen 9 7900X. Vì thế cho nên bài này sẽ không đề cập tới 7950X mà chỉ tập trung vào 7900X thôi nhé.

Nhắc bài một chút về con chip AMD Ryzen 9 7900X

Bằng cách vô hiệu hóa 2 nhân cho mỗi CCD (Core Complex Die), AMD đã tạo ra Ryzen 9 7900X từ cấu hình 2 CCD giống như con 7950X. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có 6 nhân “Zen 4” trong mỗi CCD, mỗi cái đều có bộ nhớ đệm 1MB riêng, và 32MB bộ nhớ đệm L3 chung cho mỗi chiplet. 7900X có xung nhịp cơ bản là 4,7GHz và xung nhịp boost là 5,6GHz. Con chip này có mức điện áp trần TDP là 170W và PPT là 230W, giống 7950X. Để làm mát cho con CPU này, AMD khuyến khích người dùng nên xài tản nhiệt nước all-in-one (AIO) từ 240mm trở lên, và đặc biệt là tản nhiệt dành cho socket AM4 vẫn sẽ tương thích với socket AM5 nhé.

Ngoài ra, còn một điều nữa là Ryzen 7000 series nói chung và Ryzen 9 7950X nói riêng đã được tích hợp iGPU rồi nhé. Mình sẽ không đào sâu về hiệu năng iGPU của Ryzen 7000 series mạnh đến mức nào, nhưng nhìn chung là nó không hề thua kém gì so với iGPU mà Intel đã tích hợp cho mấy con Core i9 đâu nhé. Vì thế nên về khoản này thì AMD Ryzen không còn thua thiệt so với Intel Core như những thế hệ trước nữa rồi.

Hiệu năng AMD Ryzen 9 7900X và Intel Core i9-13900K – “Kẻ tám lạng người nửa cân”

Về bản chất, Ryzen 9 7900X là một con chip có tới 12 nhân 24 luồng, và đây đều là nhân “hiệu năng cao” (theo cách gọi của Intel). Trong khi đó, Core i9-13900K có tới 24 nhân 32 luồng, nhưng mà là 8 nhân hiệu năng cao và 16 nhân tiết kiệm điện. Thêm nữa, vì mức IPC (số chỉ thị mỗi nhịp) của Zen 4 được cải thiện đến 13%, cộng với việc xung nhịp có thể boost lên tới hơn 5GHz, cho nên trong một số tác vụ đòi hỏi hiệu năng đa luồng cao, Ryzen 9 7900X vẫn đủ sức để “bù” lại cho số lượng nhân bị thua thiệt so với Core i9-13900K.

Vì khuôn khổ bài viết này chủ yếu nói về chi phí đầu tư dàn PC AMD và Intel, cho nên mình sẽ không nói nhiều về phần hiệu năng. Tuy nhiên, GVN 360 vẫn chia sẻ một vài kết quả benchmark của Ryzen 9 7900X để các bạn tiện tham khảo và so sánh nhé. Nhìn chung thì trong các tác vụ gaming lẫn làm việc, tùy vào tính chất của từng ứng dụng mà Ryzen 9 7900X có thể nhỉnh hơn Core i9-13900K, và ngược lại. Tuy nhiên, nếu xét kỹ về mặt gaming thì Core i9-13900K sẽ chiếm ưu thế trong đa số trường hợp.

Cấu hình dàn máy test:

  • CPU: AMD Ryzen 9 7900X
  • Bo mạch chủ: ASUS ROG Crosshair X670E Gene
  • RAM: 32 GB (2 x 16 GB) Trident Z5 Neo DDR5-6000 (CL30-38-38-96)
  • GPU: Nvidia GeForce RTX 4090 Founders Edition
  • SSD: Plextor M9P Plus 512 GB
  • Tản nhiệt: Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync
  • Kem tản nhiệt: Arctic MX-4
  • Nguồn: FSP Hydro G PRO ATX3.0 (PCIe 5.0) 1000W
  • Hệ điều hành: Windows 11 Professional 64-bit 22H2
  • Driver: NVIDIA GeForce 522.25 WHQL

CPU-Z

GPU-Z

Blender

Corona

Cinebench R20

Cinebench R23

PCMark 10

Time Spy Extreme

Time Spy

AMD Ryzen 9 7900X

Superposition (1080p Extreme)

Superposition (4K Optimized)

Superposition (8K Optimized)

AMD Ryzen 9 7900X

AMD Ryzen 9 7900X

Shadow of The Tomb Raider (1440p, max setting, non-DLSS)

AMD Ryzen 9 7900X

AMD Ryzen 9 7900X

Shadow of The Tomb Raider (4K, max setting, non-DLSS)

AMD Ryzen 9 7900X

Red Dead Redemption 2 (1440p, max setting, non-DLSS)

AMD Ryzen 9 7900X

Red Dead Redemption 2 (4K, max setting, non-DLSS)

AMD Ryzen 9 7900X

Cyberpunk 2077 (1440p, max setting, non-DLSS)

AMD Ryzen 9 7900X

Cyberpunk 2077 (4K, max setting, non-DLSS)

Chi phí bỏ ra cho combo Ryzen 9 7900X và X670E sẽ ít hơn so với combo Core i9-13900K và Z790

Bây giờ chúng ta bắt đầu bàn tới chuyện chi phí bỏ ra để lắp dàn PC với phần cứng thế hệ mới nhé, và “món khai vị” sẽ là số tiền mà bạn cần bỏ ra để mua CPU và bo mạch chủ của AMD và Intel. Để mình lấy 1 ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung nha.

CPU thì 2 con 7900X và i9-13900K khỏi phải nói rồi. Còn bo mạch chủ thì để so sánh tương đồng nhất, bọn mình sẽ chọn ASUS ROG CROSSHAIR X670E HERO (DDR5) đối với dàn AMD, và ASUS ROG MAXIMUS Z790 HERO (DDR5) đối với dàn Intel nhé. Mình sẽ lấy giá bán lẻ tại cửa hàng GearVN để làm tham chiếu nhé, vì đây là cửa hàng linh kiện PC uy tín nhất nhì dành cho game thủ nên nó sẽ phản ánh rõ giá thị trường chung tại thời điểm bài viết.

AMD Ryzen 9 7900X

Với combo CPU AMD Ryzen 9 7900X và bo mạch chủ ASUS ROG CROSSHAIR X670E HERO (DDR5), chúng ta sẽ có 15.490.000 VNĐ + 18.490.000 VNĐ = 33.980.000 VNĐ. Còn combo CPU Intel Core i9-13900K và bo mạch chủ ASUS ROG MAXIMUS Z790 HERO (DDR5) sẽ có giá là 16.990.000 VNĐ + 18.990.000 VNĐ = 35.980.000 VNĐ. Suy ra combo AMD sẽ giúp game thủ tiết kiệm được tầm 2 triệu VNĐ so với combo Intel tương đương.

AMD Ryzen 9 7900X

Vì cả 2 nền tảng trên đều hỗ trợ RAM DDR5, cho nên mình sẽ không đề cập đến giá RAM trong này. Đúng là sẽ có những mẫu Z790 hỗ trợ RAM DDR4 cho bạn bắt cặp với CPU Core i thế hệ 13, từ đó giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, vì RAM DDR5 sẽ là tương lai nên mình sẽ ưu tiên chọn bo mạch chủ hỗ trợ chuẩn RAM này để so sánh về mặt lâu dài. Vả lại, chúng ta vẫn chưa biết vi xử lý Intel thế hệ 14 “Meteor Lake” có tiếp tục hỗ trợ RAM DDR4 hay không; nếu nó không hỗ trợ thì bạn lại phải mất thêm tiền để mua cặp RAM DDR5 mới. Còn AMD AM5 thì chỉ hỗ trợ RAM DDR5 nên cơ bản là cứ DDR5 mà quất thôi, khỏi cần phải nghĩ đến DDR4 làm chi.

Đầu tư cho Ryzen 9 7900X nói riêng và nền tảng AM5 nói chung chính là đầu tư cho tương lai

Sẵn nói đến vụ socket AM5 thì mình cũng chia sẻ tiếp câu chuyện về đầu tư cho tương lai luôn. Phải công nhận một điều rằng bo mạch chủ Z790 phải có thiết kế rất khủng mới cân được con khủng long Core i9-13900K, nhưng theo mình bấm tay thì đội xanh có truyền thống là cứ 2 đời CPU lại thay socket một lần. Intel Core thế hệ 12 “Alder Lake” và thế hệ 13 “Raptor Lake” đều xài chung 1 socket là LGA 1700, vậy nên khả năng cao là đến thế hệ 14 “Meteor Lake”, Intel lại tiếp tục thay socket để tương thích với CPU mới. Lúc này, nếu bạn muốn nâng cấp là chỉ có nước mua nguyên combo CPU và bo mạch chủ mới.

Mà như các bạn bây giờ cũng đã thấy rồi đó, CPU tiến trình càng nhỏ thì càng khó sản xuất, dẫn đến giá thành cũng ngày càng đắt đỏ. Tương tự, bo mạch chủ dòng cao giá tầm 15-16 triệu VNĐ là coi như “bình thường mới” luôn rồi. Kết hợp 2 thứ đó lại thì… đau thận lắm.

AMD Ryzen 9 7900X

Trong khi đó, AMD có hứa là họ sẽ hỗ trợ nền tảng AM5 (socket LGA 1718) ít nhất là cho đến năm 2025. Tức là trong vòng 2-3 năm tới, nếu muốn nâng cấp từ 7900X lên thế hệ tiếp theo thì chỉ cần thay CPU, cập nhật BIOS của bo mạch chủ cho nó nhận chip mới, vậy là xong, y như hồi AM4 luôn. Thường thì AMD mỗi năm sẽ ra 1 thế hệ CPU mới, cho nên bạn sẽ được trải nghiệm sức mạnh của ít nhất là 2-3 thế hệ Ryzen nữa mà không cần phải tốn tiền thay bo mạch chủ mới. Thêm một ưu điểm của việc hỗ trợ nền tảng AM5 lâu dài là bạn có thể tiếp tục sử dụng tản nhiệt cũ chứ không nhất thiết phải mua tản nhiệt mới. Còn câu chuyện của Intel “Meteor Lake” thì vẫn chưa ai nói trước được điều gì cả, nhưng nếu giống như hồi LGA 1200 chuyển sang LGA 1700 thì bạn phải thay bộ ngàm mới đó.

Về chuyện tản nhiệt cho CPU AMD Ryzen 9 7900X và Intel Core i9-13900K

Nói về vấn đề tản nhiệt thì GVN 360 bọn mình cũng đã có test 2 con chip 7900X và i9-13900K rồi. Tản nhiệt càng xịn thì CPU sẽ càng mát, điều này không cần phải bàn cãi nữa rồi. Tuy nhiên, có một điều mà các bạn cần lưu ý, đó là ở thiết lập mặc định (trong BIOS), Core i9-13900K sẽ ngốn điện nhiều hơn so với Ryzen 9 7900X, đồng nghĩa với việc CPU sẽ hoạt động nóng hơn. Mình sẽ lấy số liệu lúc chạy Prime95 để so sánh cho trực quan hơn nhé.

Prime95 của 7900X (Small FFTs, sau khi chạy 1 phút)

AMD Ryzen 9 7900X

Prime95 của 7900X (Small FFTs, sau khi chạy 30 phút)

AMD Ryzen 9 7900X

AMD Ryzen 9 7900X

Prime95 của i9-13900K (Small FFTs, sau khi chạy 1 phút)

AMD Ryzen 9 7900X

AMD Ryzen 9 7900X

Prime95 của i9-13900K (Small FFTs, sau khi chạy 30 phút)

Trong cùng 1 bài stress test và cùng xài bộ tản nhiệt nước AIO Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync (giá tầm 3 triệu VNĐ), 7900X ngốn khoảng 230W điện và nóng tầm 93 độ C. Sau khi chạy được tầm nửa tiếng, con chip này vẫn không có dấu hiệu bị quá nhiệt (thermal throttle) hoặc bị tuột xung, và số Watt vẫn giữ nguyên. Với thế hệ Ryzen 7000 series, AMD đã thiết kế để con chip tự boost lên xung nhịp cao nhất có thể, miễn là nhiệt độ nằm dưới 95 độ C. Cho nên tuy nóng hơn 90 độ C nhưng thực chất 7900X vẫn đang hoạt động đúng theo thiết kế của AMD nhé.

Trong khi đó, với i9-13900K, sau khi chạy được 1 phút thì CPU đã có dấu hiệu bị quá nhiệt vì đã lên đến 100 độ C, và mức ăn điện lúc này lên tới 300W. Vì thế nên con chip đã phải tự hạ xung nhịp, bơm ít điện lại để “bảo toàn tính mạng”, và sau 30 phút thì nhiệt độ đã ổn định ở mức 85 độ C và ngốn tầm 250W điện.

Theo thông tin mình được biết thì bạn có thể tối ưu phần điện đóm trên bo mạch chủ Z790 để Core i9-13900K không bị giảm quá nhiều hiệu năng mà lại mát hơn và ít ngốn điện hơn đáng kể so với lúc xài thiết lập mặc định, từ đó giảm gánh nặng cho hệ thống tản nhiệt. Tuy nhiên, câu chuyện lúc này sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm tinh chỉnh của mỗi người, chất lượng của CPU, và khả năng của dàn VRM trên bo mạch chủ; tức là mỗi nhà mỗi cảnh, không ai giống ai cả. Thế nên để đưa ra mẫu số chung, mình đã để thiết lập mặc định cho cả 2 CPU.

AMD Ryzen 9 7900X

Tùy từng tác vụ mà CPU sẽ có nhiệt độ khác nhau, nhưng bài stress test trên cho thấy trong tình huống chịu tải nặng nhất, để cân được combo 7900X và X670E thì bạn chỉ cần tản nhiệt tương tự Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync mà bọn mình xài là ổn, hay thậm chí là tản AIO từ 240mm trở lên như AMD khuyến nghị là được. Còn nếu đi với combo i9-13900K và Z790 thì để khai thác hiệu năng của nó, bạn sẽ cần đến tản nhiệt nước AIO thuộc hàng đỉnh của đỉnh như ASUS ROG RYUJIN II 360 ARGB hay Corsair H150i ELITE CAPELLIX LCD với mức giá lên tới 8-9 triệu VNĐ, nghĩa là gần gấp 3 lần so với Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync.

AMD Ryzen 9 7900X và AM5 vẫn là nền tảng đáng tin cậy cho người chơi hệ future-proof

Nói một cách dễ hiểu, combo chip Ryzen 9 7900X và bo mạch chủ X670E không chỉ đơn thuần là combo AMD xịn nhất ở thời điểm hiện tại dành cho người dùng phổ thông, mà nó còn là câu chuyện về sự đảm bảo cho tương lai của các bạn game thủ. Vì AMD tuyên bố là sẽ hỗ trợ nền tảng AM5 cho đến năm 2025 và cả những năm sau đó, bạn có thể an tâm rằng bo mạch chủ X670E sẽ lâu bị lỗi thời hơn so với việc chọn bo mạch chủ Z790 của Intel.

AMD Ryzen 9 7900X

Thêm vào đó, bạn cũng sẽ tiết kiệm được một mớ tiền từ việc không cần phải thay bo mạch chủ mới. Số tiền này bạn có thể dùng để nâng cấp card đồ họa, mua gaming gear xịn hơn, màn hình bự hơn để có những trải nghiệm mới trên con đường làm game thủ chân chính.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên