Bước vào hệ sinh thái iCUE LINK cùng tản nhiệt nước H150i RGB và quạt QX120 RGB

Bước vào hệ sinh thái iCUE LINK cùng tản nhiệt nước H150i RGB và quạt QX120 RGB

Laptop Lenovo Ideapad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

26.990.000₫
24.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
8.490.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
16.990.000₫ -17%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
6.990.000₫ -46%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
30.990.000₫ -56%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

20.990.000₫
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
26.990.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

iCUE LINK H150i RGB và QX120 RGB là 2 trong số những sản phẩm đầu tiên tương thích với công nghệ kết nối iCUE LINK xịn sò.

Thay vì đi theo hướng truyền thống là cải thiện cụm bơm, cánh quạt, đèn RGB, v.v., năm nay Corsair đã có một nước đi táo bạo hơn – đó là tái thiết lập cách mà game thủ chúng ta build PC từ trước đến nay bằng hệ sinh thái iCUE LINK, mở đầu là 2 sản phẩm bao gồm bộ tản nhiệt nước iCUE LINK H150i RGB AIO và quạt tản nhiệt iCUE LINK QX120 RGB. Cụ thể hơn, thay vì phải đi dây nhợ lằng nhằng, vừa mất thẩm mỹ vừa tốn thời gian, thì nay Corsair đã tung ra iCUE LINK để game thủ kết nối các linh kiện trong PC với nhau chỉ với 1 sợi dây và 1 cái System Hub.

iCUE LINK H150i

Để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái này cũng như cách setup và hiệu năng của tản nhiệt nước iCUE LINK H150i RGB ra sao, mời các bạn cùng GVN 360 trên tay em nó nhé.

Corsair đã mở ra một tương lai mới với iCUE LINK, giúp dân PC có thể tự ráp dàn máy yêu dấu của mình một cách thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết

Kiếp nạn thứ 82 của dân ráp PC

Trước khi gặp gỡ iCUE LINK H150i RGB, mình sẽ chia sẻ đôi điều về iCUE Link và cục xử lý trung tâm iCUE LINK System Hub nhé. Đó giờ, khi ráp PC, ngoài khâu tính toán đường đi của mấy sợi dây điện chính ra thì mấy sợi dây quạt, hoặc dàn nào lắp tản nhiệt nước AIO thì được bonus thêm mấy sợi dây từ cụm bơm nữa, cũng là một sự “thử thách” trí khôn của người ráp máy.

Khó cái nữa là nếu xài quạt bình thường thì chỉ có 1 dây tín hiệu, nhưng quạt RGB là thế nào cũng sẽ có thêm 1 sợi nữa để điều khiển mấy bóng LED. Lúc này, bạn sẽ có 2 phương án: 1 là nối từng sợi dây vào bo mạch chủ (nếu đủ cổng cắm), 2 là xài thêm sợi dây chia đầu cắm hoặc là xài thêm cái hub để gom tất cả dây tín hiệu và dây RGB mỗi cái về 1 mối, xong rồi mới cắm 2 cái đó vào bo mạch chủ. Cách nào cũng sẽ có ưu điểm và nhược điểm của nó, nhưng cả 2 đều có chung 1 điểm là rất… rườm rà.

Tương tự, cụm bơm của tản nhiệt nước AIO thường sẽ có từ 1 đến 2 sợi dây: 1 sợi cắm vào đầu USB trên bo mạch chủ để truyền tín hiệu, một sợi cắm vào đầu CPU_FAN trên bo mạch chủ để điều chỉnh tốc độ của cụm bơm. Vấn đề là 2 sợi dây này dù có cố giấu hay đi dây gọn đến cách mấy thì kiểu gì cũng bị lòi ra 1 chút ngay khu vực socket CPU, nhìn rất là ngứa mắt.

Corsair và giải pháp mang tên iCUE LINK

iCUE LINK H150i

Phần mềm iCUE của Corsair thì hẳn nhiều bạn đã nghe qua rồi, nhưng iCUE LINK là một hệ sinh thái hoàn toàn mới luôn nhé. Nó có khả năng kết nối nhiều loại linh kiện trong thùng máy thông qua một sợi cáp vừa cấp nguồn vừa truyền dữ liệu. Thay vì phải loay hoay với một đống dây thì giờ đây, iCUE LINK sẽ chỉ sử dụng một kết nối đồng nhất cho tất cả các linh kiện nằm trong hệ sinh thái. Thêm vào đó, từng thiết bị này cũng có thể kết nối trực tiếp với nhau theo kiểu daisy-chain, tạo nên chuỗi linh kiện liên kết tập trung vào cục System Hub. Để làm được điều này, bên trong từng linh kiện iCUE LINK sẽ được tích hợp một vi chip điều khiển, đóng vai trò như “bộ não” để giao tiếp với System Hub.

iCUE LINK H150i

Nói đến cục System Hub thì phải công nhận là nó bao nhỏ luôn các bạn ạ, nằm gọn bâng trong lòng bàn tay, lại còn được tích hợp nam châm nữa, đỡ phải xài băng dính vừa làm mất thẩm mỹ thùng PC vừa khó dịch chuyển sang chỗ khác khi cần (Corsair vẫn tặng kèm băng dính phòng trường hợp bạn cần dán nó lên bề mặt không phải kim loại). Và đây cũng chính là “đầu não” để gom tất cả linh kiện về 1 mối duy nhất, cực kỳ tinh giản luôn.

Thật ra, trước đây, Corsair cũng có bán hub LED RGB và hub quạt riêng để anh em đi dây gọn gàng hơn, hoặc nếu tài chính dư dả thì anh em có thể quất luôn 1 cục iCUE Commander PRO Smart RGB (tích hợp hub quạt, hub LED, hub USB trong 1 thiết bị duy nhất). Tuy nhiên, cho dù có xài iCUE Commander PRO thì bản thân cái cục này vẫn khá là bự, gần bằng cả bàn tay, mà cũng không được tích hợp nam châm nữa, và quan trọng hơn hết là bạn vẫn phải nối 7749 sợi dây vô cái hub này.

iCUE LINK H150i

Quay lại với iCUE LINK System Hub, cách sử dụng cục này cũng đơn giản thôi. Theo thứ tự từ phải qua trái (hình trên), đầu tiên, bạn sẽ nối 1 sợi dây vào đầu CPU_FAN trên bo mạch chủ để cái hub này báo cáo tốc độ quạt (nhằm tránh trường hợp BIOS báo lỗi không tìm thấy dây CPU_FAN được cắm vào bo mạch chủ). Tiếp đến, bạn sẽ nối một đầu USB Micro-B vào cái hub, đầu còn lại cắm vào header USB trên bo mạch chủ để nó truyền tín hiệu cho phần mềm iCUE nhận diện các linh kiện. Sợi dây thứ 3 là dây nguồn, và nó xài đầu PCIe 6-pin của card màn hình chứ không phải là đầu SATA hay Molex (4-pin) như các hub xưa giờ.

iCUE LINK H150i

Lý do theo mình là vì cục hub này đảm nhận nhiều chức vụ hơn (vừa truyền tín hiệu vừa cấp nguồn cho tất cả linh kiện được kết nối với nó), cho nên nó sẽ cần thêm điện từ đầu PCIe, chứ đầu SATA hay Molex không còn đủ để đáp ứng nữa. Thêm nữa, SSD M.2 giờ đã phổ biến hơn ngày trước rất nhiều, và PC gaming ngày nay cũng không nhất thiết phải gắn HDD làm chi nữa, cho nên khả năng cao là bạn sẽ không có dư sẵn 1 đầu SATA để xài cho cái System Hub. Ngược lại, phần lớn PC gaming đều có gắn card đồ họa rời, cho nên xài luôn đầu PCIe sẽ tiện hơn. Mà có điều nó chỉ tiện khi bạn dư ra 1 đầu PCIe thôi (đối với card xài 1 hoặc 3 cổng nguồn PCIe), chứ nếu card xài 2 đầu PCIe hoặc xài đầu 12VHPWR (16-pin) đời mới thì bạn sẽ phải cắm thêm 1 sợi dây PCIe nữa vào PSU chỉ để cấp nguồn cho cái System Hub này.

iCUE LINK H150i

Đó là 3 sợi dây nằm ở cạnh dưới của System Hub. Tiếp đến, 2 cạnh bên của System Hub sẽ có 2 cổng cho bạn kết nối với các linh kiện iCUE LINK. Cổng này cũng na ná cổng USB-C, bạn cắm chiều nào cũng được, chỉ khác cái là nó bự hơn thôi. Mỗi cổng sẽ cho phép bạn kết nối tối đa với 7 thiết bị, vị chi 2 cổng là 14 thiết bị cả thảy. Các thiết bị này có thể là quạt, tản nhiệt nước, block nước cho GPU, combo tank/pump cho tản nhiệt nước custom, v.v. miễn nó nằm trong hệ sinh thái iCUE LINK của Corsair là được. Theo mình thấy, con số 14 kia cũng dư dùng đối với đại đa số dàn PC gaming hiện nay rồi. Ví dụ cho các bạn dễ hình dung hơn thì 1 cái System Hub sẽ cho bạn gắn 1 cái tản iCUE LINK H150i RGB 360mm (1 thiết bị) với thiết lập quạt theo kiểu push-pull (6 thiết bị), còn lại 7 slot thiết bị thì bạn có thể gắn 7 cái quạt QX120 RGB cho case thêm phần lung linh.

Corsair H150i RGB AIO và QX120 RGB 120mm – 2 phát súng đầu tiên trong hệ sinh thái iCUE LINK

Corsair iCUE LINK H150i RGB AIO

iCUE LINK H150i

Đây là một chiếc tản nhiệt AIO 360mm được Corsair cải tiến để tương thích với hệ sinh thái iCUE LINK. Đi kèm là 3 chiếc quạt iCUE LINK QX120 RGB và cục System Hub để kết nối các thiết bị với nhau. Vì đây là dòng tản nhiệt cao cấp của nhà Corsair nên chất lượng thì không cần phải bàn nữa rồi. Nó được trang bị cụm bơm hiệu năng cao cùng tấm coldplate bằng đồng với thiết kế split-flow để tối ưu luồng nước làm mát cho CPU. Tốc độ của cụm bơm này sẽ được điều chỉnh thông minh bằng phần mềm iCUE.

iCUE LINK H150i

Corsair cũng hào phóng khi trét sẵn keo tản nhiệt XTM70 hiệu suất cao để tăng hiệu quả truyền nhiệt giữa nắp IHS của CPU với tấm coldplate.

iCUE LINK H150i

iCUE LINK H150i

Phần viền của cụm bơm được làm bằng nhựa với chức năng tản sáng, giúp cho ánh đèn của 20 bóng LED RGB phía bên dưới có thể chuyển màu đồng đều và mượt mà, không bị ngắt quãng. Phần logo Corsair ngay giữa cụm bơm có thể xoay được, cho nên bạn cứ thoải mái lắp mà không lo logo bị lật ngược nhé.

iCUE LINK H150i

iCUE LINK H150i

Với phiên bản iCUE LINK H150i RGB AIO, bạn sẽ thấy một điều đặc biệt, đó là không hề có một sợi dây nào lòi ra từ cụm bơm như những bộ tản nhiệt AIO truyền thống. Thật ra thì vẫn có 2 sợi dây đó, nhưng nó đã được Corsair khéo léo luồn vào trong 2 ống dẫn nước tản nhiệt luôn, cho nên nhìn thoáng qua là sẽ không thấy sợi dây nào hết, phải soi kỹ ngay đầu ống mới thấy, giúp nội thất của thùng PC nhìn rất là tinh gọn, sạch sẽ. Cộng 1 điểm tinh tế cho Corsair ở khoản này!

Hai sợi dây này sẽ đi thẳng vào cụm passthrough nằm ở đầu két tản nhiệt. Khi bạn nối dây iCUE LINK vào cụm passthrough này thì nó sẽ dẫn tín hiệu từ cụm bơm đi tới System Hub để báo cáo các thông số cho phần mềm iCUE.

Về mặt hiệu năng của tản nhiệt thì lát mình sẽ test trong phần ở dưới nhé.

Corsair iCUE LINK QX120 RGB 120mm

Chiếc quạt này không chỉ tương thích với hệ sinh thái iCUE LINK, mà nó còn được Corsair cải tiến ở một số mặt nữa nhé. Đây là chiếc quạt 120mm với tốc độ lên đến 2400 RPM (đẩy được lượng khí 63,1 CFM với áp suất tĩnh 3,8mm-H2O), kết hợp với bạc đạn vòm từ tính mới của Corsair (magnetic dome bearing) giúp tăng tuổi thọ, đảm bảo hiệu năng mà vẫn giữ độ ồn trong mức cho phép.

Để thêm phần bắt mắt, quạt QX120 RGB cũng được Corsair trang bị 34 bóng LED RGB nằm ở phần trung tâm và rìa quạt, cho phép bạn tùy biến thông qua phần mềm iCUE với nhiều hiệu ứng cùng chế độ Time Warp độc quyền của iCUE LINK để tạo cảm giác “đóng băng” cánh quạt hoặc tạo cảm giác như cánh quạt đang quay ngược chiều, trông rất độc đáo.

Chiếc quạt này được điều khiển bằng tín hiệu PWM và ngay trên chiếc quạt còn được tích hợp 1 cái cảm biến nhiệt độ, từ đó giúp phần mềm iCUE có thể điều chỉnh tốc độ quạt một cách chính xác và tức thời.

Đặc biệt, ở 2 đầu quạt 2 bên là 2 cổng iCUE LINK để bạn có thể ghép nối những chiếc quạt QX120 RGB theo kiểu daisy-chain, quạt trước cắm thẳng vào quạt sau, vừa tiện vừa đẹp. Phần cạnh quạt được tích hợp nam châm cũng khá là mạnh, giúp bạn dễ dàng ghép những chiếc quạt này lại với nhau. Trường hợp 2 quạt nằm cách xa nhau thì bạn có thể dùng dây iCUE LINK để kết nối chúng với nhau cũng được.

Cách setup hệ thống iCUE LINK của GVN 360

Dịp này, GVN 360 bọn mình có cơ hội trên tay tản nhiệt nước iCUE LINK H150i RGB AIO và iCUE LINK QX120 RGB 120mm Starter Kit (gồm 3 quạt QX120 RGB, 1 dây iCUE LINK 600mm, và 1 cục System Hub). Bên trong hộp tản nhiệt nước, ngoài 3 quạt QX120 RGB ra thì nó cũng kèm theo 1 cục System Hub luôn. Với cách setup như dưới dây thì bọn mình chỉ xài 1 cục System Hub thôi nhé.

Đầu tiên, mình nối 3 dây ở cạnh dưới của cục System Hub trước, xong rồi dùng 1 dây iCUE LINK để nối System Hub vào cụm passthrough nằm trên két tản nhiệt (radiator) của H150i RGB AIO. Cụm passthrough này sẽ có thêm 1 cổng iCUE LINK nữa, và mình dùng cổng này để nối với combo 3 quạt QX120 RGB có sẵn theo tản nhiệt nước.

iCUE LINK H150i

Vì GVN 360 mình xài benchtable để test chứ không xài thùng PC, cho nên thay vì gắn 3 quạt QX120 RGB trong Starter Kit vào case thì mình tận dụng để gắn combo push-pull cho tản AIO luôn. Sau khi gắn 3 quạt này vào mặt bên kia của két tản nhiệt thì mình cũng chỉ cần nối 1 dây iCUE LINK từ cụm 3 quạt này sang cụm 3 quạt ban nãy là xong (kiểu daisy-chain với nhau). Nếu các bạn gắn 3 quạt này vào case thì cách nối dây cũng tương tự như vậy luôn nhé. Cơ bản là bạn chỉ cần đúng 1 sợi dây để mắc nối tiếp giữa các thiết bị iCUE LINK với nhau, bao dễ bao gọn.

Hiệu năng tản nhiệt của Corsair iCUE LINK H150i RGB AIO với thiết lập push—pull

GVN 360 bọn mình đã tiến hành test hiệu năng tản nhiệt của Corsair iCUE LINK H150i RGB AIO với thiết lập 6 quạt push-pull. CPU bọn mình sử dụng là Intel Core i9-13900K và phần mềm stress test là Prime95 (Small FFTs).

*Bài test được thực hiện với dàn benchtable và thiết lập cụm bơm lẫn 6 quạt push-pull chạy hết công suất (chế độ Extreme trong iCUE), keo tản nhiệt XTM70 được trét sẵn, và nhiệt độ phòng là 25 độ C.

Sau khi chạy được khoảng 15 phút thì mình ghi nhận xung nhịp của P-core là 5,5GHz và E-core là 4,3GHz. CPU Package Power lúc này tầm 330W và nhiệt độ CPU Package chạm ngưỡng 100 độ C. Mình thấy có xảy ra tình trạng throttle vì bị quá nhiệt, nhưng đây thật ra là một tính năng của dòng Core i9 gọi là Adaptive Boost Technology. Tính năng này sẽ đẩy các nhân lên tới 100 độ C nhằm khai thác triệt để hiệu năng của con chip, miễn là nhiệt độ còn cho phép và dàn VRM của bo mạch chủ còn đủ khả năng đáp ứng, kiểu như là tính năng tự động ép xung vậy.

Vì nhiệt độ TjMAX của Core i9-13900K đến 105 độ C, cho nên CPU sẽ tiếp tục chạy với mức xung nhịp trên do nhiệt độ CPU vẫn duy trì ở mức 100 độ C. Nhìn chung thì H150i RGB AIO với thiết lập push—pull có thể giữ được con chip Core i9-13900K chạy ở mức xung nhịp khá cao trong thời gian dài đó. Tất nhiên, nếu bạn biết cách tối ưu BIOS để con chip chạy mát hơn mà vẫn đảm bảo hiệu năng thì kết quả sẽ còn khả quan hơn nữa.

iCUE LINK là hệ sinh thái tuy vừa được ra đời nhưng nó lại đầy hứa hẹn

Tại thời điểm bài viết, Corsair chỉ mới ra mắt bộ tản nhiệt nước H150i RGB AIO và quạt QX120 RGB dành cho hệ sinh thái iCUE LINK mà thôi. Tuy nhiên, tại sự kiện Computex 2023 vừa rồi, Corsair có hé lộ một số sản phẩm khác cũng thuộc hệ sinh thái này, đơn cử như block nước iCUE LINK XC7 RGB Elite dành cho GPU hoặc cụm pump/tank iCUE LINK XD5 RGB Elite cho dàn tản nhiệt nước custom, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho người dùng PC có thể thoải mái lắp ráp dàn máy gaming yêu thích của mình một cách dễ dàng và nhanh gọn.

iCUE LINK H150i

Tuy nhiên, có một điều khiến mình khá là băn khoăn, đó là mức giá bán lẻ của những linh kiện thuộc hệ sinh thái này. Theo thông tin mình nhận được thì bộ tản nhiệt nước iCUE LINK H150i RGB phiên bản màu đen có giá bán lẻ là 6.250.000 VNĐ, phiên bản màu trắng thì giá là 6.600.000 VNĐ, còn bộ iCUE LINK QX120 RGB 120mm Starter Kit có giá tới 3.875.000 VNĐ, vị chi mỗi chiếc quạt cũng hơn 1 triệu đồng. Nói thẳng ra thì mình không nghĩ đây là mức giá dễ tiếp cận đối với phần lớn game thủ Việt Nam.

iCUE LINK H150i

Nếu bạn là fan của Corsair, tin vào triết lý thiết kế sản phẩm của Corsair, hoặc là cần ráp một dàn máy cực kỳ tinh gọn với hiệu ứng RGB độc đáo thì mức giá trên có thể sẽ hợp lý đối với bạn. Còn đối với những bạn game thủ còn lại thì những dòng sản phẩm khác của Corsair với mức giá mềm hơn sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc hơn, chỉ cần chịu khó bỏ thời gian đi dây gọn gàng là được. Mà cũng như bao công nghệ khác, khi mới ra mắt thì thường mức giá bao giờ cũng đắt đỏ, cho nên mình tin là iCUE LINK trong thời gian tới sẽ có mức giá dễ chịu hơn, giúp nhiều anh em có thể tiếp cận được hệ sinh thái tuyệt vời này.

Để quẹo lựa các mẫu tản nhiệt hiện có trên thị trường với mức giá hấp dẫn, các bạn có thể xem thêm tại cửa hàng GearVN nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên