Cách cập nhật driver trên Windows 10 giúp PC của bạn hoạt động mượt mà và ổn định

Cách cập nhật driver trên Windows 10 giúp PC của bạn hoạt động mượt mà và ổn định

 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
24.490.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
32.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Dưới đây sẽ là 3 cách giúp bạn cập nhật driver để PC của bạn có thể hoạt động tối ưu nhất nhé.

Trên Windows 10, driver giúp hệ thống sử dụng các linh kiện (card màn hình, card mạng, vân vân) và các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, vân vân) một cách hiệu quả và ổn định. Thường thì khi cắm đồ mới vào trong máy, PC của bạn sẽ tự động nhận và cài đặt driver. Tuy nhiên, đôi lúc, bạn sẽ muốn cài đặt driver theo cách thủ công vì Windows 10 gặp lỗi, hay thiết bị hoạt động không ổn định chẳng hạn. Windows 10 sẽ cho phép người dùng cập nhật driver theo nhiều cách khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, GVN 360 sẽ hướng dẫn các bạn 3 cách thông qua Windows Update, Device Manager, và Auto-Update Assistant từ hãng sản xuất linh kiện nhé.

Cập nhật driver trên Windows 10 thông qua Windows Update

Thông thường, cần phải chờ một thời gian thì hãng mới tung driver mới thông qua Windows Update. Tuy nhiên, đây vẫn là cách tốt nhất để tải và cài đặt driver mới theo phương pháp thủ công. Lý do là vì Windows 10 chỉ tải và cài đặt driver phù hợp với cấu hình PC của bạn nhất, tránh trường hợp bị xung đột driver do người dùng cài nhầm. Ngoài ra, những driver tải bằng cách này cũng đã được thử nghiệm và xác nhận bởi chính Microsoft. Để cập nhật driver bằng Windows Update, các bạn hãy làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Mở Settings (bấm tổ hợp phím Win + I)

Bước 2: Chọn Update & Security

Bước 3: Chọn Windows Update

Bước 4: Chọn Check for updates. Windows sẽ tiến hành kiểm tra và cài đặt một số bản cập nhật quan trọng (nếu có)

Bước 5: Tiếp đến, chọn View optional updates

Bước 6: Chọn mục Driver updates

Bước 7: Chọn driver mà bạn muốn cập nhật

Bước 8: Chọn Download and install

Sau khi hoàn thành các bước trên, driver mới sẽ được tải và cài đặt một cách tự động. Nếu View optional updates không hiện sau khi bạn bấm Check for updates, điều đó có nghĩa là Windows Update không tìm được driver mới tại thời điểm đó.

Cập nhật driver trên Windows 10 thông qua Device Manager

Bạn có thể cập nhật driver của card mạng, máy in, màn hình, và các linh kiện khác thông qua Device Manager. Thường thì khi tải driver từ website của hãng về máy tính, bạn chỉ cần cho chạy tập tin cài đặt là được (thường là .exe hoặc .msi). Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi giải nén xong thì bạn sẽ được một thư mục chứa tập tin driver, và phải cài theo cách thủ công. Đến đây thì các bạn làm theo những bước dưới này nhé:

Bước 1: Mở Start

Bước 2: Gõ Device Manager vào khung tìm kiếm và chọn công cụ này

Bước 3: Double-click vào nhánh chứa phần cứng mà bạn muốn cập nhật driver

Bước 4: Nhấn chuột phải vào phần cứng đó rồi chọn Update driver

Bước 5: Chọn Browse my computer for driver software

Bước 6: Chọn Browse

Bước 7: Chọn thư mục chứa những tập tin driver mà bạn vừa tải về

Bước 8: Chọn OK

Bước 9: Chọn Include subfolders để công cụ tìm đúng tập tin .inf chứa hướng dẫn cài đặt driver

Bước 10: Chọn Next

Sau khi bạn hoàn thành các bước trên thì công cụ này sẽ quét để tìm những tập tin cần thiết và cài đặt driver mới.

Cập nhật driver card đồ họa trên Windows 10

Các hãng card đồ hạo thường xuyên tung ra driver mới để sửa lỗi, cải thiện hiệu năng, vá lỗ hổng bảo mật, bổ sung tính năng, tối ưu cho game vừa ra mắt, vân vân. Thế nên để cài driver mới nhất cho card đồ họa mà không phải chờ Windows Update, bạn có thể tải và cài đặt chúng thông qua những phần mềm đi kèm ứng với từng hãng card đồ họa.

Sau khi bạn tải và cài xong thì bạn hãy mở nó lên, chọn nút Check For Updates trong mục Drivers để tải và cài đặt driver mới nhất nhé.

Tải driver đồ họa theo cách thủ công

Trường hợp bạn không muốn cài thêm phần mềm vào máy thì có thể vào thẳng trên trang web của hãng để tải driver về cũng được. Dưới đây là đường link dẫn đến trang web tải driver ứng với từng hãng:

  • Nvidia
  • AMD
  • Intel

Sau khi bạn tải driver mới nhất ứng với card của mình đang xài thì tiến hành cài đặt như bình thường.

Tải driver đồ họa theo cách tự động

Có thể nhiều bạn không biết nhưng mỗi hãng card đồ họa cũng có công cụ giúp tự động xác định card đồ họa đang gắn trong PC. Các bạn có thể truy cập những đường link dưới đây và làm theo hướng dẫn trên trang web để sử dụng công cụ đó nhé:

Còn nếu bạn đang dùng máy bộ lắp sẵn (OEM) của mấy hãng như Dell, HP thì có thể họ sẽ có driver tối ưu riêng cho card đồ họa trên PC của bạn. Vì thế, trong trường hợp này, bạn nên tham khảo trên trang web của hãng PC trước khi tìm driver trên trang web của Nvidia, AMD, hay Intel nhé. Nếu không thì card đồ họa của bạn có thể hoạt động không ổn định hoặc bị thiếu mất một vài tính năng đó.

Cách để xác định driver đã được cập nhật thành công hay chưa

Sau khi cài đặt driver mới xong xuôi, để xác định mọi thứ có đâu vào đó ổn thỏa hết chưa thì bạn có thể dùng Device Manager nhé. Cách làm như sau:

Bước 1: Mở Start

Bước 2: Gõ Device Manager vào khung tìm kiếm và chọn công cụ này

Bước 3: Double-click vào nhánh chứa phần cứng mà bạn muốn kiểm tra driver

Bước 4: Nhấn chuột phải vào phần cứng đó rồi chọn Properties

Bước 5: Chọn tab Driver

Bước 6: Xác nhận thông tin Driver Date Driver Version

Nếu thông tin trùng khớp với thông tin trên trang web của hãng tức là thiết bị của bạn đang chạy driver mới nhất rồi đó. Ngược lại, nếu không giống thì bạn có thể thử khởi động lại máy, hoặc thử các bước cài đặt ở trên thêm lần nữa nhé.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi. Chúc các bạn thành công nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên