Cách sửa router và modem khi bị lỗi không thể kết nối Internet

Cách sửa router và modem khi bị lỗi không thể kết nối Internet

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

27.990.000₫
26.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
21.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

26.990.000₫
26.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
32.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
24.490.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
Mục lục

Hướng dẫn bạn một số cách để sửa lỗi router và modem không thể kết nối Internet.

Đang lướt TikTok, xem YouTube ngon lành mà bị rớt mạng là một cảm giác không hề vui vẻ một chút nào. Các bạn có thể gọi tổng đài nhờ hỗ trợ, nhưng có thể phải chờ lâu và nhiều khi lỗi lại nằm ở cục router hoặc modem chứ không phải là từ phía nhà mạng. Do đó, bạn có thể thử những cách mà GVN 360 nêu trong bài viết này để có thể sửa router hoặc modem, kết nối lại với thế giới loài người và không bị bỏ lỡ drama nhé.

Các nguyên nhân khiến router hoặc modem không thể kết nối Internet

sửa router

Tất nhiên, sẽ có không ít nguyên nhân khiến bạn không thể kết nối Internet, nhưng sau đây là một số nguyên nhân thường xảy ra với router hoặc modem trong nhà:

  • Dây nguồn hoặc dây tín hiệu bị lỏng
  • Dây Ethernet bị hỏng
  • Router hoặc modem bị quá nhiệt
  • Router hoặc modem chưa được cập nhật firmware mới nhất

Trước khi tiến hành sửa lỗi, bạn nên thử dùng thiết bị khác kết nối mạng WiFi xem xem được không. Nếu được thì nguyên nhân là do thiết bị mà bạn đang xài chứ không phải là do router hoặc modem. Ngược lại, nếu bạn vẫn không thể kết nối Internet thì có thể router hoặc modem của bạn đang bị lỗi đó nha.

Cách sửa router hoặc modem không thể kết nối Internet

Bạn hãy thử những cách dưới đây theo thứ tự từ trên xuống dưới. Sau mỗi cách sửa lỗi thì nên thử lại xem xem router hoặc modem đã kết nối Internet được chưa, trước khi làm tiếp bước sau nhé.

sửa router

1. Kiểm tra đèn trên router hoặc modem. Thường thì những đèn này sẽ cho bạn biết là router hoặc modem có đang được kết nối Internet hay không. Nếu không có đèn nào sáng thì router hoặc modem có thể bị lỏng dây nguồn, bạn kiểm tra lại nhé.

sửa router

2. Kiểm tra dây nguồn và dây tín hiệu, bảo đảm là không có dây nào bị lỏng lẻo. Nếu bạn nhúc nhích dây nguồn mà đèn trên cục router hoặc modem chợp tắt thì nên thay cục nguồn mới nhé. Tương tự với dây tín hiệu.

3. Khởi động lại router hoặc modem. Việc này có thể giúp “xóa sổ” một vài lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng. Và bạn cũng nên khởi động lại router lẫn modem luôn cho chắc cú nhé.

sửa router

4. Ngắt kết nối với toàn bộ thiết bị đang kết nối. Nếu bạn có quá nhiều thiết bị kết nối vào mạng trong nhà (thiết bị thông minh, máy tính, điện thoại,…) thì router hoặc modem có thể bị quá tải. Bạn hãy ngắt kết nối tất cả thiết bị, khởi động lại router và modem, sau đó thử kết nối lại nhé.

5. Cắm máy tính trực tiếp vào router hoặc modem. PC hoặc laptop của bạn thường sẽ có cổng Ethernet (RJ45) để bạn nối dây mạng với router hoặc modem. Nếu bạn nối với modem và vào được mạng thì nguyên nhân có thể nằm ở cục router. Còn nếu bạn nối với router và vào được mạng thì có thể thiết lập WiFi có vấn đề.

6. Để modem hoặc router ở nơi thoáng mát. Nếu modem hoặc router của bạn hay tự động reset khởi động lại thì nguyên nhân có thể là do bị quá nhiệt. Hãy để nó ở nơi thông thoáng, đừng nhét vào góc kẹt, gần nguồn nhiệt hoặc nơi ẩm ướt nhé.

7. Cập nhật firmware cho router và modem. Thường thì những bản cập nhật sẽ giúp router hoặc modem chạy ổn định hơn, khắc phục một số lỗi nhất định. Bạn có thể tìm xem router hoặc modem mình đang xài là mẫu nào để tải đúng firmware về cài nhé.

8. Đổi kênh WiFi. Có thể router hoặc modem của bạn được thiết lập để kết nối tất cả thiết bị vào trong 1 kênh WiFi hoặc 1 băng tần WiFi duy nhất. Nếu được, bạn hãy vào thiết lập của router hoặc modem để chỉnh lại phần này để chia tải cho phù hợp hơn nhé.

sửa router

9. Reset thiết lập của router hoặc modem. Thường thì trên router hoặc modem sẽ có 1 cái nút hoặc lỗ nhỏ, gần các cổng cắm dây. Bạn ấn vào đó để reset các thiết lập nhé. Tuy nhiên, việc này sẽ xóa luôn cả những thiết lập mà nhà mạng đã cài đặt cho bạn lúc lắp đường dây Internet. Đối với router, bạn có thể làm theo sách hướng dẫn để cài đặt lại cho đúng. Còn đối với modem thì bạn đặc biệt cẩn thận nhé, vì nó sẽ xóa tên và mật khẩu mà bạn dùng để truy cập Internet đó. Nếu bạn không biết cách thiết lập lại modem sau khi reset thì tốt nhất là nên bỏ qua bước này nhé.

10. Liên hệ với nhà mạng để xem xem khu vực mà bạn đang ở có bị lỗi đường truyền gì hay không, hoặc là phía nhà mạng có đang bị lỗi hệ thống hay là đang bảo trì gì hay không. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể cử nhân viên xuống nhà bạn để kiểm tra cho chắc cú.

Hi vọng những cách trên sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi router hoặc modem không kết nối mạng nhé. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: LifeWire

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên