Cảm thấy khó chịu khi Windows 10 liên tục bị mất kết nối wifi? Đây là cách bạn xử lý

Cảm thấy khó chịu khi Windows 10 liên tục bị mất kết nối wifi? Đây là cách bạn xử lý

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

19.990.000₫
14.990.000₫ -25%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
20.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Mất kết nối wifi có thể nói là một lỗi gây ức chế nhất cho người dùng Windows 10, nhất là trong thời buổi mà wifi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống người dùng như hiện nay. Hay nói cụ thể hơn là trong các trận đấu rank quyết định thứ hạng của bản thân, chẳng ai muốn đang hăng máu combat mà lại bị đứng hình do mất kết nối mạng để rồi thua một trận đấu vì lý do ngớ ngẩn như vậy. Với lại thà mất một lần thì không sao chứ còn mất nhiều lần, mất liên tục thì nói thật chỉ muốn nghỉ khỏe không chơi nữa.

Vậy làm thế nào sửa lỗi mất kết nối wifi liên tục trên Windows 10 để xóa bỏ lời nguyền “thắng bại tại wifi”? Đơn giản thôi, các bạn chỉ cần áp dụng 10 cách trong bài hướng dẫn này là được. Tuy nhiên, trước khi đi vào cụ thể 10 cách này thì các bạn có thể áp dụng 3 mẹo nhỏ này trước nhé:

  • Ngắt kết nối wifi trên Windows 10 rồi bật lại bằng cách bấm Ctrl + A để mở Action center, sau đó bật chế độ máy bay rồi đợi một lúc sau đó tắt chế độ máy bay và kết nối lại.
  • Khởi động lại router ví có thể nguyên nhân nằm ở chính chiếc router của bạn. Bạn tắt router đi, đợi một chút rồi bật lại.
  • Kiểm tra thử xem hiện tượng mất kết nối wifi liên tục có xảy ra với các thiết bị khác nhau như điện thoại hay ipad hay không. Nếu có thì nguyên nằm ở router hoặc nhà mạng bạn đang sử dụng. Hãy thử liên lạc với họ để nhờ trợ giúp nhé.

Còn bây giờ chúng ta sẽ đi cụ thể vào từng cách sửa lỗi mất kết nối wifi trên Windows 10.

Cách 1: Sử dụng công cụ network troubleshooter

Đây là một công cụ được tích hợp sẵn bên trong Windows 10, bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm và sửa những vấn đề liên quan tới kết nối mạng.

Bước 1: Bấm Windows + I để mở Settings rồi chọn mục Update & Security..

Bước 2: Chọn mục Troubleshoot ở bên trái rồi tìm và chọn dòng Additional troubleshooters ở phía bên phải.

Bước 3: Chọn mục Internet Connections rồi chọn Run the troubleshooter.

Bước 4: Làm theo các bước hướng dẫn rồi restart lại máy.

Cách 2: Xóa DNS

Kết nối wifi thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi DNS, nhưng nếu bạn gặp vấn đề liên quan tới DNS thì bạn sẽ không thể truy cập vào bất kỳ một trang web nào dù cho máy tính vẫn kết nối được wifi.

Bước 1: Mở Start Menu, gõ Command Prompt rồi chọn Run as administrator.

Bước 2: Copy paste dòng code dưới đây vào rồi Enter:

,code>ipconfig /flushdns

Sau đó, chờ cho quá trình xóa DNS hoàn thành thì restart lại máy.

Cách 3: Reset lại Network adapter

Giống như router, Network adapter đôi khi cũng sẽ gặp lỗi nên bạn có thể thử reset lại Network adapter để xem có sửa được lỗi không.

Bước 1: Bấm Windows + I để mở Settings rồi chọn Network and Internet.

Bước 2: Chọn mục Status ở phía bên trái rồi tìm và chọn dòng Network reset ở phía bên phải rồi bắt đầu quá trình reset.

Cách 4: Tắt VPN

Nếu bạn đang sử dụng VPN thì hãy thử tắt nó đi vì có thể ứng dụng mà bạn đang sử dụng không tương thích với Windows 10, hoặc là bạn chưa cài đúng driver để VPN có thể kết nối và duy trì kết nối. Hãy thử tắt VPN và kiểm tra xem hiện tượng mất kết nối wifi còn xảy ra không.

Cách 5: Tắt phần mềm diệt virus của bên thứ 3 và bật Windows Defender

Nếu như bạn đang sử dụng các phần mềm diệt virus của bên thứ 3 thì hãy thử tắt nó đi và sử dụng Windows Defender. Bởi vì một số phần mềm diệt virus có luật quét virus rất nghiêm ngặt nên chúng thường có xu hướng chặn rất nhiều kết nối mạng mà chúng cho là không an toàn. Nếu sau khi tắt phần mềm diệt virus mà lỗi mất kết nối wifi không còn nữa thì bạn có thể chuyển qua sử dụng Windows Defender luôn hoặc thêm kết nối wifi của bạn vào danh sách toàn của phần mềm diệt virus.

Cách 6: Thay đổi các cài đặt trong Power Management

Nếu như hiện tượng mất kết nối wifi thường xuyên xảy ra khi bạn không sử dụng máy tính một thời gian hoặc sau khi bạn cho máy tính thoát khỏi chế độ Sleep thì có khả năng là do hệ thống của bạn đã tự động tắt wifi đi. Đây hoàn toàn là một tính năng nhằm tiết kiệm điện của Power Management nên bạn hoàn toàn có thể tắt tính năng này đi.

Bước 1: Mở Start Menu Device Manager rồi Enter.

Bước 2: Bấm vào dấu mũi tên kế bên mục Network Adapter để mở rộng mục đó ra. Sau đó double click lên con chip mạng của bạn.

Bước 3: Chọn mục Power Management rồi bỏ chọn ô Allow the computer to turn off this device to save power. Sau đó khởi động lại máy.

Cách 7: Quên Wifi và đăng nhập lại

Khi bạn đưa máy tính vào vùng kết nối của 2 loại wifi mà máy tính đã từng đăng nhập rồi thì đôi khi sẽ xảy ra trường hợp Windows 10 sẽ tự động ngắt kết nối wifi đang sử dụng để chuyển sang kết nối với wifi còn lại. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn cho Windows 10 quên đi các wifi mà không bạn sử dụng để nó chỉ có thể tập trung kết nối với 1 wifi duy nhất.

Bước 1: Bấm Windows + I rồi chọn Network & Internet.

Bước 2: Chọn mục Wifi bên trái rồi chọn dòng Manage known networks bên phải.

Bước 3: Click vào wifi mà muốn Windows 10 quên đi rồi chọn Forget. Tại đây bạn có thể chọn forget tất cả các wifi mà Windows 10 đã từng kết nối.

Bước 4: Kết nối lại wifi mà bạn đã forget.

Cách 8: Gỡ cài đặt và cài đặt lại network adapter

Việc gỡ cài đặt và cài đặt lại network adapter sẽ cho pháp bạn reset cứng network adapter.

Bước 1: Mở Device Manager rồi mở rộng mục Network Adapters.

Bước 2: Click chuột phải vào card wifi của bạn rồi chọn Uninstall the device rồi restart máy.

Bước 3: Mở Device Manager rồi chọn Scan for hardware changes button. Windows 10 sẽ tự động tải và cài đặt lại Network Adapter.

Bước 4: Khởi động lại máy.

Cách 9: Tắt tính năng Wifi Sense

*Lưu ý: Tính năng này chỉ khả dụng ở một số hệ thống nhất định.

Windows 10 có một tính năng gọi là Wifi Sense cho phép bạn kết nối với mạng được tạo ra bởi danh bạ của bạn. Mặc dù tính năng này được sử dụng nhiều nhưng đôi khi nó cũng gây ra các vấn đề về mất kết nối wifi.

Bước 1: Bấm Windows + I để mở Settings rồi chọn Networks & Internet.

Bước 2: Chọn mục Wifi rồi chọn Manage Wifi settings.

Bước 3: Tắt 2 mục Connect to suggested open hotspotsConnect to networks shared by my contacts.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên