Cẩn thận khi cắm cổng nguồn 16-pin 12VHPWR trên card màn hình nha, có trường hợp bị cháy rồi đó

Cẩn thận khi cắm cổng nguồn 16-pin 12VHPWR trên card màn hình nha, có trường hợp bị cháy rồi đó

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Cứ tưởng là 1 dây nguồn 16-pin 12VHPWR sẽ gọn gàng, tinh giản hơn 3 dây 8-pin PCIe; vậy mà nó vừa mất thẩm mỹ vừa không thực tiễn các bạn ạ.

Cùng với đợt ra mắt card đồ họa đầu bảng NVIDIA GeForce RTX 4090, chúng ta cũng bắt đầu làm quen với chuẩn đầu cắm nguồn 12+4 pin ATX 12VHPWR. Thậm chí, một số card custom cũng dùng cổng này luôn, thay vì là cổng 8-pin PCIe như truyền thống. Nhìn be bé vậy thôi chứ nó có khả năng cấp đến 600 W điện liên tục cho con card lận đó, và nó có thể chịu tải tăng đột ngột (excursion) đến 200% trong thời gian ngắn.

nguồn 12VHPWR

Thông thường, việc cắm 1 cổng nguồn 16-pin sẽ đơn giản và gọn gàng hơn rất nhiều so với việc cắm đến 3 cổng 8-pin. Tuy nhiên, thực tế thì cổng 16-pin lại có một số điểm khá là bất cập. Trước hết, gần như tất cả mẫu card RTX 4090 custom đều có chiều dài bảng mạch PCB chỉ chiếm khoảng 2/3 chiều dài tổng của con card, vì thế nên cổng nguồn sẽ nằm đâu đó gần ngay giữa, làm mất đi tính thẩm mỹ của chiếc card.

Ngoài ra, nó còn gây ra 1 vấn đề nghiêm trọng hơn nữa các bạn ạ. Buildzoid của kênh Actually Hardcore Overclocking (nổi tiếng với những video chuyên sâu về hệ thống cấp điện của các linh kiện PC) mới đây có phát hiện ra một vấn đề tiềm ẩn với cổng cắm nguồn này.

CableMod – một công ty nổi tiếng chuyên làm những sợi dây nguồn custom để kết nối với PSU – đã thiết kế ra dây nguồn 12VHPWR custom có thể cắm vào nhiều đầu ra 12 V trên bộ nguồn modular, sau đó chuyển nó thành 1 đầu 16-pin 12VHPWR. Đi kèm với đó là kha khá lưu ý khi sử dụng sợi dây này, trong đó có 1 điều đáng quan ngại nhất là CableMod khuyên người dùng không nên bẻ dây cáp chỗ gần đầu cắm theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Nếu cần phải bẻ đường dây thì phải bẻ cách đầu cắm một đoạn dài ít nhất là 3,5 cm, giúp hạn chế tình trạng các chân pin trong đầu cắm phải chịu quá nhiều áp lực khi dây bị bẻ cong (để đi dây cho gọn).

Kết hợp điều này với thiết kế của RTX 4090 đã bự sẵn, và thế là chúng ta đã có 1 cổng nguồn không hề thực tiễn một chút nào đối với hầu hết thùng PC có kích thước mid-tower hiện nay, do nó sẽ khiến dây nguồn bị đè sát vào mặt hông, chẳng còn chỗ để mà đi dây nữa. Nếu bạn cố gắng vặn vẹo khúc dây chỗ gần đầu cắm để nó cong theo đúng ý của bạn thì điều này có thể làm các chân pin của đầu cắm tiếp xúc không đúng, và đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chập cháy.

RTX 4090 Adapter burned from nvidia

Vừa rồi, trên diễn đàn Reddit đã có 1 số thành viên phản ánh về tình trạng đầu cắm 16-pin 12VHPWR của họ bị nóng chảy khi kết nối với card RTX 4090. Nguyên nhân có thể là do nó bị quá nhiệt hoặc bị đoản mạch do các chân tiếp xúc không đúng. Đây là sợi dây adapter chính chủ của Nvidia, dùng để chuyển 4 đầu 8-pin PCIe thành 1 đầu 16-pin 12VHPWR. Bản thân chiếc card dường như vẫn hoạt động bình thường.

Aris Mpitziopoulos – một reviewer chuyên về PSU kiêm biên tập viên của kênh YouTube Hardware Busters – đã đăng 1 video phân tích chi tiết về vấn đề này. Ông cho biết lỗi không hẳn là nằm ở thiết kế của dây 12VHPWR và là nằm ở việc người dùng bẻ cong đầu cắm nguồn quá mức khi đi dây.

Ngoài ra, Hasan Mujtaba đến từ trang Wccftech cũng đã chia sẻ bài thử nghiệm của đội Galax XOC (Brazil). Kết quả là nếu đầu cắm bị lỏng chân pin, nó có thể khiến nhiệt độ của sợi dây tăng đáng kể.

Tóm tắt ý chính:

  • Trên diễn đàn Reddit có 1 số thành viên phản ánh về tình trạng đầu cắm 16-pin 12VHPWR của họ bị nóng chảy khi kết nối với card RTX 4090
  • Aris Mpitziopoulos – reviewer chuyên về PSU kiêm biên tập viên của kênh YouTube Hardware Busters – cho biết lỗi có thể nằm ở việc người dùng bẻ cong đầu cắm nguồn quá mức khi đi dây
  • Bài thử nghiệm của đội Galax XOC cũng cho thấy nếu đầu cắm bị lỏng chân pin, nó có thể khiến nhiệt độ của sợi dây tăng đáng kể
  • CableMod – hãng chuyên làm dây nguồn custom – khuyên người dùng không nên bẻ dây cáp 16-pin chỗ gần đầu cắm theo chiều dọc hoặc chiều ngang
  • Nếu cần phải bẻ đường dây thì phải bẻ cách đầu cắm một đoạn dài ít nhất là 3,5 cm, giúp hạn chế tình trạng các chân pin phải chịu quá nhiều áp lực khi dây bị bẻ cong

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: TechPowerUp

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên