Chrome, Firefox và Microsoft Edge đâu là ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu trình duyệt web tốt nhất 2020

Chrome, Firefox và Microsoft Edge đâu là ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu trình duyệt web tốt nhất 2020

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

27.990.000₫
26.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

24.990.000₫
24.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Mục lục

Có thể nói “trình duyệt web nào là trình duyệt web tốt nhất?” là câu hỏi muôn thuở gây tranh cãi giữa các “fan hâm mộ” của 3 trình duyệt cực kỳ nổi tiếng hiện nay đó là Chrome, Firefox và Microsoft Edge. Nếu so sánh giữa một thứ phải trả phí và một thứ có thể dùng miễn phí thì thông thường những thứ trả phí sẽ có một hoặc nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Tuy nhiên, do cả 3 trình duyệt này đều miễn phí và đều rất dễ tìm và tải từ trên mạng về nên cũng khá là khó để các bạn có thể đưa ra quyết định, trừ khi các bạn đã trải nghiệm đủ lâu cả 3 trình duyệt trên.

Trong bài viết này, mình sẽ nêu ra các đặc điểm của Chrome, Firefox và Microsoft Edge và bài test thực tế rồi dựa trên đó quyết định xem đâu là trình duyệt tốt nhất.

Trình duyệt web tốt nhất: Google Chrome

Không cần nói chắc các bạn cũng biết đó là Chrome rất phổ biến và lý do tại sao nó phổ biến cũng rất là chính đáng. Với các tính năng mạnh mẽ, tích hợp đầy đủ tài khoản Google, đồng thời còn sở hữu một hệ sinh thái tiện ích mở rộng (extension) cực kỳ phong phú, và một phiên bản ứng dụng dành riêng cho điện thoại di động. Đó là còn chưa kể Chrome thậm chí còn chặn một số các quảng cáo không tuân thủ tiêu chuẩn công nghiệp (industry standard). Từ những yếu tố trên thì cũng dễ hiểu tại sao Chrome lại trở thành một tiêu chuẩn vàng cho các trình duyệt web.

Với việc ứng dụng Chrome được cài sẵn trên các nền tảng chính không những khiến cho các dữ liệu của bạn được đồng bộ hóa dễ dàng hơn, mà còn giúp cho việc duyệt web giữa nhiều thiết bị khác nhau cũng trở nên đơn giản hơn. Bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản Google của bạn vào một thiết bị thì tất cả các Bookmarks, các cài đặt, dữ liệu đã lưu hay ngay cả các tiện ích đều sẽ được đồng bộ hóa và xuất hiện trên thiết bị mới này. Mặc dù đây là tính năng tiêu chuẩn mà bạn có thể kiếm thấy trên các nền tảng khác, nhưng nếu nói về khả năng tích hợp của Chrome thì không ai sánh kịp.

Chrome ra mắt phiên bản Chrome 69 vào năm 2018 để tổ chức sinh nhật lần thứ 10 của trình duyệt này và đi kèm theo đó là một số tính năng mới và một giao diện được thiết kế lại một cách trực quan hơn. Giao diện người dùng được bo tròn nhìn mượt mà hơn, cắt bỏ góc cạnh sắc nhọn đi để mang lại một nét thẩm mỹ dịu dàng và hấp dẫn hơn. Các tab cũng trở nên dễ nhận diện hơn nhờ các biểu tượng của các trang web bên trong tab đó, khiến cho mọi thứ trở nên hoàn hảo đối những người dùng mở một số lượng lớn tab trong cùng 1 cửa sổ.

Ngoài ra, trình quản lý mật khẩu của Chrome cũng sẽ tự động xuất hiện và đề xuất các loại mật khẩu mạnh khi người dùng tạo tài khoản mới trên trang web. Mục yêu thích của người dùng cũng dễ truy cập hơn và bạn có thể quản lý chúng ở trang tab mới. Các bản cập nhật gần đây của Chrome có thêm chế độ Dark Mode dành cho cả 2 hệ điều hành Windows lẫn MacOS. Thêm vào đó nữa là khả năng tùy chỉnh tab mới tốt hơn, tính năng xem trước tab khi bạn huơ chuột lên nó, và tính năng cảnh báo (in-browser warning) nếu mật khẩu của bạn bị rò rỉ (data breach). Chrome cũng có tính năng tắt thông báo để giúp bạn tránh bị các trang web “tấn công” bạn với các yêu cầu hãy bật thông báo của trang web cho trình duyệt.

Giải pháp thay thế Chrome tốt nhất: Mozilla Firefox

Mặc dù mình xếp Firefox ở vị trí thứ 2 nhưng Firefox lại đứng rất rất sát phía sau Chrome như thế chỉ bước thêm một bước nữa là tới. 

Có thể nói, Mozilla đã có những bước tiến thực sự để biến trình duyệt web này trở nên hiện đại hơn nhờ những nỗ lực như nâng cấp lên Firefox Quantum và giải pháp thay thế tập trung vào thực tế ảo như Firefox Reality. Cách đây không lâu, Firefox cũng tạo lại giao diện quen thuộc của trình duyệt chờ cũ nhưng nhìn gọn gàng và hiện đại hơn nhiều so với giao diện của một trình duyệt web nên có. Ngoài ra thì Firefox còn giới thiệu cho người dùng một chế độ khác đó là duyệt web không cần mật khẩu.

Tuy nhiên, những thay đổi mình vừa kể trên mới chỉ là bề nổi mà thôi, một số thay đổi về kỹ thuật bên trong mới thật sự là ấn tượng. Cụ thể như Firefox Quantum được thiết kế để có thể tận dụng được khả năng của các CPU đa nhân theo cái cách mà các đối thủ cạnh tranh khác của Firefox chưa làm. Mặc dù nó sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn trong trải nghiệm duyệt web hằng ngày của bạn nhưng Mozilla hy vọng thiết kế này sẽ mang lại lợi thế cho Firefox trong tương lai, và cũng bởi vì là thiết kế dành cho tương lai nên Firefox Quantum có một vị thế rất tốt trong việc tận dụng được các CPU mới, mạnh hơn, nhanh hơn xuất hiện qua từng năm.

Các bản cập nhật gần đây bao gồm các tính năng như cải thiện bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn với trình hỗ trợ chống theo dõi, cải thiện đồng bộ hóa mật khẩu trên nhiều thiết bị, cải thiện khả năng đọc, cảnh báo vi phạm, rò rỉ thông tin được tích hợp sẵn và một bảng điều khiển kỹ thuật số Dashboard Protection. Tất cả những tính năng trên đã tóm tắt cho bạn thấy cách mà Firefox thực hiện để bảo vệ quyền riêng tư của bạn khi duyệt web.

Bên cạnh đó, Firefox cũng có ứng dụng dành riêng cho điện thoại và đặc biệt là phiên bản này cũng có cả Firefox Quantum. Điều này khiến cho ứng dụng Firefox trên điện thoại có thể xử lý nhanh và đáng sử dụng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, bạn chỉ cần tải ứng dụng Firefox về điện thoại là bạn đã có thể đồng bộ hóa và chia sẻ các Bookmark giữa các thiết bị với nhau, tuy nhiên bạn sẽ cần phải đăng ký một tài khoản Firefox riêng. Nói chung khá là đáng tiếc khi khả năng quản lý các cài đặt trên nhiều nền tảng của Firefox lại không được liền mạch như Chrome.

Mặc dù đã qua nhiều lần cập nhật lớn, Firefox vẫn giữ lại cho mình một giao diện thoải mái và quen thuộc. Bên cạnh đó, cũng bởi vì Firefox ra đời lâu hơn Chrome nên một số ứng dụng web cũ (các ứng dụng web mà bạn có thể gặp ở các trường đại học hay nơi làm việc) vẫn có thể hoạt động tốt hơn trên Firefox so với Chrome.

Tóm lại, Firefox tập trung vào quyền riêng tư nhiều hơn Chrome và cũng tương đối nhanh. Tuy nhiên, tính năng của nó lại không hoàn toàn mở rộng ở những nơi khác.

Trình duyệt web tiềm năng nhất: Microsoft Edge

Edge là một trình duyệt web được tích hợp sẵn trong Windows 10 bởi Microsoft, nó sử dụng công cụ duyệt web nội bộ và được cập nhật cùng lúc với hệ điều hành. Tuy nhiên, dự án này lại được cho là một thất bại bởi Edge vẫn không thể giành được thị phần đáng kể mặc dù Edge đang đóng vai trò là một trình duyệt web mặc định.

Để đáp lại những kỳ vọng của người dùng, Microsoft đã làm lại Edge bằng cách sử dụng engine mã nguồn mở Web Chromium. Phiên bản mới của Edge ra mắt vào ngày 5 tháng 2 năm 2020 như một trình duyệt độc lập và riêng biệt thay thế cho phiên bản được tích hợp. Bây giờ thì Edge đã trở thành một phần của Windows 10 sau bản cập nhật 2004. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tải Edge cho các phiên bản windows 10 trước khi cập nhật bản 2004. 

Thoạt nhìn thì giao diện và cách sử dụng Microsoft Edge khá giống Chrome.  Nó cũng nhắc bạn nhập thanh dấu trang, thanh công cụ và các cài đặt khác của Chrome. Ngoài ra, Edge cũng hỗ trợ các tiện ích của Chrome mặc dù trình duyệt sẽ dẫn bạn tới Microsoft Store để cài các tiện ích bổ sung. Bạn cũng cần phải truy cập cửa hàng Chrome theo cách thủ công để cài đặt bất cứ thứ gì không được liệt kê trong kho lưu trữ của Microsoft.

Tuy nhiên, Edge thì vẫn là Edge chứ không phải Chrome. Theo như các trang tin tức rò rỉ thì Microsoft vô hiệu hóa rất nhiều tính năng bao gồm tính năng API duyệt web an toàn của Google, chặn quảng cáo, nhập liệu bằng giọng nói và các dịch vụ tập trung vào Google.v.v.

Điểm đáng giá nhất của Edge chính là hiệu năng bởi Microsoft đã tối ưu hóa rất tốt Edge dựa trên nhân Chromium cho Windows 10. Để lấy ví dụ so sánh cụ thể, mình đã load 6 trang/tab giống nhau trong Chrome và Edge. Kết quả đạt được khi quan sát Task Manager là Chrome ăn tới 1.4GB RAM còn Microsoft Edge chỉ ăn có 665MB RAM. Có thể nói đây là tin vui cho những bạn nào đang sở hữu một bộ PC với mức dung lượng bộ nhớ khiêm tốn. 

Microsoft Edge cũng cung cấp cho người dùng các cài đặt bảo mật đơn giản hơn Chrome. Đối với Chrome, bạn chỉ có một vài bảng điều khiển riêng biệt để duyệt web an toàn, hay các request về “không theo dõi”.v.v. Còn đối với Edge thì bạn sẽ được cung cấp giao diện thân thiện hơn bao gồm 3 cấp bậc là Basic (cơ bản), Balanced (cân bằng) và Strict (nghiêm ngặt). Nếu bạn chọn Balanced làm chế độ mặc định, nhiều trang web sẽ yêu cầu bạn tắt tính năng chặn cửa sổ pop-up bật lên của các trang web đó mặc dù bạn không có cài thủ công tính năng chặn cửa sổ pop-up.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy Microsoft Edge ở thời điểm hiện tại hứa hẹn rất nhiều tiềm năng. Nó còn có phiên bản dành cho hệ điều hành MacOS và iOS giúp cho những người dùng Mac có thêm những lựa chọn khác để sử dụng ngoài Safari.

Test Benchmark Chrome, Firefox và Edge

Trước khi đi sâu vào các bài test, các bạn cũng nên lưu ý rằng hầu hết các trình duyệt web hiện nay đều tương thích với các tiêu chuẩn web và có khả năng xử lý mọi thứ tương đối dễ dàng. Một người dùng thông thường có thể sẽ không nhận thấy rõ được sự khác biệt về tốc độ hiển thị giữa 3 trình duyệt web hiện đại này bởi cả 3 đều nhanh hơn và tốt hơn so với các phiên bản của chúng vài năm trước đây. 

Về phần Benchmark thì cấu hình dùng để test là desktop với CPU Intel Core i7-6820HK, 32GB RAM, SSD 1TB và tất cả các trình duyệt đều được cài đặt bình thường (clean install) của các phiên bản mới nhất kể từ tháng 9 năm 2020, và tất cả trình duyệt sẽ đều chạy ở thiết lập mặc định của chúng. 

Bài test đầu tiên là JetStream.

JetStream là một JavaScript và WebAssembly benchmark, nó sẽ test thử xem tốc độ khởi động của các trình duyệt web nhanh tới mức nào và khả năng thực thi mã hay quá trình duyệt web có trơn tru hay không. 

Qua kết quả trên chúng ta có thể thấy được rằng điểm số của 2 trình duyệt sử dụng nhân Chromium đều lấn át số điểm của Firefox. Điều này là do Firefox hiển thị một cửa sổ pop-up khi khởi động đã khiến cho trình duyệt này chạy chậm hơn. Còn đối với Edge thì Microsoft cần nhiều thời gian cải tiến hơn để bắt kịp với hiệu suất của Chrome.

Bài test tiếp theo là Speedometer.

Speedometer đo lường mức độ phản hồi của một trình duyệt đối với các ứng dụng web bằng cách thêm liên tục một số lượng lớn các item vào danh sách To-do list. 

Trong bài test này thì Microsoft Edge và Chrome đang dí rất sát nhau mặc dù điểm số của Chrome vẫn cao hơn, trong khi đó thì Firefox lại rơi vào vị trí cuối bảng.

Tóm lại, Chrome là trình duyệt nhanh nhất trong cả 3 trình duyệt với số điểm đầu bảng ở cả 2 bài test.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Nguồn: digitaltrends

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên