Chuẩn nguồn ATX 3.0 là gì mà lại có đầu 16-pin dành cho “quái vật” RTX 3090 Ti? Đây là câu trả lời cho bạn

Chuẩn nguồn ATX 3.0 là gì mà lại có đầu 16-pin dành cho “quái vật” RTX 3090 Ti? Đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Mời các bạn cùng tìm hiểu chuẩn nguồn ATX 3.0 vừa mới được Intel giới thiệu cách đây ít lâu nhé.

Bộ nguồn (PSU) dành cho PC không có nhiều thay đổi trong những năm qua. Tuy nhiên, mới đây đã có thêm một chuẩn nguồn mới sở hữu đầu 16-pin độc đáo vừa xuất hiện trên con card RTX 3090 Ti. Chuẩn này gọi là ATX 3.0 và nó được Intel thiết kế dành cho những con GPU hiệu năng cao. Vậy điểm khác biệt của nó so với thế hệ tiền nhiệm là gì? Mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguồn ATX 3.0 thay đầu PCIe 8-pin truyền thống bằng đầu 12VHPWR 16-pin “thông minh”

Đầu tiên, thứ dễ thấy nhất là đầu nối vào card màn hình đã thay đổi. Thay vì sử dụng đầu PCIe 8-pin như trước giờ, nguồn ATX 3.0 sẽ dùng đầu 16-pin gọi là 12VHPWR (12 Volts, High Power). Bất kì bộ nguồn nào đạt công suất cao hơn 450W thì theo lý thuyết, nó sẽ có đầu 12VHPWR. Mục đích là giúp tinh giản quá trình ráp PC. Thay vì mỗi card đồ họa yêu cầu cắm đầu PCIe 6-pin hoặc 8-pin với số lượng khác nhau, card đồ họa thế hệ mới chỉ cần đúng 1 đầu 12VHPWR 16-pin mà thôi, ngay cả khi đó là chiếc card ngốn điện đi chăng nữa.

Nôm na thì bạn có thể so sánh nó như là USB-C vậy. Đây sẽ là một chuẩn kết nối duy nhất nhưng có thể cấp nhiều mức điện năng khác nhau, tùy theo từng trường hợp sử dụng. Theo lý thuyết, đầu kết nối sẽ được ghi con số Watt mà nó hỗ trợ: 150W, 300W, 450W, hoặc 600W.

Trong số 16 chân pin này, bạn sẽ thấy có 4 chân pin nhỏ hơn các chân pin còn lại. Nhiệm vụ của nó là giúp bộ nguồn và card đồ họa có thể giao tiếp với nhau. Cụ thể hơn thì 4 chân pin này cho phép PSU báo với GPU rằng nó mạnh đến mức nào. Chẳng hạn, nếu bạn có một con card đầu bảng to nạc, nhưng bộ nguồn lại không đủ “đô” để kéo con card thì nó có thể nói cho GPU biết điều này, và GPU sẽ hạ mức điện áp trần (power limit) xuống mức phù hợp với bộ nguồn hiện tại.

Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng card hoạt động không ổn định do ngốn điện nhiều hơn khả năng cung cấp của bộ nguồn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là hiệu năng GPU của bạn sẽ bị hạn chế do bộ nguồn không “môn đăng hộ đối” với mức độ ngốn điện của GPU. Vì thế cho nên bạn cần phải đảm bảo rằng bộ nguồn của bạn đủ khả năng “cân” được chiếc card đồ họa nói riêng và toàn bộ PC nói chung nhé.

Nguồn ATX 3.0 còn giúp đảm bảo hiệu năng và độ bền của GPU

Tuy nhiên, đầu 16-pin không phải là thứ duy nhất mới có mặt trên bộ nguồn ATX 3.0 đâu nhé. Một trong những tính năng mới xuất hiện trong bộ nguồn này là khả năng chống lại tình trạng điện áp đột nhiên nhảy vọt (spike resistance), và đây cũng là một tính năng tốt cho GPU. Thông thường, card đồ họa khi chạy sẽ ngốn một lượng điện nhất định, có thể trồi sụt nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, đôi lúc con card sẽ bất chợt ngốn một lượng điện nhiều hơn bình thường, và hiện tượng nhảy vọt này chỉ xảy ra trong tích tắc rồi trở về trạng thái bình thường.

ATX 3.0 được sinh ra một phần là để giải quyết tình trạng này bằng cách yêu cầu những bộ nguồn đạt chuẩn phải đủ khả năng cung cấp lượng điện nhiều gấp đôi lượng điện ghi trên nhãn, và nó phải cung cấp liên tục trong vòng 10 micro giây. Ngoài ra, bộ nguồn còn phải làm được điều này trong 10% thời gian mà nó chạy. Do đó, bộ nguồn ATX 3.0 có thể sẽ mắc hơn do linh kiện bên trong xịn sò hơn.

Những ưu điểm khác của nguồn ATX 3.0

Trường hợp bạn không xài GPU thế hệ mới thì bộ nguồn ATX 3.0 vẫn có một số lợi ích nhất định dành cho bạn nhé. ATX 3.0 sẽ có tuổi thọ lâu hơn vì nó có thể chịu được 175.200 lần tắt/mở mỗi năm. Để dễ hình dung hơn thì con số này tương đương với việc mỗi ngày bạn tắt/mở máy tính 480 lần trong suốt vòng đời của sản phẩm. ATX 3.0 còn giúp máy tính bật lên nhanh hơn nữa nhé.

Hiệu suất của bộ nguồn này cũng được cải thiện, nhất là khi PC của bạn không làm việc nặng. Lý do là vì PSU ATX 3.0 phải đạt mức hiệu suất (efficiency) trên 60% ngay từ khi lúc tải chỉ 10 W (hoặc là mức tải đạt 2% so với công suất tối đa ghi trên nhãn).

Hơn nữa, theo thông tin từ Intel thì chúng ta sẽ có một hệ thống chứng nhận mới đến từ Cybernetics Labs. Nó khá là giống với hệ thống 80 Plus quen thuộc, nhưng Cybernetics sẽ đánh giá bộ nguồn theo tiêu chí độ ồn và hiệu suất. Hệ thống này sẽ giúp người dùng nhìn phát biết ngay PSU ồn đến mức nào.

Bạn chưa cần vội mua nguồn ATX 3.0 đâu nhé

Vậy thì bạn có nhất thiết phải tính thêm tiền để mua bộ nguồn mới khi chuẩn bị nâng cấp card đồ họa hay không? Do ATX 3.0 vẫn là một chuẩn mới ra mắt cách đây ít lâu, và bộ nguồn ATX 3.0 cũng phải mất một thời gian mới phổ biến trên thị trường được (nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ), nên khoan vội tống khứ bộ nguồn mà bạn đang xài nhé.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên