Có nên dùng lại dây cáp cũ cho PSU mới không, đây là câu trả lời cho bạn

Có nên dùng lại dây cáp cũ cho PSU mới không, đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Khi anh em build hoặc nâng cấp bộ PC thì nguồn là thứ gây bối rối nhất vì không không phải ai cũng hiểu rõ về điện. Và nếu anh em mua một bộ nguồn modular mới nhưng thích dùng lại dây cáp cũ thì cũng đừng cắm sang nguồn mới, vì nó có thể làm hư bộ nguồn mới hoặc linh kiện của PC. Vậy tại sao chúng ta không nên cắm cáp của bộ nguồn này sang bộ nguồn khác, mời anh em cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Khác biệt về hình dạng của cổng cắm cáp trên nguồn

Nếu anh em để ý thì mỗi sợi cáp đều có hai đầu, một đầu cắm vào linh kiện, một đầu cắm vào cổng cấp điện trên nguồn. Đầu cắm vào PC thì có hình dạng theo các chuẩn đã được quy định từ trước và không bao giờ thay đổi, chẳng hạn như cổng 24 pin cấp điện cho mainboard, cổng SATA cấp nguồn cho ổ cứng, cổng 4 pin cấp nguồn cho CPU,…

Tuy nhiên, đầu cáp cắm vào nguồn lại không theo bất kỳ quy tắc nào anh em ạ. Chẳng hạn như mấy cổng peripheral trên nguồn thì mỗi hãng sẽ làm một kiểu khác nhau. Một số hãng thì dùng cổng 6 pin giống như cổng nguồn cho card đồ họa, một số khác thì dùng cổng có dạng dẹp, một số khác như EVGA lại dùng dùng cổng 9 pin. Cổng peripheral này thường dùng để cấp điện cho các linh kiện dùng cổng SATA, Molex,…

Như vậy rào cản đầu tiên khi anh em cắm cáp từ nguồn này sang nguồn khác là hình dạng cổng cắm cáp trên các bộ nguồn không giống nhau. Nhưng nếu cổng giống nhau thì anh em cũng không nên cắm, nguyên nhân thì anh em đọc phần tiếp theo nhé.

Khác biệt về chức năng

Việc anh em cắm dây cáp của nguồn này sang nguồn khác có thể gây cháy nổ nếu anh em không có hiểu biết về điện. Để dễ hiểu hơn thì anh em có thể xem hình ví dụ bên dưới. Hình trên là minh họa cho cổng trên bộ nguồn. Hai hình dưới là đầu cắm của hai sợi cáp khác nhau, cáp A là cáp “zin”, còn cáp B là của bộ nguồn khác nhưng có hình dạng giống y hệt và cắm vào vừa khít.

Về cơ bản, chức năng của các pin (chân truyền điện) trên sợi cáp và của cổng trên nguồn phải trùng với nhau thì mọi thứ hoạt động bình thường. Ví dụ, nếu anh em cắm cáp zin vào thì hai chân COM màu đen sẽ kết nối với nhau, chân 5V màu đỏ và chân 12V màu vàng cũng kết nối với nhau, hai chân BLANK màu trắng thì không có dây điện ở đó nên không cần quan tâm.

Tuy nhiên, nếu cắm cáp B vào nguồn A thì mọi thứ sẽ khá là hên xui. Nếu linh kiện cần lấy điện từ chân 5V màu đỏ và tiếp đất bằng chân COM màu đen ở hàng pin dưới, nhưng phía nguồn thì lại xuất điện áp 3,3V và 12V từ hai vị trí này. Và lúc này thì linh kiện sẽ rất dễ bị “toang”.

Cũng có những trường hợp anh em may mắn, linh kiện chỉ lấy điện từ chân 12V và chân COM màu đen ở hàng trên thì vẫn không sao, mọi thứ đều hoạt động bình thường.

Trường hợp anh em gặp xui xẻo nhưng xài bộ nguồn xịn, có chức năng bảo vệ linh kiện, chống đoản mạch hoặc quá áp thì nguồn sẽ ngừng cấp điện ngay lập tức. Lúc đó, anh em thấy PC không hoạt động thì nên bình tĩnh tắt công tắc của bộ nguồn đi và kiểm tra lại toàn bộ dây. Nhưng nếu bộ nguồn của anh em không có các tính năng an toàn thì khả năng cao anh em sẽ nghe tiếng nổ lách tách hoặc có khi là cháy nổ hoành tráng như trong phim luôn đấy.

Bên cạnh đó, dù bộ nguồn mới cùng hãng với bộ nguồn cũ thì anh em cũng không nên dùng lại cáp của bộ nguồn cũ. Các hãng sản xuất nguồn có thể thay đổi vị trí của các pin mà không báo trước, anh em nào lỡ cắm dây nguồn cũ vào bộ nguồn mới trong trường hợp này thì vẫn có khả năng “banh xác” nhé. Nói chung, anh em mua nguồn nào thì hãy sử dụng dây cáp của bộ nguồn đó, đừng sử dụng lại dây cáp cũ chỉ vì làm biếng tháo ra, đi dây lại nhé.

Nếu có nhiều bộ cáp khác nhau thì bỏ vào hộp hoặc đánh dấu lại cáp nào của nguồn nào. Về mặt lý thuyết thì anh em vẫn có thể “lấy râu ông này cắm cằm bà kia”, miễn biết chính xác sơ đồ mạch điện; nhưng cách này chỉ dành cho các tay to và có hiểu biết về điện thôi nha anh em. Người bình thường như chúng ta thì tốt nhất cứ nguồn nào dùng bộ dây cáp của nguồn đó, không trộn lẫn với nhau nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Gamers Nexus

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên