Có nên lo lắng khi đồ sạc điện thoại bị nóng? Đây là câu trả lời cho bạn

Có nên lo lắng khi đồ sạc điện thoại bị nóng? Đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
33.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
22.990.000₫ -45%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
GEARVN - Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

23.990.000₫
13.990.000₫ -42%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
28.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
30.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

28.490.000₫
27.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Thông thường, đồ sạc điện thoại hay bị nóng trong lúc sạc hoặc sau khi sạc. Tuy nhiên, liệu đây có phải là điều mà bạn cần lo lắng?

Nếu bạn đã từng nhận thấy rằng cục sạc điện thoại iPhone hoặc Android bị ấm hoặc nóng lên khi chạm vào sau khi sử dụng, thì chắc chắn sẽ cảm thấy lo lắng. Một là lo về độ bền của cục sạc, hai là lo về sự cố cháy nổ. Tuy nhiên, thật sự thì cục sạc bị nóng lên có gây vấn đề gì nghiêm trọng hay không, các bạn hãy cùng mình đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Theo lẽ thông thường thì đồ điện tử sẽ sản sinh ra nhiệt

sạc điện thoại nóng

Cục sạc của bạn ấm lên sau khi sử dụng là điều hết sức bình thường. Bởi vì cục sạc mà chúng ta đang sử dụng sẽ chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) từ ổ cắm thành nguồn điện một chiều (DC) cho điện thoại, và quá trình này tạo ra nhiệt.

sạc điện thoại nóng

Để thực hiện việc chuyển đổi AC/DC, cục sạc sử dụng một linh kiện điện tử gọi là biến áp. Linh kiện này tạo ra nhiệt do quá trình dẫn điện thông thường, cũng như là do dòng điện Foucault (eddy current), và các nguồn thất thoát khác. Đây chính là tác dụng phụ trong cách thức hoạt động của máy biến áp. Nói chung, biến áp càng cung cấp càng nhiều điện thì càng nhiều nhiệt sẽ được tạo ra.

Trong các trường hợp bình thường, cục sạc điện thoại sẽ ấm lên khi bạn chạm vào, và bạn không cần phải lo lắng về điều đó vì cục sạc đang hoạt động đúng như cách mà nó được thiết kế. Tuy nhiên, nếu cục sạc hơi bị ấm quá, hoặc đột nhiên ấm trong khi trước đó bình thường, thì có nghĩa là cục sạc đang có vấn đề.

Vậy nóng cỡ bao nhiêu thì được gọi là nóng?

sạc điện thoại nóng

Nếu cục sạc của bạn nóng đến mức mà bạn cảm thấy không hề thoải mái khi chạm vào, thì đó là dấu hiệu cho thấy rõ ràng rằng cục sạc đang gặp vấn đề. Điều này có thể là do trục trặc bên trong cục sạc, hoặc do sự cố kết nối giữa cục sạc và ổ cắm. Đối với các cục sạc chính hãng, chất lượng cao sẽ có mạch bảo vệ tích hợp sẵn, và nó sẽ tự động ngắt cục sạc nếu xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mạch bảo vệ bị trục trặc, hoặc có thể bạn đang sử dụng cục sạc kém chất lượng.

sạc điện thoại nóng

Nếu cục sạc của bạn quá nóng, hãy rút phích cắm ra khỏi ổ cắm và tìm bất kỳ dấu hiệu bụi bẩn hoặc vật cản nào bám trên đầu cắm sạc, ổ cắm USB trên cục sạc, cũng như là cổng sạc trên điện thoại. 

Khi các cổng cắm sạc đều đã sạch, hãy thử lại và nếu như cục sạc vẫn nóng thì bạn có thể sử dụng một dây cáp sạc khác để xem sự cố còn tiếp tục hay không. Mặc dù vậy, có một số trường hợp mà bạn không nên mạo hiểm thử các loại cáp sạc khác nhau. Cụ thể thì mình sẽ để cập bên dưới.

Khi nào thì cục sạc bị nóng sẽ gây ra nguy cơ hỏa hoạn?

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu đáng cảnh báo nào trong cục sạc hoặc cáp sạc của mình, hãy ngừng sử dụng cục sạc hoặc cáp sạc ngay lập tức, và thay thế nó với cục sạc khác. Nếu bạn có một cục sạc bị lỗi, bạn có thể thử liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của nhà sản xuất để được thay thế cục sạc mới. 

sạc điện thoại nóng

Các dấu hiệu đáng cảnh báo:

  • Có thể nhìn thấy dấu hiệu nóng chảy ở nhựa sạc hoặc cáp sạc
  • Có mùi bất thường phát ra từ cục sạc, chẳng hạn như mùi khói hoặc mùi nhựa nóng chảy
  • Có vết cháy sém (vết cháy màu đen hoặc nâu) trên cục sạc, dây cáp hoặc ổ cắm cục sạc cắm vào
  • Cục sạc tăng nhiệt đột ngột hoặc bất thường
  • Dây cáp hoặc cục sạc bì sờn, nứt hoặc hư hỏng về mặt vật lý

Các bạn nên sử dụng các cục sạc chất lượng cao và có thương hiệu

Như tụi mình đã đề cập ở trên, một trong những lý do khiến cho cục sạc dễ dàng bị nóng đó là do cục sạc của bạn có các linh kiện kém chất lượng, hoặc là hàng nhái. Những linh kiện này không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định an toàn, những yếu tố đảm bảo tính mạng và tiền bạc cho người dùng.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: howtogeek

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên