Đây là cách mà Microsoft, Google, Apple, Facebook, Amazon bành trướng thị trường

Đây là cách mà Microsoft, Google, Apple, Facebook, Amazon bành trướng thị trường

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

5 ông lớn Microsoft, Google, Apple, Facebook, Amazon đã có những bước ngoặt giúp họ bành trướng được như ngày hôm nay. Mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu về những bước ngoặt đó nhé.

Microsoft, Google, Apple, Facebook, Amazon có tổng giá trị lên đến khoảng 9 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng GDP của cả nước Nhật Bản (5,4 nghìn tỷ USD) luôn các bạn ạ. Vậy làm cách nào mà các công ty này lại lớn mạnh đến như vậy? Hãy cùng GVN 360 xem qua những điểm chính để biết thêm về nguyên nhân sâu xa mà các ông lớn này lại bành trướng được như ngày hôm nay nhé.

Microsoft nổi lên cùng PC IBM (1981)

Microsoft Google

Trong số 5 công ty thì Microsoft là công ty đầu tiên được thành lập. Hầu hết chúng ta đều biết tới Microsoft thông qua hệ điều hành Windows, nhưng thực chất MS-DOS mới chính là nguyên tố giúp Microsoft phát triển vượt bậc trên thị trường quốc tế.

Microsoft Google

Hồi năm 1980, IBM cần một hệ điều hành cho chiếc PC trang bị chip Intel của họ. Thế là IBM đã liên hệ với công ty Digital Research để cấp phép cho một hệ điều hành mang tên CP/M. Hệ điều hành này đã xuất hiện được một thời gian và được viết riêng cho CPU Intel. Tuy nhiên, IBM và Digital Research lại không thể đạt được thỏa thuận. Thế là IBM đã nhờ Microsoft tạo ra một hệ điều hành mới.

Microsoft Google

Trớ trêu ở chỗ Microsoft không tạo một hệ điều hành mới tinh mà thay vào đó là cấp phép cho một hệ điều hành gọi là 86-DOS, khá là tương đồng với CP/M, và tinh chỉnh nó để tạo ta MS-DOS. Khi IBM ra mắt PC của họ vào năm 1981 thì Microsoft đã viết rất nhiều phần mềm cho MS-DOS. Chiếc PC IBM trở nên phổ biến một cách nhanh chóng và thế là phần mềm của Microsoft cũng được hưởng sái.

Khi những hãng máy tính khác tạo ra PC tương tự như IBM, MS-DOS và các hệ điều hành Windows sau đó đã nhanh chóng lan rộng đến những PC đó, tạo tiền đề cho Microsoft chiếm lĩnh thị trường cho đến ngày nay.

Apple và bước ngoặt iMac (1998)

Song song với PC Windows thì chúng ta còn có Apple Mac và MacBook. Có thể bạn chưa biết nhưng hồi 1996, Apple từng đứng trước nguy cơ bị phá sản đó. Apple lúc đó chủ yếu bán những sản phẩm với giá đắt đỏ, và đến ngày nay họ vẫn thế. Tuy nhiên, những sản phẩm của Apple với giá thành đắt đỏ lúc đó lại có hiệu năng không mấy ấn tượng cho lắm, mà Apple lại có quá nhiều sản phẩm như vậy. Điều này có nghĩa là người dùng phần lớn không biết là họ đang mua cái gì nữa cơ.

Để vượt qua thử thách này, Steve Jobs đã đưa ra một quyết định quan trọng vào năm 1997: bắt tay với đối thủ cũ là Microsoft. Sau khi Microsoft đầu tư 150 triệu đô vào Apple, Jobs đã đơn giản hóa dòng sản phẩm của Apple và mời Jony Ive biến Apple thành một công ty tập trung vào việc thiết kế sản phẩm. Kết quả là chiếc iMac đời đầu ra mắt vào năm 1998 nhìn rất đơn giản nhưng lại vô cùng bắt mắt, thu hút đông đảo sự chú ý và giúp Apple đứng vững trên thị trường.

Vào năm 2001 thì Apple ra mắt chiếc iPod làm mưa làm gió trên thị trường. Nhờ có thiết kế thực tiễn cũng như chiến dịch quảng bá sáng tạo đã khiến cộng đồng người dùng bắt đầu thay đổi suy nghĩ, nhìn nhận Apple như là một thương hiệu về phong cách sống. Đến năm 2007, khi chiếc iPhone được trình làng thì câu chuyện về phong cách sống lại càng được nhấn mạnh hơn nữa.

Amazon khởi đầu là trang bán sách trực tuyến

Ban đầu, Amazon là một trang web bán sách trực tuyến vào năm 1994. Jeff Bezos chọn sách là ví chúng có thể mua sỉ với giá rất phải chăng. Ông cũng tin rằng ngoài kia đang có nhu cầu mua những cuốn sách hiếm có khó tìm tại các nhà sách. Và thế là ông đã thành công các bạn ạ. Nhờ vào mô hình chỉ bán hàng trực tuyến, số lượng chủng loại sách mà Amazon bán ra nhiều hơn đáng kể so với những tiệm sách đối thủ.

Thành công này cho phép Amazon mua thêm nhà kho và bắt đầu bán thêm những sản phẩm khác như đĩa DVD, đồ chơi. Nhờ có chi phí vận hành thấp mà Amazon có thể bán hàng với mức giá cạnh tranh hơn so với những cửa hàng bán lẻ truyền thống. Chẳng bao lâu, Amazon đã có đủ tiền để tiếp tục cung cấp thêm những dịch vụ như giao hàng miễn phí và đặt hàng chỉ với 1 cú nhấp chuột. Trong đó, tính năng thứ nhì cho phép Amazon có thêm dữ liệu về hành vi của khách hàng, tức là họ đi trước thời đại trong mảng này luôn các bạn ạ.

Tuy nhiên, quyết định mang tính quan trọng nhất có lẽ là việc tạo ra Amazon Web Services và cung cấp nó cho cộng đồng, vì mục đích ban đầu của hệ thống này là giúp bộ phận IT nội bộ của Amazon hoạt động hiệu quả hơn. Sự kiện này diễn ra vào năm 2006, nghĩa là Amazon đã đi trước đối thủ về mặt điện toán đám mây (cloud computing).

Quyết định này đã giúp Amazon thu về bộn tiền, giúp công ty tiếp tục mở rộng quy mô sang nhiều lĩnh vực khác nhau, từ stream game (Luna), xem phim (Prime Video), cho đến hệ thống an ninh gia đình.

Google và engine tìm kiếm trứ danh

Microsoft Google

Nói về mảng điện toán đám mây thì có thể nói công ty đầu tiên sử dụng ra công nghệ này đó là Google. Sản phẩm đầu tiên của công ty này là Google Search và nó đã quá quen thuộc với chúng ta đến tận ngày hôm nay. Mặc dù Google không phải là engine tìm kiếm đầu tiên khi nó ra mắt vào năm 1997, nó có thể thực hiện một thứ khá là xịn sò mà những engine khác không làm được. Thay vì đưa ra những kết quả dựa trên số lần mà chuỗi tìm kiếm của bạn xuất hiện trên một trang web bất kỳ, engine của Google sẽ phân tích số lần mà những trang khác liên kết với một trang web bất kỳ để xác định xem kết quả tìm kiếm đó liên quan và quan trọng đến đâu.

Microsoft Google

Mặc dù thuật toán của Google bây giờ phức tạp hơn rất nhiều, bước đột phá này đã giúp công cụ Google Search trả lại kết quả chính xác hơn, từ đó giúp nó trở nên phổ biến hơn so với đối thủ. Điều này giúp Google trở thành một nền tảng lý tưởng cho việc quảng cáo. Google cũng đã rất thông minh trong việc bảo đảm những mục quảng cáo được thiết kế theo dạng chữ để nhìn gọn gàng hơn, nạp trang kết quả tìm kiếm nhanh hơn, và tiếp tục giúp Google ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi.

Số tiền mà công ty này thu về từ công cụ tìm kiếm đã cho phép họ mua Android vào năm 2005 và YouTube vào năm 2006. Phần còn lại đã thuộc về lịch sử rồi các bạn ạ.

Facebook phát triển nhanh nhờ doanh thu từ quảng cáo

Trong số 5 ông lớn thì Facebook có lẽ là công ty phát triển với tốc độ nhanh nhất để trở thành một thế lực khổng lồ trên thế giới. Facebook chỉ mới được thành lập vào năm 2004 mà thôi, và lúc đó nó cũng chỉ mới là một mạng xã hội dành riêng cho sinh viên tại trường đại học Havard. Sau khi mở rộng sang các trường khác, các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng của nền tảng này và Facebook đã mở cửa cho mọi người sử dụng vào nằm 2006.

Do Facebook có nhiều tính năng hơn và ít bị “spam” hơn so với đối thủ MySpace, Facebook đã trở nên phổ biến hơn MySpace vào năm 2009. Lúc này, Facebook đã trở thành một công ty vô cùng giá trị nhờ vào doanh thu từ việc quảng cáo. Thế là Facebook đã tận dụng số tiền này để mua lại Instagram vào năm 2012 với giá 1 tỷ đô, và 2 năm sau thì công ty này tiếp tục chi thêm 19 tỷ đô để thâu tóm WhatsApp. Kết quả là không chỉ riêng WhatsApp trở nên phổ biến hơn hẳn kể từ lúc đó mà nó còn cho phép các dịch vụ khác của Facebook tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

Bên trên là sơ lược những lý do giúp Microsoft, Google, Apple, Facebook, Amazon lớn mạnh như ngày hôm nay. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên