Đều xài chip nhớ nhưng RAM “bất tử” còn SSD thì có tuổi thọ, và đây là lý do tại sao

Đều xài chip nhớ nhưng RAM “bất tử” còn SSD thì có tuổi thọ, và đây là lý do tại sao

 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
33.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
22.990.000₫ -45%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
GEARVN - Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

23.990.000₫
13.990.000₫ -42%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
28.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
30.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

28.490.000₫
27.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

RAM và SSD tuy đều xài chip nhớ nhưng SSD lại luôn dự báo ngày “băng hà” còn RAM thì gần như là “bất tử”.

Nhìn sơ qua thì SSD và RAM khá giống nhau. Chúng đều được trang bị những con chip nhớ màu đen dùng để lưu dữ liệu, và được gắn lên trên một cái bo mạch (PCB). Cả 2 đều thuộc dạng rắn (solid state) vì nó không hề có bộ phận nào chuyển động cả. Vậy thì tại sao phần lưu trữ dữ liệu trên SSD lại bị hao mòn theo năm tháng, nhiều khi đến mức SSD không còn xài được luôn; trong khi đó, chúng ta lại chẳng bao giờ nghe nhắc đến câu chuyện này với RAM? Mời các bạn cùng GVN 360 tụi mình tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết này nhé.

SSD sử dụng bóng bán dẫn “floating gate” để lưu dữ liệu

tuổi thọ SSD

Trước hết, chúng ta cùng xem bên trong SSD thực chất có gì nhé. Những chiếc SSD sử dụng bóng bán dẫn gọi là “floating gate” để lưu trữ từng bit (giá trị 0 hoặc 1). Nói một cách đơn giản thì bên trong bóng bán dẫn này sẽ có 1 lớp phân cách (insulating layer) mà mạch điện trong SSD sẽ phải đẩy electron chạy qua đó. Lớp phân cách này sẽ giữ các electron lại và tạo ra điện tích. Số lượng electron bị giữ lại sẽ quyết định bóng bán dẫn đó đang thể hiện giá trị 0 hay 1.

tuổi thọ SSD

Để đổi bit và chuyển bóng bán dẫn sang trạng thái còn lại, electron sẽ được đẩy ra khỏi lớp phân cách. Nhìn chung thì đây là một thiết kế rất hữu dụng, do cách mà electron được giữ lại bên trong bóng bán dẫn sẽ giúp SSD lưu những dữ liệu mà nó đang chứa ngay cả khi bị ngắt điện; bằng không là toàn bộ dữ liệu trong máy tính của bạn sẽ mất hết mỗi khi tắt nguồn.

tuổi thọ SSD

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là việc ép các electron chạy qua lớp phân cách với mức điện áp cao sẽ khiến bóng bán dẫn bị hao mòn theo thời gian. Dần dần, nó sẽ bị hao mòn đến mức xảy ra tình trạng rò rỉ electron, và thế là dữ liệu cũng bay mất tiêu luôn. Tuy nhiên, trước khi điều này xảy ra thì bộ điều khiển của SSD sẽ chuyển ổ cứng về trạng thái chỉ được đọc (read only); nghĩa là bạn sẽ không thể ghi thêm dữ liệu vào SSD nhưng vẫn có thể lấy dữ liệu từ trong đó ra.

Còn RAM thì sử dụng tụ điện để lưu dữ liệu

tuổi thọ SSD

RAM không bị hao mòn theo kiểu như SSD. Lý do là thay vì dùng bóng bán dẫn “floating gate”, RAM về cơ bản sẽ dùng tụ điện. Nhiệm vụ của chúng là giữ hoặc không giữ điện tích bên trong, tương đương giá trị 0 hoặc 1. Nôm na thì những tụ điện này sẽ là phiên bản tí hon của những chiếc tụ điện hình trụ mà bạn thường nhìn thấy trong bộ nguồn hoặc trên bo mạch chủ. Điều này có nghĩa là chúng sẽ cần được cấp điện liên tục để hoạt động, còn nếu mất điện thì những chiếc tụ này sẽ không thể giữ điện tích được nữa. Đây là lý do vì sao RAM được gọi là bộ nhớ khả biến (volatile memory), và khi tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch sẽ.

tuổi thọ SSD

Tuy nhiên, nhược điểm của SSD lại chính là ưu điểm của RAM. Vì RAM không có lớp phân cách bên trong tụ điện nên gần như không có chuyện hao mòn ở đây, từ đó giúp RAM có tuổi thọ lâu hơn nhiều so với SSD. Điều này cũng giải thích nguyên nhân vì sao có nhiều kit RAM được bảo hành trọn đời, còn SSD thì chắc chẳng bao giờ có chuyện đó đâu.

Bạn cũng không cần phải quá lo lắng về tuổi thọ của chip nhớ SSD đâu nhé

tuổi thọ SSD

Tuy SSD có tuổi thọ nhất định nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc chip nhớ SSD bị hao mòn đâu nhé. Hầu hết SSD ngày nay đều được thiết kế để chịu được số lần đọc/ghi rất lớn, đó là chưa kể chúng còn được trang bị tính năng gọi là “wear leveling”.

Tính năng này cho phép bộ điều khiển SSD phân chia việc đọc/ghi dữ liệu đồng đều cho tất cả “cell” trong chip nhớ SSD, thay vì chỉ tập trung đọc/ghi vào một số “cell” nhất định từ năm này qua tháng nọ khiến chúng mau hư hơn những “cell” còn lại. Khả năng cao là bạn sẽ ráp một bộ PC mới hoặc thay SSD với dung lượng lớn hơn trước cả khi SSD mà bạn đang xài “băng hà”.

RAM vẫn có thể bị hư vì những nguyên nhân khác

Còn đối với RAM, mặc dù các môđun lưu dữ liệu ít bị hao mòn qua các lần đọc/ghi, chúng vẫn có khả năng bị “ngủm” chứ không phải là bất tử đâu nhé. Chỉ là nguyên nhân khiến RAM bị hỏng sẽ bắt nguồn từ những lý do khác, chẳng hạn như là quá nhiệt, chập điện hoặc bị bơm quá nhiều điện (khi ép xung), vân vân.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo và cách hoạt động của RAM và SSD, cũng như là tuổi thọ của cả 2 linh kiện này. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên