Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ qua tất cả bản cập nhật BIOS? Đây là câu trả lời cho bạn

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ qua tất cả bản cập nhật BIOS? Đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

19.990.000₫
14.990.000₫ -25%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
20.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

BIOS của bo mạch chủ hay có những bản cập nhật mới, nhưng nếu không cài thì liệu máy tính có bị gì hay không?

Mỗi khi hãng bo mạch chủ tung ra bản cập nhật BIOS mới, liệu chúng ta có nhất thiết phải cập nhật hay không? Cập nhật thì máy tính sẽ bảo mật hơn, chạy ổn định, có thêm tính năng, nhưng nếu PC của bạn đang hoạt động trơn tru không lỗi lầm, mà bạn cũng chẳng cần thêm tính năng mới thì sao?

BIOS là thứ dùng để kích hoạt giao tiếp giữa các linh kiện trong PC khi mở máy

BIOS (Basic Input/Output System) của máy tính là thứ mà bo mạch chủ của bạn sẽ cần dùng đến khi PC khởi động để kích hoạt giao tiếp giữa các linh kiện khác trong hệ thống, và cũng là để kiểm tra các chức năng của nó trước khi trao quyền điều khiển lại cho hệ điều hành.

Để tinh chỉnh BIOS, bạn sẽ phải nhấn nút F2 hoặc Delete khi PC đang khởi động. Vào tới menu chính thì bạn sẽ thấy vô số tùy chỉnh để vọc vạch, chẳng hạn như xung nhịp CPU và RAM, thứ tự ổ đĩa khi boot, vân vân. Nhưng cũng như những phần mềm khác, các hãng bo mạch chủ đôi lúc sẽ phải thay đổi BIOS một chút để cải thiện độ ổn định, hỗ trợ nền tảng mới, hoặc đơn giản là để sửa vài lỗi. Đây được gọi là cập nhật BIOS.

Nếu PC của bạn đã vài năm tuổi thì khả năng cao là bo mạch chủ mà bạn đang xài đã có bản cập nhật BIOS mới. Thậm chí, một số bo mạch chủ mới keng nhưng nằm trên kệ đã lâu thì khi mua về, BIOS nằm trên bo mạch chủ đó cũng đã cũ rồi. Vậy thì nếu bạn không cập nhật BIOS, cứ để vậy xài luôn thì có bị gì không? Có lỡ mất cuộc vui nào không?

Cập nhật BIOS mới để nó hỗ trợ CPU thế hệ mới

Một trong những lý do lớn nhất mà bạn nên cân nhắc chuyện cập nhật BIOS là vì nó sẽ hỗ trợ CPU thế hệ mới. Đơn cử, để minh họa thì chúng ta có thể nhìn vào bo mạch chủ socket AM4 ra mắt lần đầu vào năm 2017 nhé. Bo mạch chủ này hỗ trợ đến 5 thế hệ CPU, tương đương 5 năm trời (đến tận 2022). Điều này có nghĩa là nếu bạn từng ráp một dàn PC với bo mạch chủ B350 hoặc X370, chỉ cần cập nhật BIOS một cái thôi là bạn đã có thể xài cả một thế hệ CPU mới toanh với hiệu năng vượt bậc hơn hẳn thế hệ trước.

BIOS mới giúp cải thiện độ tương thích với RAM tốc độ cao

Thêm vào đó, bạn nên cập nhật BIOS vì một nguyên nhân khác cũng liên quan đến hiệu năng, đó là vấn đề về tương thích và độ ổn định của RAM. Thường thì khi mới lắp máy xong, bạn sẽ cần phải vào BIOS để bật tính năng XMP (hoặc DOCP) để thanh RAM có thể chạy đúng với thông số mà nó được quảng bá. Nếu không, thanh RAM sẽ chạy với thông số mặc định, và bạn sẽ không thể khai thác hết hiệu năng của thanh RAM đó.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi bật XMP hay DOCP lên là máy sẽ hoạt động không ổn định, có khi bị crash luôn. Thường thì lỗi này sẽ xuất hiện trên những nền tảng bo mạch chủ mới vừa ra mắt, và cập nhật BIOS sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này, nhất là khi chạy với thanh RAM có xung nhịp cao.

BIOS mới thường có thêm tính năng mới, cải thiện hiệu năng PC

Bo mạch chủ dành cho CPU AMD còn được tích hợp AGESA vào trong BIOS. Nó cũng có chức năng tương tự BIOS – dùng để kích hoạt các linh kiện – nhưng những phiên bản AGESA mới sẽ mở ra thêm nhiều thứ hay ho, chẳng hạn như tăng xung nhịp boost của CPU, rút ngắn thời gian boot, cải thiện độ ổn định, sửa lỗi lặt vặt, vân vân.

Ngoài ra, việc cập nhật BIOS còn giúp ích cho hiệu năng của card đồ họa nữa đó nha. Chẳng hạn, hồi năm 2021, cả AMD lẫn NVIDIA đều giới thiệu 1 tính năng mới gọi là Resizable BAR. Nó cho phép CPU truy cập toàn bộ VRAM trên card đồ họa trong cùng 1 lúc, còn nếu không có tính năng này thì CPU chỉ có thể truy cập VRAM theo từng gói 265MB mà thôi.

Hồi lúc VRAM của card gaming tối đa chỉ đạt tầm vài GB là cùng, vấn đề trên không quá quan trọng cho lắm. Nhưng với việc thế hệ card gaming sau này được trang bị cả chục GB VRAM, và game bây giờ cũng có khả năng ngốn hơn 10GB VRAM, chuyện CPU chỉ được truy cập VRAM theo từng gói 265MB lại không thật sự tối ưu cho lắm.

Để kích hoạt Resizable BAR, bạn vừa phải cập nhật BIOS, vừa phải cập nhật firmware của card màn hình. Sau khi bật Resizable BAR trong BIOS, bạn đã có thêm hiệu năng miễn phí rồi đó.

BIOS mới giúp cải thiện bảo mật hệ thống

Cuối cùng là vấn đề về bảo mật. Hồi tháng 5/2022, HP đã phải tung ra bản BIOS mới cho hơn 200 sản phẩm do chúng đều bị dính tới 2 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Ngoài ra, có thể bạn cũng đã nghe đến lỗ hổng Spectre và Meltdown cùng với những biến thể của nó làm ảnh hưởng đến phần lớn CPU Intel và AMD. Những lỗ hổng này đều được vá lại bằng cách cập nhật BIOS và CPU microcode.

Những rủi ro khi cập nhật BIOS

Đúng là có nhiều lý do quan trọng để bạn cân nhắc chuyện cập nhật BIOS đó, nhưng vẫn phải nhìn thẳng 1 sự thật rằng việc này vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Nếu bạn đang cập nhật BIOS mà chẳng may mất điện đột ngột thì khả năng cao là bo mạch chủ của bạn cũng “đi bán muối” luôn. Thêm nữa, nếu bạn có dùng BitLocker thì nhớ vô hiệu hóa nó trước khi cập nhật nhé, bằng không là coi như bạn tự “khóa trái cửa nhà” luôn đó.

Các hãng bo mạch chủ vẫn đang cố gắng đơn giản hóa quá trình cập nhật BIOS cho người dùng, đồng thời giảm thiểu rủi ro nhất có thể. Chẳng hạn, một số hãng giờ đã hỗ trợ cập nhật BIOS ngay trong môi trường Windows, và một số bo mạch chủ được gắn tới 2 hay thậm chí là 3 con chip BIOS để phòng khi 1 cái bị hư thì có cái khác sơ-cua. Kha khá bo mạch chủ ngày nay còn hỗ trợ cập nhật BIOS thông qua cổng USB và cũng chẳng gần gắn CPU luôn.

Tùy vào nhu cầu của bạn mà việc cập nhật BIOS có thể cần thiết hoặc không

Cơ bản mà nói, nếu BIOS và phần cứng mà bạn đang xài vẫn hoạt động vui vẻ với nhau thì nó vẫn sẽ tiếp tục như thế trong thời gian dài, cho dù bạn không cập nhật BIOS đi chăng nữa. Nhưng nếu bạn muốn nâng cấp phần cứng lên đời mới hơn, muốn hệ thống phải được bảo mật và có hiệu năng tốt nhất, hoặc muốn trải nghiệm những tính năng mới mẻ thì bạn nên kiểm tra xem có phiên bản BIOS mới cho bo mạch chủ đang xài chưa nhé. Hoặc nếu PC của bạn đang “giở chứng”, crash lên crash xuống thì cập nhật BIOS là một trong những giải pháp mà bạn có thể thử đó.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên