“Doanh nhân tiền ảo” mua NFT 2,9 triệu đô rồi mang đấu giá, rao cả tuần chỉ được trả đến 30 ngàn đô
Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng cách này hay cách khác, và trong vụ mua NFT này thì là bằng tiền mặt, cụ thể là gần 3 triệu đô
Sina Estavi, một “doanh nhân tiền ảo” đã mua mã thông báo đại điện cho dòng tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter Jack Dorsey dưới dạng NFT với giá 2.9 triệu đô từ hồi năm 2021. Đến ngày 9 tháng 4 vừa qua thì anh đã đem NFT này lên sàn đấu giá với hy vọng sẽ kiếm được số tiền 48 triệu đô. Anh còn dự định sẽ quyên góp ít nhất 25 triệu đô cho tổ chức từ thiện nữa, quả là một mục tiêu cao đẹp. Đáng tiếc là có lẽ anh đã sai ngay từ khi quyết định xuống tiền rồi.
Trong suốt cả tuần kể từ khi cuộc đấu giá bắt đầu, mức giá cao nhất mà Estavi nhận được là 30 ngàn đô. Đó là một khoản tiền kha khá nhưng so với tiền vốn 2,9 triệu đô mà anh này đã bỏ ra để mua NFT thì chẳng thấm vào đâu cả, đừng nói đến mức giá kỳ vọng 48 triệu đô.
Sina Estavi
Nói chuyện ngoài lề một chút thì thời điểm diễn ra cuộc đấu giá cũng khá là đặc biệt. Estavi vừa mới được phóng thích ở Iran sau khi ngồi tù 9 tháng vì tội “làm lũng đoạn nền kinh tế”. Trong thời gian đó thì các dự án về tiền ảo của anh ta đã phá sản. Thế nên Estavi mới phải tìm cách để xoa dịu những người có liên quan trong các dự án đó. Phiên đấu giá của Estavi cũng diễn ra vào thời điểm mà thị trường NFT Opensea đã giảm một nửa giá trị, từ 5 tỷ đô vào tháng 1 xuống còn 2,5 tỷ đô vào hồi tháng 3.
Tóm tắt nội dung:
- Sina Estavi, một “doanh nhân tiền ảo” đã mua mã thông báo đại điện cho dòng tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter Jack Dorsey dưới dạng NFT với giá 2.9 triệu đô từ hồi năm 2021
- Đến ngày 9 tháng 4 vừa qua thì anh đã đem NFT này lên sàn đấu giá với hy vọng sẽ kiếm được số tiền 48 triệu đô
- Trong suốt cả tuần kể từ khi cuộc đấu giá bắt đầu, mức giá cao nhất mà Estavi nhận được là 30 ngàn đô
Tóm tắt nội dung:
- Sau khi bị fan phản đối kịch liệt, Ubisoft chấm dứt NFT trong Ghost Recon Breakpoint
- SEGA khẳng định NFT và chơi game bằng đám mây sẽ là tương lai của ngành game
Nguồn: Kotaku