Dùng SSD bao lâu mới hỏng, đây là câu trả lời cho bạn

Dùng SSD bao lâu mới hỏng, đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Vấn đề SSD có bền hơn HDD không là một chủ đề chưa bao giờ hết nóng cả. Nhiều anh em thấy rằng SSD bị giới hạn số lần đọc, ghi dữ liệu nên cho rằng HDD sẽ bền hơn. Trong bài viết này, các bạn cùng mình tìm hiểu về tuổi thọ của SSD nhé.

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu lớn, nhỏ chỉ ra rằng SSD cực kỳ bền và chỉ hư hỏng vì “tuổi già” thôi các bạn ạ. Tuy nhiên, trước khi xem qua các nghiên, chúng ta cùng điểm qua một số thuật ngữ sẽ được dùng trong bài trước:

  • MLCSLC: các loại bộ nhớ MLC (Multi-Level Cell) thường được dùng trong các dòng SSD dành cho người dùng phổ thông, có giá rẻ hơn và tốc độ đọc ghi cũng chậm hơn. Còn loại SLC (Single-Level Cell) thì dùng trong các dòng SSD dành cho đối tượng người dùng chuyên nghiệp và doanh nghiệp cần tốc độ đọc ghi nhanh hơn và về lý thuyết thì khả năng bị mất dữ liệu thấp hơn MLC.
  • Memory Block (khối nhớ): đây là một phần nhỏ bên trong các bộ nhớ dạng flash. Khi một memory block bị “bad block” thì máy tính sẽ không thể hoặc khó truy cập vào khối nhớ này, dẫn đến tình trạng dung lượng lưu trữ thực tế thấp hơn dung lượng ban đầu và gây ra các lỗi về đọc, ghi file trên máy.
  • TBW (Terabytes Written): lượng dữ liệu được ghi vào SSD tính theo đơn vị Terabyte.

SSD có bền hay không?

Các hãng sản xuất SSD thường lấy 3 yếu tố để đánh giá độ bền của SSD: tuổi thọ thông thường (có thể tính theo năm), tổng số TB dữ liệu ghi vào SSD và lượng dữ liệu được ghi trong một khoảng thời gian nhất định, có thể dùng đơn vị ngày. Bởi vì có tận 3 yếu tố có thể dùng để đo đạc tuổi thọ của SSD nên kết quả sẽ khác nhau tùy theo phương pháp đo.

Trên thực tế thì những tiêu chuẩn này chỉ mang tính chủ quan, nếu so với các tiêu chuẩn về đồ điện tử khác như chuẩn 80 plus, chuẩn USB 3.0,… thì cũng không được chặt chẽ bằng. Vì vậy, các con số đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể dự đoán chính xác ngày giờ SSD của bạn sẽ “lên đường” đâu nhé.

Tiếp theo, chúng ta cùng điểm qua một số nghiên cứu của các công ty, trang báo có uy tín để xem SSD của họ trụ được bao lâu.

Đầu tiên là nghiên cứu của Google kết hợp với Đại học Toronto về tỷ lệ hư hỏng ổ SSD tại các trung tâm dữ liệu thì độ tuổi của SSD là yếu tố quyết định tỷ lệ xảy ra lỗi chứ không phải do  số lượng hoặc tần suất ghi dữ liệu vào ổ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ hư hỏng của SSD thấp hơn so với các ổ HDD truyền thống, chỉ ở mức 1/4. Tuy nhiên, tỷ lệ các ổ bị hư hỏng không thể sửa chữa và bị bad block lại cao hơn rất nhiều.

Kết luận 1: trong những trường hợp cần tốc độ đọc, ghi cao thì SSD bền hơn HDD nhưng bị hỏng là bỏ luôn chứ không sửa được. Các SSD càng cũ sẽ càng dễ bị hỏng bất kể số TBW hay lượng dữ liệu ghi trong một ngày là bao nhiêu.

Tiếp theo trong bài thử của trang Tech Report trên 6 loại SSD của các hãng Samsung, Intel, Corsair và Kingston thì chỉ có 3 loại SSD dùng bộ nhớ SLC vượt mức 1000 TBW. Hai SSD của Intel và Samsung dùng bộ nhớ MLC chỉ đạt mức 700 đến 900 TBW, SSD còn lại của Kingston cũng dùng bộ nhớ MLC nhưng có thể vượt qua mức 900 TBW này.

Kết luận 2: các ổ SSD dung lượng 250Gb thường chỉ đạt mức 1000 TBW. Chỉ có các loại dùng bộ nhớ SLC cao cấp hơn thì mới vượt qua con số này. Và nếu dung lượng của SSD càng cao thì mức TBW cũng sẽ cao theo. Ví dụ nếu ổ SSD Samsung 840 MLC 250 GB hỏng ở mức 900 TBW thì SSD dung lượng 1TB có thể đạt mức 3600 TBW.

Cuối cùng, Facebook cũng đã công khai một số tài liệu nghiên cứu nội bộ về tuổi thọ của SSD trong các trung tâm dữ liệu của các đối tác. Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của SSD. Ngoài ra, SSD cũng không “chết” ngày sau lần đầu phát hiện bị lỗi mà có thể tiếp tục hoạt động dù phần mềm chẩn đoán SSD sắp hỏng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Facebook lại cho ra kết quả trái ngược với Google, chỉ ra rằng số lần đọc ghi có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của SSD nhưng không nhắc đến độ tuổi của SSD được nghiên cứu là bao nhiêu.

Kết luận 3: trừ khi bạn quá xui xẻo, SSD dính lỗi nặng, “chết” ngay lập tức không thì vẫn có thể dùng bình thường dù có bị một số lỗi nhỏ. Những các loại phần mềm chẩn đoán có thể hiện sai thông tin của SSD như TBW vì các thư mục đệm của hệ thống (system-level buffering).

Bạn hãy yên tâm sử dụng SSD

Đọc xong mấy nghiên cứu này, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thấy thôi xong rồi, SSD chỉ dùng được 1, 2 năm là hư phải không nào. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là các nghiên cứu trên được thực hiện trong các trung tâm dữ liệu của những công ty lớn, nơi SSD phải liên tục đọc ghi dữ liệu mới mỗi ngày trong cả năm và các bài thử nghiệm đặc biệt này được tạo ra để thử độ bền của chúng.

Nếu là người dùng thông thường thì cần phải ngồi trước máy tính liên tục trong một thập kỷ hoặc nhiều hơn mới có thể dùng hết 1000 TB dữ liệu các bạn. Dù SSD vẫn có khả năng bị hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau giống như các loại linh kiện điện tử khác nhưng để dùng hết được giới hạn đọc ghi của nó thì các bạn cứ yên tâm dùng đi nhé, không hết được. Thậm chí game thủ và người dùng chuyên nghiệp cần lưu trữ nhiều dữ liệu cũng khó có thể dùng hết số lần giới hạn đọc ghi của ổ SSD.

Nguồn: How To Geek

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên