Hãng bảo mật McAfee đã được mua lại trong thương vụ trị giá 14 tỷ đô
Hãng sản xuất ra cái phần mềm diệt virus nổi tiếng khó gỡ McAfee đã được một nhóm các nhà đầu tư mua lại với giá 14 tỷ đô.
Hãng bảo mật McAfee đã chốt thỏa thuận bán lại trị giá 14 tỷ đô cho một nhóm các nhà đầu tư, bao gồm Advent International Corp, Permira Advisers và Crosspoint Capital Partners. Thủ tục dự kiến sẽ hoàn tất vào nửa đầu năm 2022.
McAfee được thành lập vào năm 1987 bởi John McAfee, được biết đến chủ yếu với tư cách là một hãng phần mềm diệt virus. Nhà sáng lập rời khỏi công ty mang tên mình vào năm 1994. Đến năm 2010 thì McAfee được Intel mua lại với giá 7,68 tỷ đô. Năm 2014, Intel thay tên thương hiệu McAfee và đổi lại thành Intel Security.
Hồi tháng 10 năm 2020 công ty đã trở lại sàn chứng khoán. McAfee cho biết họ sẽ tiếp tục là một công ty chuyên cung cấp giải pháp an ninh mạng cho người dùng phổ thông sau khi bán lại mảng kinh doanh phần mềm bảo mật cho doanh nghiệp McAfee Enterprise cho Symphony Technology Group với giá 4 tỷ đô hồi tháng 7 năm 2021.
Riêng về phần nhà sáng lập công ty McAfee – John McAfee – thì ông có cuộc sống khá rắc rối sau khi rời công ty. Ông liên tục vướng vào các vụ án từ hình sự cho đến kinh tế, từ việc liên quan đến vụ án giết người cho đến trốn thuế, gian lận chứng khoán và thao túng thị trường tiền ảo. Hồi tháng 6 năm 2021, John McAfee đã qua đời trong phòng giam tại Barcelona.
Tóm tắt nội dung:
- Hãng bảo mật McAfee đã chốt thỏa thuận bán lại trị giá 14 tỷ đô cho một nhóm các nhà đầu tư
- Các nah2 đầu tư bao gồm Advent International Corp, Permira Advisers, và Crosspoint Capital Partners
- Thủ tục dự kiến sẽ hoàn tất vào nửa đầu năm 2022
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Sợ bị dẫn độ về Mỹ với tội danh trốn thuế và lừa đảo, cha đẻ của trình diệt virus McAfee tự vẫn trong tù
- Cha đẻ trình diệt virus McAfee nổi tiếng bị buộc tội lừa đảo và rửa tiền vì “thổi phồng” giá trị tiền ảo lên đến 350%
- Google cáo buộc hacker Trung Quốc giả mạo trình diệt virus McAfee để âm thầm cài malware
Nguồn: The Verge