Hoá ra không chỉ SSD mà HDD ngày nay cũng không cần chống phân mảnh nữa, và đây là lý do

Hoá ra không chỉ SSD mà HDD ngày nay cũng không cần chống phân mảnh nữa, và đây là lý do

Màn hình ASUS ProArt PA248QV 24" IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa

Màn hình ASUS ProArt PA248QV 24" IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa

6.290.000₫
4.990.000₫ -21%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 20
 Màn hình ASUS ProArt PA247CV 24

Màn hình ASUS ProArt PA247CV 24" IPS 75Hz USBC chuyên đồ họa

7.190.000₫
5.290.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Màn hình ASUS ProArt PA278QV 27" IPS 2K 75Hz chuyên đồ họa

Màn hình ASUS ProArt PA278QV 27" IPS 2K 75Hz chuyên đồ họa

9.590.000₫
8.290.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 38
 Màn hình ASUS ProArt PA278CGV 27

Màn hình ASUS ProArt PA278CGV 27" IPS 2K 144Hz USBC chuyên đồ họa

10.990.000₫
9.790.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 7
GEARVN - Màn hình ASUS ProArt PA328QV 32" IPS 2K 75Hz HDR10 chuyên đồ họa

Màn hình ASUS ProArt PA328QV 32" IPS 2K 75Hz HDR10 chuyên đồ họa

14.990.000₫
10.990.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Màn hình ASUS ProArt PA279CV 27“ IPS 4K chuyên đồ họa

Màn hình ASUS ProArt PA279CV 27" IPS 4K chuyên đồ họa

13.890.000₫
11.990.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 185
GEARVN - Màn hình Asus TUF GAMING VG249Q3A 24“ Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

Màn hình Asus TUF GAMING VG249Q3A 24" Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

3.990.000₫
3.190.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 429
GEARVN - Màn hình Asus TUF GAMING VG279Q3A 27“ Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

Màn hình Asus TUF GAMING VG279Q3A 27" Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

5.190.000₫
4.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 260
GEARVN - Màn hình ASUS TUF GAMING VG27AQ3A 27" Fast IPS 2K 180Hz Gsync chuyên game

Màn hình ASUS TUF GAMING VG27AQ3A 27" Fast IPS 2K 180Hz Gsync chuyên game

8.990.000₫
6.490.000₫ -28%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 158
 Màn hình ASUS VY249HF-R 24

Màn hình ASUS VY249HF-R 24" IPS 100Hz viền mỏng

3.090.000₫
2.290.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Màn hình ASUS VZ24EHF 24

Màn hình ASUS VZ24EHF 24" IPS 100Hz viền mỏng

2.990.000₫
2.390.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 273
GEARVN - Màn hình ASUS VZ27EHF 27“ IPS 100Hz viền mỏng

Màn hình ASUS VZ27EHF 27" IPS 100Hz viền mỏng

3.990.000₫
3.090.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 145
Mục lục

Ngày xưa cứ hở chút là chạy công cụ chống phân mảnh, còn bây giờ nhiều khi chúng ta còn chẳng nhớ chống phân mảnh ổ cứng làm chi nữa.

Ngày xửa ngày xưa, có thể nói chuyện chống phân mảnh ổ cứng (defragment) là 1 trong những thứ mà bạn cần phải biết làm khi xài máy tính, giống như chạy xe máy thì phải biết tới hạn là đi thay nhớt vậy. Thậm chí, nếu bạn không chống phân mảnh ổ cứng thì máy sẽ chạy chậm. Thế nhưng đến bây giờ, lần cuối cùng mà bạn chống phân mảnh ổ cứng theo cách thủ công là khi nào? Và liệu bạn có cần chống phân mảnh cho ổ cứng thường xuyên như hồi trước nữa không? Mời bạn cùng GVN 360 đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Bạn không cần phải chống phân mảnh cho SSD

Do SSD có thể truy cập các mảnh tập tin nằm rải rác trong ổ cứng một cách đồng thời, cho nên việc chống phân mảnh cho SSD là không cần thiết, nếu không muốn nói rằng nó có hại cho SSD là đằng khác, (do nó sẽ ngốn bớt chu kỳ ghi của SSD, khiến tuổi thọ của ổ cứng bị giảm).

Bạn cũng không nhất thiết phải chống phân mảnh HDD thường xuyên như trước

Thật ra mà nói, bây giờ bạn không hẳn là cần chống phân mảnh HDD thường xuyên như ngày trước nữa đâu. Lý do là vì hệ thống tập tin (file system) ngày nay đã có 1 số tính năng giúp HDD ít bị phân mảnh. Trong đó, tính năng nổi bật nhất là “extent”. Cơ bản thì nó là 1 khu vực liền lạc nằm trong ổ cứng, được sắp đặt riêng cho 1 tập tin nào đó. Bằng cách này, khi dữ liệu được nạp thêm vào tập tin đó, nó cũng đã có sẵn chỗ được chừa trống từ trước để ghi vào, thay vì là phải nằm ở 1 nơi khác trong ổ cứng. Hầu hết những hệ thống tập tin phổ biến ngày nay đều dùng “extent”, ví dụ như là NTFS.

chống phân mảnh

Ngày trước, những phiên bản Windows trước XP đều dùng hệ thống tập tin FAT16 và FAT32 khá là cũ, và chúng hầu như không hỗ trợ tính năng “extent” nên người dùng khi đó mới phải thường xuyên chống phân mảnh ổ cứng theo cách thủ công là vì vậy.

Nén tập tin cũng là 1 cách giúp chống phân mảnh

chống phân mảnh

Còn 1 cách khác mà bạn có thể thử là nén tập tin (compression). Lợi ích chính của việc này là giúp bạn tiết kiệm dung lượng của ổ cứng, và nó đồng thời còn giúp giảm tình trạng phân mảnh do tập tin mới sẽ có nhiều khoảng trống để chui vào hơn. Mặc dù bạn phải chịu khó làm chuyện này theo cách thủ công, những phiên bản Windows gần đây đều có sẵn nút cho bạn bấm để nén nguyên cái ổ cứng.

chống phân mảnh

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tùy vào loại tập tin mà bạn đang lưu trong ổ cứng, cũng như là PC của bạn mạnh đến đâu mà kết quả nhận được sẽ có sự chênh lệch đó nha. Việc nén và giải nén tập tin (khi bạn mở tập tin đó) sẽ khiến CPU hoạt động nhiều hơn bình thường một chút, và nếu bạn lưu trữ nhiều tập tin dung lượng lớn thì việc nén nó lại sẽ khiến tình trạng phân mảnh càng trở nên tồi tệ hơn. Thế nên bạn nhớ lưu ý khi xài cách này nhé.

Chiêu “delayed allocation” giúp Apple và Linux chống phân mảnh

chống phân mảnh

Còn 1 cách nữa để chống phân mảnh ổ cứng cũng khá là hay ho, đó là “delayed allocation” (hoặc “allocate on flush”). Nôm na thì máy tính sẽ “giữ” lại phần dữ liệu sắp được ghi vào ổ cứng trước khi chuyển nó vào ổ cứng. Trong lúc nó được giữ trong RAM hoặc bộ nhớ đệm của ổ cứng, hệ thống tập tin sẽ phân bổ không gian trong ổ cứng sao cho hợp lý nhất. Đến khi phần bộ nhớ ngoài đó đầy hoặc là hệ điều hành sẵn sàng chép nó qua ổ cứng thì lúc này dữ liệu mới thật sự được chuyển sang HDD. Việc này sẽ giúp giảm bớt tình trạng phân mảnh, và đó là tính năng nổi bật của các hệ thống tập tin như APFS (Apple) và EXT4 (Linux).

Riêng Apple còn có thêm tính năng “transparent defragmentation”

Apple tuyên bố MacOS không cần chống phân mảnh cho ổ cứng nhờ có tính năng “transparent defragmentation” trong hệ thống tập tin HFS+. Cụ thể, những tập tin có dung lượng dưới 1 mức nhất định sẽ được tự động chống phân mảnh khi bạn mở nó lên. Đành rằng bạn sẽ phải chờ lâu một chút, nhưng bù lại lần sau bạn mở tập tin đó lên thì sẽ nhanh hơn nhiều, và nếu bạn không thường xuyên chạy công cụ chống phân mảnh ổ cứng thì “transparent defragmentation” sẽ khá là hữu ích.

Tóm lại, nếu bạn có thói quen mở công cụ chống phân mảnh HDD lên cho nó chạy định kỳ, hoặc là thiết lập cho máy tính tự động chống phân mảnh sau 1 tuần hay 1 tháng thì đó là một điều rất tốt. Chỉ là bây giờ, nếu bạn quên chống phân mảnh ổ cứng đều đặn thì cũng không có gì quá nghiêm trọng cả, nhiều khi tốc độ của PC cũng không bị ảnh hưởng là bao đâu.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về vụ chống phân mảnh ổ cứng. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên