Hướng dẫn chọn bàn phím cơ cho các bạn học sinh, sinh viên

Hướng dẫn chọn bàn phím cơ cho các bạn học sinh, sinh viên

GEARVN - Màn hình LG 24GN65R-B 24" IPS 144Hz HDR10 Freesync chuyên game

Màn hình LG 24GN65R-B 24" IPS 144Hz HDR10 Freesync chuyên game

6.090.000₫
3.290.000₫ -46%
Đã bán: 837
 Màn hình LG 27GR75Q-B UltraGear 27

Màn hình LG 27GR75Q-B UltraGear 27" IPS 2K 165Hz Gsync chuyên game

7.990.000₫
6.290.000₫ -21%
Đã bán: 79
 Màn hình LG 24QP500-B 24

Màn hình LG 24QP500-B 24" IPS 2K 75Hz Freesync HDR10

3.990.000₫
3.790.000₫ -5%
Đã bán: 77
 Màn hình cong LG 34GP63A-B 34

Màn hình cong LG 34GP63A-B 34" 2K 160Hz G-Sync HDR chuyên game

9.190.000₫
8.890.000₫ -3%
Đã bán: 9
 Màn hình LG 24MR400-B 24

Màn hình LG 24MR400-B 24" IPS 100Hz

2.390.000₫
2.290.000₫ -4%
Đã bán: 21
GEARVN - Màn hình LG 27MR400-B 27" IPS 100Hz

Màn hình LG 27MR400-B 27" IPS 100Hz

2.750.000₫
2.600.000₫ -5%
Đã bán: 29
 Màn hình LG 22MR410-B 22

Màn hình LG 22MR410-B 22" 100Hz

2.490.000₫
1.990.000₫ -20%
Đã bán: 4
 Màn hình LG 32GR93U-B UltraGear 32

Màn hình LG 32GR93U-B UltraGear 32" IPS 4K 144Hz Gsync chuyên game

23.990.000₫
18.490.000₫ -23%
Đã bán: 3
 Màn hình LG 27GR93U-B UltraGear 27

Màn hình LG 27GR93U-B UltraGear 27" IPS 4K 144Hz Gsync chuyên game

19.990.000₫
13.690.000₫ -32%
Đã bán: 1
 Màn hình LG 32UR500-B 32

Màn hình LG 32UR500-B 32" 4K HDR 10

9.290.000₫
6.990.000₫ -25%
Đã bán: 2
GEARVN - Màn hình LG 29WQ600-W 29" IPS 100Hz USBC HDR10 UWFHD

Màn hình LG 29WQ600-W 29" IPS 100Hz USBC HDR10 UWFHD

6.090.000₫
4.990.000₫ -18%
Đã bán: 76
Màn hình LG 24MP500-B 24" IPS 75Hz Freesync chuyên game

Màn hình LG 24MP500-B 24" IPS 75Hz Freesync chuyên game

4.050.000₫
2.290.000₫ -43%
Đã bán: 96
 Màn hình ASUS ProArt PA278CV 27

Màn hình ASUS ProArt PA278CV 27" IPS 2K 75Hz USBC chuyên đồ họa

10.990.000₫
9.090.000₫ -17%
Đã bán: 10
 Màn hình ASUS ProArt PA248QV-P 24

Màn hình ASUS ProArt PA248QV-P 24" IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa

6.290.000₫
4.800.000₫ -24%
Đã bán: 138
GEARVN - Màn hình Asus TUF GAMING VG249Q3A 24“ Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game
 Màn hình ASUS VZ24EHF 24

Màn hình ASUS VZ24EHF 24" IPS 100Hz viền mỏng

2.990.000₫
2.300.000₫ -23%
Đã bán: 254
 Màn hình ASUS VZ27EHF 27

Màn hình ASUS VZ27EHF 27" IPS 100Hz viền mỏng

3.990.000₫
2.990.000₫ -25%
Đã bán: 130
GEARVN - Màn hình di động Asus ZenScreen MB166C 16" IPS FHD USBC

Màn hình di động Asus ZenScreen MB166C 16" IPS FHD USBC

5.990.000₫
3.290.000₫ -45%
Đã bán: 29
 Màn hình Asus ROG Swift PG32UCDM 32

Màn hình Asus ROG Swift PG32UCDM 32" OLED 4K 240Hz

41.990.000₫
39.890.000₫ -5%
Vừa mở bán
 Màn hình Asus ROG Strix XG27ACS 27
GEARVN - Màn hình cong Asus ROG Swift PG34WCDM 34" OLED 2K 240Hz USBC chuyên game
GEARVN - Màn hình cong Asus ROG Swift PG49WCD 49" QD-OLED 2K 144Hz chuyên game

Màn hình cong Asus ROG Swift PG49WCD 49" QD-OLED 2K 144Hz chuyên game

54.990.000₫
52.990.000₫ -4%
Vừa mở bán
 Màn hình ASUS Swift Pro PG248QP 24

Màn hình ASUS Swift Pro PG248QP 24" 540Hz G-Sync chuyên game

26.900.000₫
25.490.000₫ -5%
Vừa mở bán
 Màn hình ASUS ROG Strix XG27AQMR 27

Màn hình ASUS ROG Strix XG27AQMR 27" IPS 2K 300Hz 1ms G-Sync

20.990.000₫
18.990.000₫ -10%
Đã bán: 1
 Chuột không dây Logitech M331 Silent Blue

Chuột không dây Logitech M331 Silent Blue

490.000₫
329.000₫ -33%
Đã bán: 56
 Chuột Rapoo MT760 Mini Không Dây Đen

Chuột Rapoo MT760 Mini Không Dây Đen

790.000₫
750.000₫ -5%
Đã bán: 17
 Chuột Logitech M650 Off White

Chuột Logitech M650 Off White

849.000₫
619.000₫ -27%
Đã bán: 102
 Chuột Logitech G Pro X Superlight Wireless Black

Chuột Logitech G Pro X Superlight Wireless Black

3.490.000₫
2.790.000₫ -20%
Đã bán: 189
 Chuột Razer Deathadder Essential White

Chuột Razer Deathadder Essential White

460.000₫
430.000₫ -7%
Đã bán: 226
 Chuột Logitech G102 LightSync Black

Chuột Logitech G102 LightSync Black

599.000₫
409.000₫ -32%
Đã bán: 2453
 Phần mềm Microsoft 365 Personal QQ2-00003

Phần mềm Microsoft 365 Personal QQ2-00003

990.000₫
940.000₫ -5%
Đã bán: 28
 Tai nghe HP HYPERX Cloud Earbuds II Red

Tai nghe HP HYPERX Cloud Earbuds II Red

1.090.000₫
890.000₫ -18%
Đã bán: 841
 Tai nghe Logitech G733 LIGHTSPEED Wireless Black

Tai nghe Logitech G733 LIGHTSPEED Wireless Black

2.890.000₫
2.290.000₫ -21%
Đã bán: 159
 Tai nghe Asus ROG Cetra II Core

Tai nghe Asus ROG Cetra II Core

1.290.000₫
890.000₫ -31%
Đã bán: 956
GEARVN Tai nghe Logitech G435 Lightspeed Wireless Black

Tai nghe Logitech G435 Lightspeed Wireless - Black

1.490.000₫
1.450.000₫ -3%
Đã bán: 164
GEARVN - Tai nghe E-Dra EH494W Black

Tai nghe E-Dra EH494W Black

950.000₫
890.000₫ -6%
Đã bán: 35
 Tai nghe E-Dra EH412 Pro RGB USB 7.1

Tai nghe E-Dra EH412 Pro RGB USB 7.1

390.000₫
360.000₫ -8%
Đã bán: 18
Phần mềm Office Home & Student 2021 79G-05337

Phần mềm Office Home & Student 2021 79G-05337

2.190.000₫
1.950.000₫ -11%
Đã bán: 17
 Phần mềm Microsoft 365 Family 6GQ-00083

Phần mềm Microsoft 365 Family 6GQ-00083

1.490.000₫
1.250.000₫ -16%
Đã bán: 28
GEARVN - Lót chuột GEARVN Da Pu Hồng (450x400x2)

Lót chuột GEARVN Da Pu Hồng (450x400x2)

190.000₫
120.000₫ -37%
Đã bán: 5
GEARVN - Lót chuột GEARVN Nỉ (900x400x3)

Lót chuột GEARVN Nỉ (900x400x3)

300.000₫
120.000₫ -60%
Đã bán: 53
 Lót chuột GEARVN Da Pu Xanh (450x400x2)

Lót chuột GEARVN Da Pu Xanh (450x400x2)

190.000₫
120.000₫ -37%
Đã bán: 4
GEARVN - Lót chuột GEARVN Da Pu Đen (450x400x2)

Lót chuột GEARVN Da Pu Đen (450x400x2)

190.000₫
120.000₫ -37%
Đã bán: 11
 Lót chuột GEARVN Da Pu Đen (800x400x3)

Lót chuột GEARVN Da Pu Đen (800x400x3)

300.000₫
120.000₫ -60%
Đã bán: 277
GEARVN - Lót chuột GEARVN Cao Su FPS (450x400x5)

Lót chuột GEARVN Cao Su FPS (450x400x5)

250.000₫
120.000₫ -52%
Đã bán: 44
Mục lục

Vì bàn phím cơ bây giờ có rất nhiều kích thước và loại switch, nên GVN 360 bọn mình sẽ giúp bạn hiểu rõ từng yếu tố để có thể chọn ra chiếc bàn phím ưng ý nhé.

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ ra thì bàn phím cơ sẽ có nhiều kích thước và loại switch để hỗ trợ tốt nhất cho từng mục đích khác nhau. Cũng như chuột và tai nghe, việc lựa chọn một chiếc bàn phím cơ phù hợp cho nhu cầu học tập và giải trí là điều cũng quan trọng không kém. Vì mỗi người sẽ có mỗi gu thẩm mỹ khác nhau, có bạn thì thích hầm hố góc cạnh, có bạn thì thích bo góc mềm mại, cho nên GVN 360 sẽ không đề cập đến yếu tố thẩm mỹ mà thay vào đó, trong khuôn khổ bài viết này bọn mình sẽ tập trung vào yếu tố kích thước và loại switch nhé.

Các kích cỡ của bàn phím cơ

Bàn phím cơ cũng có kha khá kích thước, từ nhỏ xíu cỡ 40% (chỉ có các phím chữ cái và một số phím chức năng cơ bản) cho đến fullsize (đầy đủ các phím chữ, số, hàng nút F, và cả cụm numpad). Cơ bản thì kích thước càng nhỏ sẽ càng cơ động, tiện bỏ vào balô để mang đi, và ít chiếm diện tích mặt bàn; còn bàn phím lớn hơn thì sẽ đầy đủ các phím để bấm nên sẽ tiện thao tác hơn, thậm chí một số bàn phím còn có thêm vài phím tắt để bật trình duyệt web, máy tính, tăng/giảm âm lượng, hoặc bật/tắt nhạc chẳng hạn.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ đề cập đến các kích thước phổ biến trên thị trường là fullsize (104 phím), TKL (87 phím), và 60% (68 phím) để các bạn dễ hình dung, tiện tham khảo và tìm mua tại các cửa hàng PC nhé.

Bàn phím fullsize

 

Bàn phím fullsize là phổ biến nhất, quen thuộc nhất với đa số người dùng. Đây sẽ là bàn phím phù hợp dành cho những bạn nào thường xuyên gõ văn bản và nhập số liệu nhiều, vì nó có thêm cụm phím số numpad nằm bên cạnh để tiện thao tác. Ngoài ra, bàn phím fullsize cũng có đầy đủ các phím chức năng như Home/End, PgUp/PgDn nên việc di chuyển con trỏ hoặc tô chọn các dòng trong văn bản cũng sẽ nhanh gọn hơn.

 

Cơ bản thì đây là chiếc bàn phím mà bạn có thể xài trong mọi tình huống, từ học tập, làm việc, cho đến chơi game đều được hết. Thậm chí, nếu bạn hay lướt web hoặc nghe nhạc thì nó còn tiện ở chỗ là mấy hãng thường hay tích hợp thêm nút cuộn để tăng/giảm âm lượng, và mấy phím media để bấm cho lẹ.

 

Bù lại, vì có tới ít nhất là 108 phím nên bàn phím fullsize sẽ khá là bự, cồng kềnh, khó bỏ vừa balô. Thêm nữa là nó sẽ chiếm kha khá diện tích mặt bàn, cho nên nếu không gian trên bàn của bạn có giới hạn, hoặc bạn theo phong cách tối giản thì đây chưa hẳn là sự lựa chọn tối ưu cho lắm. Ngoài ra, vì bị chiếm kha khá diện tích mặt bàn nên lúc chơi game, bạn sẽ không có nhiều khoảng trống để di chuyển chuột. Và một số bàn phím fullsize cũng sẽ có giá thành cao hơn so với phiên bản nhỏ hơn (ít phím hơn) của nó do tốn nhiều nguyên vật liệu để sản xuất hơn – một yếu tố cần cân nhắc nếu hầu bao của bạn có hạn.

              Bàn phím TKL (tenkeyless)

 

Dịch theo nghĩa đen thì tenkeyless nghĩa là bớt đi 10 phím, và bàn phím TKL cũng giống như vậy đó. Cụ thể, bàn phím TKL sẽ được lược bỏ toàn bộ phần numpad (các số 0-9 và các phím phép toán) bên tay phải để có thân hình gọn gàng hơn so với loại fullsize. Các phím Home/End, PgUp/PgDn vẫn được giữ lại nên việc gõ văn bản xem như không ảnh hưởng gì cả. Vì thế, nếu bạn không thường xuyên nhập số liệu, chủ yếu chỉ gõ bài vở, làm slide thuyết trình thôi thì bàn phím TKL sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn.

 

Vì có thiết kế gọn gàng nên mặt bàn của bạn sẽ thông thoáng hơn, có thêm chỗ để đặt những món đồ khác (sổ, sách,…), hoặc đơn giản là có thêm diện tích để di chuột thoải mái hơn. Cộng với đó là bạn có thể bỏ vừa chiếc bàn phím này trong balô để đem đến quán café xài cũng được. Thay vì có các nút media riêng như bàn phím fullsize, bàn phím TKL sẽ sử dụng phím chức năng [Fn] cộng với hàng phím F chẳng hạn để bật/tắt nhạc, tăng/giảm âm lượng, vân vân. Nói chung là mấy phím tắt vẫn còn ở đó, chỉ là thao tác hơi bất tiện một xíu so với bàn phím fullsize thôi.

 

Thường thì bàn phím TKL sẽ có giá thấp hơn bàn phím fullsize, nhưng nhiều khi mức chênh lệch cũng không đáng kể cho lắm. Vì thế cho nên bạn có thể cân nhắc giữa TKL hoặc fullsize, vì nếu lâu lâu bạn vẫn cần cụm numpad để nhập số liệu cho tiện, hoặc bấm mấy phép tính cho nó nhanh thì lúc đó xài bàn phím TKL sẽ bất tiện đó.

Bàn phím 60%

 

Theo lý thuyết, đây vẫn chưa phải là bàn phím có kích thước nhỏ nhất đâu, vì hiện nay vẫn có những chiếc bàn phím cơ custom với kích thước còn nhỏ hơn vậy nhiều. Nhưng trong số những kích thước được bán phổ biến trên thị trường thì kích thước nhỏ nhất mà các hãng bán ra thường sẽ là 60% (68 phím). Bàn phím này sẽ được lược bỏ toàn bộ cụm numpad, cụm phím chức năng (Home/End, PgUp/PgDn), cụm phím mũi tên, và hàng phím F ở trên cùng. Vì được lược bỏ kha khá phím nên giá thành của những con bàn phím này thường sẽ dễ tiếp cận hơn phiên bản fullsize của cùng mẫu đó.

 

Vì có kích thước cực kỳ nhỏ gọn nên nhìn nó cũng rất là tối giản, chiếm rất ít diện tích mặt bàn nên nếu bàn của bạn nhỏ thì cũng chẳng cần phải lo. Hơn nữa, những chiếc bàn phím này cũng thường đi kèm với tính năng kết nối không dây rất là tiện lợi, đỡ phải xài dây vướng víu. Trường hợp bạn nào không quen gõ bàn phím trên laptop, hoặc là nó chưa đủ phê thì những chiếc bàn phím cơ 60% này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng đó nha. Đã vậy nó cũng dễ dàng bỏ vào balô để mang đi nữa.

 

Tuy nhiên, kích thước nhỏ vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của bàn phím 60% các bạn ạ. Vì bị bỏ mất kha khá phím nên việc nhập số liệu sẽ bất tiện như bàn phím TKL. Và mấy bạn thường hay gõ văn bản cũng sẽ phải tốn thời gian làm quen với chiếc bàn phím này luôn. Vì cụm phím chức năng và phím mũi tên đều bị cắt bỏ, cho nên nếu muốn xài mấy chức năng đó là bạn phải nhấn combo phím [Fn] cộng với 1 phím khác (thường sẽ được in trên keycap), khá là bất tiện đó nha. Chưa kể, vì hàng phím F trên cùng cũng “bay màu” nốt, cho nên các bạn học ngành lập trình viên nên tránh xa bàn phím 60% nhé, không thôi là quá trình debug phần mềm sẽ vừa bất tiện vừa lâu hơn bình thường đó, do bạn phải bấm combo [Fn] + các phím số 1-9 để xài chức năng F1-F9.

Các loại switch của bàn phím cơ

Thật sự mà nói thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại switch, chưa kể mỗi hãng thường hay có loại switch của riêng họ. Và cơ bản thì switch nào bấm chữ A cũng… ra chữ A thôi, cho nên việc lựa chọn switch sẽ thiên về sở thích cá nhân nhiều hơn. Tuy nhiên, sẵn dịp viết bài này, mình sẽ đề cập đến 3 dạng switch phổ biến với 3 cảm giác nhấn khác nhau; và cho dù có là switch loại nào thì thường nó cũng sẽ thuộc 1 trong 3 dạng chính này. Mời các bạn đọc thêm ở phần dưới đây nhé.

Switch clicky (có khấc, có tiếng clicky) dành cho những bạn thích cảm giác gõ phím & âm thanh lách cách

 

Loại switch này có đặc điểm là khi nhấn, bạn sẽ cảm thấy giữa hành trình phím có 1 cái khấc rõ rệt, và khi đi qua cái khấc này thì switch sẽ kêu một cái tách. Tùy loại switch mà cảm nhận của phần khấc, tiếng kêu tách tách, độ nặng của phím sẽ có sự khác nhau; nhưng nhìn chung kết cấu của dạng switch này là như vậy.

Vì nó có phản hồi xúc xác tốt lẫn tiếng kêu lách cách nghe vui tai, cho nên nhiều bạn hay gõ văn bản hoặc mấy bạn lập trình viên gõ code thường sẽ rất thích bàn phím này. Bạn sẽ cảm nhận rõ từng phím mà mình đang bấm, cộng với đó là âm thanh tách tách như kiểu mình đang là nhà văn đang gõ cuốn tiểu thuyết trên máy đánh chữ ngày xưa vậy.

Tuy nhiên, tiếng kêu nghe vui tai kia nhiều khi lại chính là tiếng ồn đối với những người xung quanh, hay thậm chí là chính người dùng. Nếu bạn là người thích sự tĩnh lặng thì hiển nhiên switch clicky không dành cho bạn rồi. Còn nếu bạn không ngại tiếng kêu to, nhưng ngại những cặp mắt khó chịu của những người xung quanh khi bạn gõ phím thì cũng nên cân nhắc trước khi mua bàn phím có switch clicky nhé.

Switch tactile (có khấc, không tiếng clicky) dành cho những bạn thích phản hồi xúc giác mà không làm phiền những người xung quanh

 

Nếu switch clicky có tiếng lách cách nghe ồn, khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng vẫn muốn có cảm giác nhấn phát nào là rõ ràng phát đó thì switch tactile sẽ phù hợp dành cho bạn đó. Đây là loại switch cân bằng giữa độ êm mượt và cảm giác phản hồi. Giữa hành trình phím vẫn có 1 cái khấc để bạn cảm nhận mỗi khi nhấn xuống, nhưng nó sẽ không phát ra tiếng tách tách như switch clicky.

Vì đã loại bỏ được tiếng clicky, nên âm thanh lúc này chỉ còn lại tiếng phát ra khi bạn nhấn hết hành trình của phím thôi. Tùy vào loại keycap, cấu tạo của switch và bàn phím mà tiếng bottom-out có thể sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung là nó sẽ đỡ ồn hơn rất nhiều so với switch clicky. Vì thế nên bạn nào thường xuyên phải nhập liệu, muốn có cảm giác của một chiếc “bàn phím cơ” hay đơn giản là muốn biến việc gõ chữ thành một thú vui tao nhã mà không muốn làm phiền những người xung quanh thì hãy ưu tiên chọn switch tactile nhé.

Switch linear (không khấc, không tiếng clicky) dành cho những bạn gõ nhanh và thích sự yên tĩnh

 

Trái ngược hoàn toàn với switch clicky, switch linear sẽ không có khấc và không có tiếng lách cách nào cả. Hành trình phím sẽ mượt mà và suôn đuột từ đầu tới cuối luôn, và chỉ phát ra tiếng kêu khi bạn nhấn hết hành trình phím mà thôi. Chính vì nó “cơ bản” đến thế nên switch linear được xem là bạn của mọi nhà, phù hợp với đa số đối tượng người dùng.

Một mẫu bàn phím thường sẽ có 3 phiên bản với 3 loại switch trên. Đối với vài mẫu bàn phím cơ, nhà sản xuất đôi khi không làm phiên bản switch clicky và/hoặc tactile, nhưng phiên bản switch linear thì hầu như lúc nào cũng sẽ có. Vì thế nên nếu bạn thích loại switch này thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn với mẫu mã và thương hiệu đa dạng hơn so với 2 loại còn lại.

Một ưu điểm nữa của switch linear là thông thường, nó sẽ nhẹ hơn và có điểm nhận tín hiệu sớm hơn 2 loại switch kia. Do đó, nếu bạn cần gõ phím nhanh, hoặc gõ phím theo kiểu “touch typing” thì switch linear sẽ cực kỳ phù hợp và lợi hại đó nhe. Thay vì nhấn hết hành trình, bạn chỉ cần nhấn nhẹ xuống là chữ đã hiện trên màn hình rồi. Lưu ý là sẽ có những loại switch linear xài lò xo nặng hơn cả switch clicky và tactile, khiến việc gõ phím trong thời gian dài sẽ khá là mỏi tay và phản tác dụng. Các bạn nhớ chú ý vụ này và nên nhờ nhân viên tư vấn kỹ trước khi mua nhé.

 

Hiện GearVN đang có chương trình deal thơm khi mua bàn phím với mức ưu đãi lên đế 53%. Để xem thông tin chi tiết cũng như cập nhật giá khuyến mãi của những chiếc bàn phím đang hot trên thị trường, các bạn truy cập tại đâytại đây nhé.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên