Hướng dẫn xử lý đồ điện tử nếu chẳng may vào nước

Hướng dẫn xử lý đồ điện tử nếu chẳng may vào nước

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

27.990.000₫
26.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
21.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

26.990.000₫
26.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
32.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
24.490.000₫ -16%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
Mục lục

Nước là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm và thường gặp của đồ điện tử, tuy nhiên nếu bạn biết xử lý thì nước cũng không quá đáng sợ. Có một thực tế là khoảng 70% chúng sẽ hoạt động lại bình thường sau khi vào nước nếu được xử lý đúng cách. Thế nên nếu món đồ điện tử của bạn chẳng may bị vào nước thì cũng đừng hốt hoảng mà hãy bình tĩnh áp dụng các bước xử lý sau đây. Tuy hơi mất thời gian một xíu nhưng quy trình này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền sửa chữa đất.

Cấp cứu đồ điện tử bị vào nước

Vớt nó khỏi nước càng nhanh càng tốt

Hướng dẫn xử lý đồ điện tử nếu chẳng may vào nước

Nếu điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh hay bất kỳ thứ đồ điện tử nào của bạn rơi xuống nước thì điều đầu tiên bạn nên làm là vớt nó lên càng nhanh càng tốt. Để thiết bị tiếp xúc với nước càng lâu thì nước sẽ càng đi vào sâu hơn và việc xử lý sẽ càng khó khăn hơn.

Ngắt nguồn

Sở dĩ đồ điện tử hư hỏng khi vào nước là vì trong nước có các tạp chất dẫn điện. Khi xâm nhập vào bảng mạch của đồ điện tử thì nước sẽ gây chập mạch và lúc này thì đồ điện tử mới hỏng. Thế nên đồ điện tử nếu không có điện thì dù vào nước cũng chưa chắc đã hỏng. Đó là lý do mà chúng ta nên ngắt nguồn điện trong thiết bị điện tử càng nhanh càng tốt bằng cách rút dây, tắt máy và tháo pin (nếu có) khi nó bị vào nước.

Hướng dẫn xử lý đồ điện tử nếu chẳng may vào nước

Hiện nay thì hầu hết các mẫu smartphone, laptop, tablet đều không có pin rời, điều bạn có thể làm chỉ là tắt nguồn mà thôi. Tuy nhiên với camera thì vẫn có pin nên bạn hãy tháo ngay lập tức nếu bị vào nước nhé.

Tháo khe SIM, jack cắm, receiver và mọi thứ có thể tháo

Khi một thiết bị điện tử đã bị vào nước thì việc chúng ta cần làm là mở đường cho nước và hơi ẩm thoát ra. Bạn nên tháo tháo khe SIM, jack cắm, receiver và mọi thứ có thể tháo để giúp thiết bị được thông thoáng nhất có thể.

Làm khô đồ điện tử bị vào nước

Đổ sạch nước ra

Khi đã tháo hết mọi thứ có thể tháo rồi thì bạn có thể lắc nhẹ món đồ điện tử của mình để nước có thể thể thoát ra theo các kẽ hở và cổng I/O.

Rửa sạch cẩn thận bằng nước ngọt (nếu thiết bị dính nước sình, nước ngọt hoặc nước biển)

Nước biển có tính ăn mòn rất cao và dẫn điện rất tốt nên cực kỳ nguy hiểm cho đồ điện tử. Vì thế nên nếu đồ điện tử đã dính nước biển thì tốt nhất bạn nên rửa lại bằng nước ngọt. Tương tự thì nước sình, nước ngọt cũng có thể có thành phần hóa học phức tạp nên nếu lỡ dính vào thiết bị thì bạn cũng nên lau rửa cho nhanh.

Cho bạn nào chưa biết nước biển đáng sợ ra sao thì mình xin nói chuyện ngoài lề một chút xíu. Khi đi câu cá ở biển hoặc vùng nước lợ về thì mình đều phải rửa kỹ bộ dụng cụ bằng nước ngọt. Nếu không nước biển đọng lại sẽ ăn mòn các bộ phận bằng nhôm, hợp kim magie, đồng và thép luôn. Ngoài ra nó còn phá hoại luôn cả dây câu nữa, đặc biệt là dây PE hay còn gọi là dây dù.

Đồ câu cá đã như vậy, thế bạn nghĩ sao nếu nước biển lọt vào và đọng lại bên trong đồ công nghệ?

Lau khô bên ngoài

Hướng dẫn xử lý đồ điện tử nếu chẳng may vào nước

Bạn có thể dùng khăn vải mềm để lau khô thiết bị nhưng nhớ là không được dùng để lau ống kính và màn hình vì sợi vải có thể làm trầy chúng. Tốt nhất là nên lau phần ống kính bằng vải microfiber chuyên dụng.

Dùng máy hút bụi hoặc bình xịt khí nén để lấy bớt nước

Bạn có thể sử dụng máy hút bụi để hút những giọt nước còn sót lại trên các cổng I/O và khe hở của thiết bị. Tuy nhiên đừng để miệng vòi hút quá sát vì nó có thể tạo ra tĩnh điện gây hư hỏng.

Bạn cũng có thể thổi bớt những giọt nước thừa trong thiết bị đi bằng bình xịt khí nén, hướng nó vào khe bàn phím, kẽ hở, loa, micro hay bất kỳ chỗ nào khác để đẩy nước ra ngoài.

Nhớ không được dùng máy sấy vì nhiệt độ cao rất dễ làm tổn thương đồ điện tử, đặc biệt là màn hình LCD.

Ngâm trong vật liệu hút ẩm

Đây là một bước rất quan trọng, giúp lấy đi phần nước đã đi sâu vào thiết bị. Bạn có thể vùi thiết bị của mình trong một hộp gạo hoặc chất hút ẩm trong ít nhất 12 giờ để loại bỏ nước còn đọng bên trong, nhớ trở mặt thường xuyên, khoảng 1-2 tiếng 1 lần. Thiết bị càng to thì thời gian hút ẩm phải càng lâu, ví dụ như camera thì bạn ngâm trong đó một tuần luôn cho chắc.

Kiểm tra xem còn nước không

Đây là bước kiểm tra cuối cùng xem thiết bị của bạn đã hết ẩm chưa. Hãy đặt nó lên giấy ăn trong 4-6 giờ rồi kiểm tra xem miếng khăn giấy đó có hoàn toàn khô ráo hay không. Nếu có thì xong, còn nếu không thì bạn hãy lặp lại bước dùng máy hút bụi hoặc bình xịt khí nén.

Test xem thiết bị có hoạt động bình thường không

Sau quá trình hong khô, hút ẩm các kiểu thì giờ chúng ta sẽ đến bước test xem thiết bị của bạn có hoạt động bình thường hay không.

Đầu tiên thì bạn hãy khởi động thiết bị thử xem nó có lên không. Nếu có lên và hoạt động đầy đủ chức năng thì xin chúc mừng vì món đồ của bạn đã an toàn. Nếu không, ví dụ như camera chưa khởi động được (với điện thoại) hay phím bị liệt (với laptop) thì bạn nên lặp lại bước hút ẩm chứ đừng cố dùng tiếp vì có thể sẽ gây hại cho thiết bị.

Nếu màn hình laptop, điện thoại… còn bị ám màu thì chứng tỏ là màn hình của nó vẫn còn ẩm nhưng nếu muốn dùng thì vẫn dùng được. Nếu bạn may mắn thì vết ám màu sẽ biến mất cùng với độ ẩm sau vài ngày sử dụng, còn nếu không thì nó sẽ bám lên màn hình của bạn vĩnh viễn luôn.

Nếu sau tất cả các bước này mà thiết bị của bạn không chạy lại được thì tức là nó toang rồi đấy. Lúc này thì bạn sẽ cần đưa nó đến cho dân chuyên nghiệp tại các trung tâm sửa chữa đồ điện tử để nhờ họ xử lý hoặc bạn mua hẳn cái mới luôn.

Trên đây là quy trình xử lý chung cho những món đồ điện tử chẳng may bị vào nước. Mong rằng có thể giúp các bạn tiết kiệm khoản chi phí sửa chữa và tránh được những sự cố tốn tiền. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và chúc những món đồ điện tử của các bạn luôn hoạt động trơn tru nhé.

*Lưu ý: Quy trình xử lý đồ điện tử bị vô nước trên đây thì nhanh nhất cũng phải hơn nửa ngày, lâu thì có thể đến cả tuần luôn. Hơn nữa mọi bước đều phải làm cho thật kỹ. Nếu bạn thấy nó phiền phức hoặc không tự tin thì cứ đem đến mấy tiệm sửa chữa đồ điện tử để dân chuyên nghiệp xử lý cho nhanh. 

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360:

Nguồn: newsroom.intel.com

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên