Intel Tejas – Tham vọng tàn lụi về một con chip Pentium 5 xung nhịp 10 GHz

Intel Tejas – Tham vọng tàn lụi về một con chip Pentium 5 xung nhịp 10 GHz

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Sau 18 năm trời, cuối cùng chúng ta cũng biết thêm thông tin về vi xử lý Pentium 5 Tejas – cột mốc đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử về việc Intel chuyển hướng từ chip đơn nhân sang chip đa nhân.

Kênh YouTube Fully Buffered vừa mới đăng tải một video clip bàn luận về lịch sử của dự án Tejas Project bị Intel từ bỏ. Dự án này dự kiến sẽ tạo ra và mở bán đại trà 2 con chip Pentium 5 với xung nhịp đơn nhân cao ngất ngưởng – lên tới tầm 7-10 GHz (tùy vào con chip). Tiếc rằng dự án này đã bị xếp xó do nó gặp vấn đề về lượng điện tiêu thụ và bị quá nhiệt, phần khác là do Intel chuyển mục tiêu của công ty sang việc phát triển vi xử lý đa nhân.

Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn kỹ hơn một chút về 2 con chip này nhé. Tejas là tên mã của vi xử lý kế nhiệm Pentium 4, còn Jayhawk là phiên bản tương đương với chip Xeon của dòng Pentium 5 bị rỏ rơi.

Intel Core đã tạo ra những tiêu chuẩn cơ bản cho các kiến trúc tối ưu về mặt hiệu suất sử dụng điện. Netburst – kiến trúc cho các vi xử lý x86 – ra mắt hồi tháng 11/2000, và nó xuất hiện trong nhân Willamette của dòng chip Pentium 4. Netburst còn được ứng dụng vào các con chip Pentium D cho đến tháng 7/2006, khi Intel quyết định thay thế kiến trúc này bằng kiến trúc Core hiện đại hơn.

Intel Tejas

Vào năm 2003, Intel bắt tay vào việc phát triển dòng chip Tejas, dự kiến trình làng vào năm 2004. Tuy nhiên, do những vấn đề liên quan đến khâu thiết kế chip, Intel buộc phải dời ngày ra mắt đến năm 2005. Xúi quẩy là đội xanh đã không đạt được mục tiêu đã đề ra với dự án Tejas Project và đã chấm dứt việc phát triển nó vào ngày 07/05/2004. Ngoài những vấn đề về nhiệt độ và ngốn điện ra, Intel còn phải đối mặt với chuyện hi sinh mức hiệu năng trên mỗi xung nhịp (performance per clock) của vi xử lý Tejas.

Intel từng đối mặt với những vấn đề tương tự như vậy rồi, cụ thể là với Prescott và mức hiệu năng nhỉnh hơn một chút của nó so với Northwood. Prescott có thể đạt xung nhịp hơn 5 GHz nhưng lại ngốn điện nhiều hơn và chạy nóng hơn, mặc dù đúng là nó chỉ tăng một chút ít so với Northwood. Với Tejas, Intel muốn nó phải có xung nhịp cao hơn cả Prescott, họ muốn nó đạt xung nhịp lên lên tới 10 GHz trong vòng 10 năm (từ 2000 đến 2011). Tuy nhiên, theo thông tin từ Fully Buffered thì Prescott thực chất lại là một thảm họa các bạn ạ.

Chip Tejas và Jayhawk đều được thiết kế để cải thiện dựa trên NetBurst, với Tejas được phát triển bằng tiến trình 90nm. Sau đó, con chip này phải giảm tiến trình từ 90nm xuống còn 65nm. Vào thời điểm bấy giờ, dòng chip này có bộ nhớ đệm L2 dung lượng đúng 1MB. Vi xử lý tiến trình 65nm đã tăng gấp đôi dung lượng bộ nhớ đệm L2 so với chip 90nm, đạt 2MB. Theo tin đồn thì Intel còn phát triển thêm con chip Cedar Mill 2 nhân nhưng cuối cùng cũng bặt vô âm tín.

Intel Tejas

Về cấu hình của vi xử lý Tejas, nhiều trang tin cho biết các mẫu thử nghiệm đầu tiên được gửi cho các đối tác cho thấy xung nhịp của nó đạt 2,8 GHz với TDP là 150W. Con CPU này sẽ tương thích với socket LGA775 với diện tích die là 213 mm² – gấp đôi so với chipset Prescott.

Kênh Fully Buffered có được vi xử lý Tejas và Jayhawk từ John Culver (CPU Shack trên eBay). YouTuber cho biết con chip Tejas sẽ tương thích với socket LGA771 chứ không phải là LGA775 như thông tin trước đó. Theo ngày tháng in trên con chip và được xác nhận trong tài liệu RoHS thì nó rơi vào khoảng giữa tháng 4/2004, tức là chỉ cách ngày Intel xóa sổ dự án này có vài tuần mà thôi.

Steve Fischer – một trong những kỹ sư của Intel từng góp phần trong dự án phát triển chip Tejas và Jayhawk – có cung cấp thêm thông tin về lịch sử phát triển của nó trên kênh Fully Buffered. Fischer nói rằng Tejas có chuỗi phát triển trải dài qua khoảng 50 giai đoạn và dự kiến nó có xung nhịp trên 7 GHz. Ông gọi nó là “Death Star trong mảng vi xử lý”.

Vi xử lý Pentium 4 nhanh nhất thời bấy giờ đạt 3,8 GHz tại mức TDP 115W. Suy ra theo lý thuyết, Tejas sẽ đạt 7 GHz ở mức TDP khoảng 250W hoặc cao hơn, và lúc đó bạn sẽ cần dùng đến tản nhiệt nước để kiểm soát phần nhiệt lượng tỏa ra.

Intel Tejas

Có nhiều góc nhìn khi nói về Tejas. Ở một khía cạnh, Tejas sẽ tận dụng kiến trúc Pentium 4 để đẩy nó tới một giới hạn mới; nhưng cũng có kha khá người lại cho rằng đây là đường cùng, do nó vắt kiệt các công đoạn và quá ngốn điện, trong khi xu hướng khi đó lại đề cao sự cơ động và ít ngốn điện, thế nên đi theo xu hướng này sẽ hợp lý hơn. Sau khi phân tích các dẫn chứng và kết quả, Intel quyết định khai tử Tejas và chuyển sang phát triển kiến trúc theo xu hướng trên.

Về nguồn gốc tên gọi của 2 con chip, Fischer chia sẻ rằng ông nghĩ Tejas được đặt theo tên của một công viên hoặc dòng sông ở Texas, còn Jayhawk thì ông không chắc lắm. Kênh Fully Buffered có thử gắn 2 con chip đó lên bo mạch chủ nhưng tiếc là nó không chạy được.

Intel Tejas

Việc xóa sổ cả một dự án đồng nghĩa với việc Intel chấp nhận mất trắng hàng triệu USD. Đối với Intel, việc hủy Tejas và Jayhawk đã tạo ảnh hưởng khá lớn đến dự án phát triển vi xử lý 2 nhân đầu tiên của Intel đối với Itanium – kiến trúc dành cho máy chủ doanh nghiệp và hệ thống máy tính hiệu năng cao (high-performance computing).

Intel ngay lập tức chuyển hướng, tập trung phát triển Pentium M – kiến trúc sử dụng một số “building block” giống với kiến trúc P6 sử dụng trong laptop Centrino. Khiến trúc này là một bước tiến đáng kể đối với Intel, do nó không chỉ vượt mặt một số kiến trúc dựa trên NetBurst mà còn thúc đẩy sự phát triển của vi xử lý Core, từ đó tạo ra kiến trúc Core 2 được ứng dụng cho tới tận bây giờ.

Nói đi cũng phải nói lại, cho tới tận bây giờ, cuộc đua về xung nhịp vẫn không có dấu hiệu ngừng lại các bạn ạ, thậm chí nó còn vô cùng sôi nổi luôn là đằng khác. AMD và Intel đều đang đẩy những con chip thế hệ mới của họ vượt ngưỡng 5,5 GHz, gần chạm tới mốc 6 GHz luôn. Ngành công nghệ chưa bao giờ hết “hot”, và chúng ta cùng chờ xem tương lai sẽ có con chip đột phá nào đang chờ đón nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Wccftech


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên