Ổ cứng siêu kính viễn vọng không gian James Webb tuy chỉ 68GB nhưng chống bức xạ vũ trụ, đủ dùng 10 năm
Ổ cứng của kính viễn vọng không gian James Webb tuy có dung lượng không lớn nhưng nó có những tính năng đặc biệt để phục vụ sứ mệnh phi thường
Kính viễn vọng không gian James Webb đang hot rần rần mấy hôm nay sau sự kiện nó gửi về Trái đất bức ảnh “sâu” nhất lịch sử thiên văn học. Đây hiện là kính thiên viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo, giúp con người vươn tầm mắt đến những vùng không gian xa xôi, nơi chưa từng biết đến hoặc những nơi đã biết rồi nhưng với độ chi tiết chưa từng có. Với những thứ nghe cực kỳ đao to búa lớn như vậy, có lẽ ít ai ngờ tới được rằng ổ cứng của James Webb có dung lượng chỉ 68GB.
Điều làm cho chiếc ổ cứng có dung lượng bé tí này xứng đáng được trang bị cho James Webb là sự phù hợp của nó. Kính viễn vọng không gian James Webb được thiết kế để có thể thu thập được 57GB dữ liệu mỗi ngày, và nó có thể truyền về một nửa lượng dữ liệu đó trong mỗi vòng quay của Trái đất. Bản thân chiếc kính thiên văn cũng không cần ổ cứng có dung lượng quá lớn vì nó chẳng giữ dữ liệu trong thời gian dài làm gì cả. Thay vì dung lượng lớn, nó cần thứ khác đặc biệt hơn.
Để chống chọi với bức xạ từ không gian, chiếc ổ cứng trên James Webb đã được “làm cứng bằng bức xạ”. Nó có dung lượng nhiều hơn mức cần thiết cho hoạt động hằng ngày 10GB để bù trừ cho việc suy giảm dung lượng sau 10 năm.
Chiếc ổ cứng này là minh chứng hùng hồn cho quan điểm rằng không phải cái gì mạnh cũng tốt, câu chuyện ở đây là sự tối ưu. Những thông số về dung lượng, hiệu năng, nhân luồng sẽ đều vô nghĩa nếu không được sử dụng một cách hiệu quả. Nếu như cách đây hơn 50 năm, NASA có thể dùng 4kB RAM để đưa người lên mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 thì nay họ cũng dùng 68GB ổ cứng để giúp đôi mắt vĩ đại nhất của loài người hoạt động.
Tóm tắt nội dung:
- Ít ai ngờ tới được rằng ổ cứng của James Webb có dung lượng chỉ 68GB
- Bản thân chiếc kính thiên văn không cần ổ cứng có dung lượng quá lớn vì nó chẳng giữ dữ liệu trong thời gian dài, vì nó gửi dữ liệu về Trái đất thường xuyên
- Thay vào đó, nó cần chống chọi với bức xạ từ không gian
- Thế nên chiếc ổ cứng trên James Webb đã được “làm cứng bằng bức xạ”
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Kính viễn vọng không gian xịn nhất thế giới James Webb chụp bức ảnh “sâu nhất” lịch sử thiên văn học
- Sứ mệnh Mặt Trăng của NASA sẽ cho phi hành gia du hành với vận tốc gấp 32 lần âm thanh trong con tàu đương đầu với 2760 độ C
Nguồn: PC Gamer