PCIe 5.0 còn chưa ứng dụng thì PCIe 6.0 đã chốt thông số khe x16 với tốc độ đến 128 GBps
PCIe 6.0 tuy có nhanh đó, nhưng đồng thời nó cũng có một số thách thức nhất định.
PCI-SIG vừa mới công bố thông số PCIe 6.0 đã đi đến giai đoạn Final Draft – cột mốc quan trọng chính thức đánh dấu việc hoàn tất công đoạn phát triển. Tất cả SoC (system-on-chips) tương thích với thông số PCIe 6.0 phiên bản 0.9 cũng sẽ tương thích với phiên bản chính thức 1.0. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp nào chúng ta sẽ cần đến PCIe Gen6?
PCIe Gen6 sẽ có tốc độ truyền dữ liệu 64 GT/s mỗi pin, tăng từ 32 GT/s của PCIe Gen5 và 16 GT/s của PCIe Gen4. PCIe Gen6 vẫn sẽ trương thích ngược với các phần cứng hiện tại. Công nghệ mới này cho phép dữ liệu được truyền tải với tốc độ lên đến 128 GBps (mỗi chiều) thông qua giao tiếp x16.
Thông số PCIe có 5 giai đoạn chính: Concept, First Draft, Complete Draft, Final Draft, Final. Việc đạt đến giai đoạn Final Draft (phiên bản 0.9) nghĩa là nó sẽ không thay đổi gì về chức năng nữa, và các thành viên của hiệp hội PCI-SIG sẽ bắt đầu đánh giá chuẩn này để dùng cho các sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế của họ. Theo lý thuyết, những công ty đã tung ra con chip SoC hỗ trợ PCIe 6.0 phiên bản 0.9 đều có thể ghi rằng “PCIe 6.0 Ready”.
Để đạt được tốc độ và băng thông khủng khiếp đến như vậy, các nhà phát triển chuẩn mới này đã phải dùng “pulse amplitude modulation” với 4 mức tín hiệu (PAM-4), vốn cũng được dùng cho các công nghệ mạng cao cấp như InfiniBand hoặc VRAM GDDR6X. Ngoài ra, PCIe Gen6 còn có tính năng “forward error correction” (FEC) với độ trễ thấp nhằm đảm bảo hiệu suất ở tốc độ cao.
PCIe 6.0 là một bước tiến lớn về mặt giao tiếp vì nó mang nhiều đột phá và giúp cải thiện hiệu năng rất nhiều, nhưng nó cũng tạo ra những thử thách đối với các nhà thiết kế chip và nhà thiết kế hệ thống. Thứ nhất, PAM-4 ngốn nhiều điện và cần die có kích thước lớn. Vì thế cho nên bây giờ nó chỉ mới xuất hiện trong các trung tâm dữ liệu cao cấp 100GbE và 200GbE, hoặc trong các mạng lưới doanh nghiệp mà thôi. Thứ nhì, 64 GT/s là rất nhanh. Mặc dù PAM-4 và FEC có giúp hạn chế được một số vấn đề, tín hiệu truyền qua bảng mạch (PCB) sẽ phải được tối ưu để tránh hiện tượng “crosstalk”, mất tín hiệu, vân vân.
Cơ bản thì điều này có nghĩa là không phải tất cả kỹ sư thiết kế SoC (nhất là mảng client PC) sẽ sẵn sàng đón nhận PCIe 6.0 do vấn đề liên quan đến chi phí và điện năng. Hơn nữa, việc trang bị PCIe 6.0 sẽ cần bảng mạch PCB và một số linh kiện khá phức tập. Tựu trung, PCIe 6.0 sẽ thích hợp đối với máy chủ và các hệ thống chuyên biệt, nhưng nó sẽ rất là đắt đỏ đối với mảng client PC.
Tóm tắt ý chính:
- PCIe Gen6 sẽ có tốc độ truyền dữ liệu 64 GT/s mỗi pin, tăng từ 32 GT/s (PCIe Gen5) và 16 GT/s (PCIe Gen4)
- PCIe Gen6 vẫn sẽ trương thích ngược với các phần cứng hiện tại
- Công nghệ mới này cho phép dữ liệu được truyền tải với tốc độ lên đến 128 GBps (mỗi chiều) thông qua giao tiếp x16
- PCIe 6.0 sẽ thích hợp đối với máy chủ và các hệ thống chuyên biệt, nhưng nó sẽ rất là đắt đỏ đối với mảng client PC
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- SSD PCIe 5.0 phô diễn tốc độ nhanh “chóng mặt”, đọc 14 GB dữ liệu chỉ trong 1 giây
- Samsung hé lộ SSD PCIe 5.0 dự kiến ra mắt Quý II/2022
- SSD PCIe 4.0 của Trung Quốc đạt tốc độ 7,5 GBps với chip NAND 128L 3D TLC
- Lộ tin bo mạch chủ chipset Intel 600 series sẽ không hỗ trợ PCIe 5.0
Nguồn: tom’s HARDWARE