Tìm hiểu về sự khác biệt giữa công nghệ AMD FSR và NVIDIA DLSS

Tìm hiểu về sự khác biệt giữa công nghệ AMD FSR và NVIDIA DLSS

 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Công nghệ AMD FSR thì lợi hại đó, nhưng NVIDIA DLSS thì lại thuộc một đẳng khác các bạn ạ.

AMD vừa mới ra mắt công nghệ mang tên FidelityFX Super Resolution (FSR) giúp cải thiện fps khi chơi game. Đồng thời, tính năng này cũng tương thích với card NVIDIA nên được game thủ ủng hộ rất nhiệt liệt. Tuy nhiên, dù cùng được tạo ra với mục đích tương tự nhau nhưng AMD FSR và NVIDIA DLSS lại là 2 công nghệ khác hoàn toàn. Vì thế nên việc so sánh giữa 2 công nghệ này chưa hẳn đã là khách quan.

AMD FSR trong game Godfall (bên phải), dù đã thông qua thuật toán nén của YouTube nhưng ảnh bên phải vẫn bị mờ đi trông thấy so với bên trái

Có nhiều trang báo viết rằng FSR là câu trả lời của AMD đối với DLSS của NVIDIA, nhưng có một điều cần làm rõ là 2 công nghệ này không hề giống nhau. NVIDIA DLSS là công nghệ upscale hình ảnh dựa trên Deep Learning/Inference và dùng phần cứng hẳn hoi để tăng hiệu năng mà không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Trong khi đó, AMD FSR chỉ đơn giản là spatial upscale mà thôi. Hai cách thức upscale này không liên quan đến nhau, kiểu như một cái là resize ảnh bằng Photoshop, còn cái kia là bằng Gigapixel AI vậy (dĩ nhiên là Gigapixel AI sẽ cho ra kết quả tốt hơn).

Việc ảnh bên phải bị mờ là dấu hiệu của việc sử dụng spatial upscale

FSR là công cụ spatial upscale bằng thuật toán, còn DLSS là hệ thống suy luận bằng máy học dựa trên những hình ảnh đầu vào (input) với độ phân giải thấp. Nó dùng vòng lặp temporal feedback và một số quy trình khác, phức tạp hơn nhiều so với spatial upscale thông thường. Và chính điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa 2 công nghệ. Trong một số trường hợp nhất định, máy học giúp chúng ta đạt được những kết quả tưởng chừng như bất khả thi nếu sử dụng kiến trúc phần mềm thông thường.

So sánh các phiên bản DLSS so với độ phân giải native (ảnh cắt từ YouTube). Có thể thấy DLSS 1.0 ít bị mờ hơn hẳn so với AMD FSR

FSR không dùng máy học hoặc suy luận. Nó là công cụ tuyệt vời khi chúng ta không có deep learning, nhưng nó không thể so sánh được với hệ thống upscale hình ảnh bằng trí thông minh nhân tạo được. Nếu dùng thuật toán thông thường thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, còn dùng trí thông minh nhân tạo thì sẽ đến một lúc mắt thường rất khó phân biệt giữa hình ảnh được render ở độ phân giải gốc (native) và ảnh được upscale bằng AI. Với phiên bản AMD FSR đầu tiên thì chất lượng hình ảnh có phần tệ hơn NVIDIA DLSS 1.0 ở mức thiết lập ưu tiên chất lượng hình ảnh cao nhất. Còn khi chuyển sang chế độ ưu tiên hiệu năng thì cách biệt về chất lượng hình ảnh sẽ còn rõ ràng hơn nữa.

Một ví dụ khác về việc ảnh bị mờ khi dùng spatial upscale

Hi vọng rằng trong tương lai, AMD sẽ phát triển được công nghệ riêng, tận dụng trí thông minh nhân tạo và máy học để đối đầu trực diện với NVIDIA DLSS trong việc upscale hình ảnh. Nếu không thì FSR sẽ rất khó để bắt kịp với những công nghệ như NVIDIA DLSS. Có thể GPU AMD không có nhân Tensor chuyên biệt như GPU NVIDIA, nhưng bản thân GPU của AMD có hiệu năng tính toán rất tốt, vẫn có thể tận dụng cho hệ thống deep learning cải thiện hình ảnh. Nếu AMD đã muốn thì họ sẽ làm được.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Wccftech

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên