Tìm hiểu về TBW – Con số quyết định “tuổi thọ” của SSD

Tìm hiểu về TBW – Con số quyết định “tuổi thọ” của SSD

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

27.990.000₫
26.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

31.490.000₫
29.490.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.490.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

22.990.000₫
20.990.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

15.990.000₫
15.790.000₫ -1%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

23.290.000₫
21.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
16.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
29.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

24.990.000₫
24.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Mục lục

Mời các bạn cùng tìm hiểu về chỉ số TBW và từ đâu lại có con số này nhé.

Mỗi khi quẹo lựa SSD (solid-state drive), bạn thường sẽ thấy phần thông số ghi dòng TBW tượng trưng cho độ bền của SSD. Để biết rõ hơn về con số này, cũng như nó có ý nghĩa ra sao đối với SSD, mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu trong phần bên dưới nhé.

TBW – Chỉ số độ bền của SSD

TBW (Terabytes Written) là chỉ số cho biết lượng dữ liệu mà bạn có thể ghi vào chiếc SSD trong suốt vòng đời của nó. Và như tên gọi của nó, chỉ số này được thể hiện bằng con số terabyte (TB). Vì thế cho nên chẳng hạn một chiếc SSD có TBW là 350 thì nó có nghĩa là bạn có thể ghi tổng cộng 350 TB vào chiếc SSD này, vượt qua mức này thì bạn có thể cân nhắc thay SSD mới. Cơ bản thì TBW sẽ cho bạn biết được chiếc SSD đó bền đến mức nào.

Tìm hiểu về TBW - GEARVN

Đôi lúc, TBW còn được gọi là Total Bytes Written, do một số chiếc SSD dành cho doanh nghiệp sẽ có chỉ số TBW được đo bằng petabytes.

Vì sao lại có con số TBW này?

Chỉ số TBW quan trọng là vì SSD có tuổi thọ hẳn hoi. Ổ cứng thể rắn lưu dữ liệu trong các flash cell, và mặc dù việc đọc dữ liệu từ các cell này không gây ảnh hưởng gì cả, việc ghi và xóa dữ liệu trên các cell này lại khiến chúng bị giảm tuổi thọ. Dần dần, các flash cell này sẽ “rệu rã” rồi hư luôn. Vì thế cho nên TBW sẽ cho bạn biết lượng dữ liệu mà bạn có thể ghi chép trước khi các flash cell bắt đầu hoạt động không còn ổn định được nữa.

Tìm hiểu về TBW - GEARVN

SSD dung lượng càng cao thì chỉ số TBW càng tăng, do chúng có nhiều flash cell để ghi chép hơn. Chẳng hạn, một chiếc SSD 500 GB sẽ có TBW rơi vào tầm 300, trong khi SSD 1 TB thì thường là 600 TBW. Ngoài ra, SSD dành cho doanh nghiệp hoặc SSD cao cấp sẽ có TBW nhiều hơn so với SSD phổ thông.

Bạn có nên quan tâm đến TBW hay không?

Mặc dù TBW là chỉ số cho biết độ bền của một chiếc SSD, hầu hết người dùng phổ thông rất khó để đạt đến con số này trong suốt vòng đời của sản phẩm. Trừ khi bạn ghi hàng trăm GB dữ liệu mỗi ngày, chứ bình thường thì không cần bận tâm đến con số TBW này đâu. Dù vậy, nếu bạn chọn được SSD có TBW càng cao thì vẫn tốt hơn nhé.

Tìm hiểu về TBW - GEARVN

Cũng cần chú ý rằng SSD có chỉ số TBW cao thường sẽ đắt đỏ hơn so với những loại có TBW thấp. Vì thế cho nên các bạn nhớ cân nhắc kỹ trước khi chọn mua 1 chiếc nhé.

Vậy còn con số DWPD là gì?

DWPD (Drive Writes Per Day) là một thuật ngữ khác dùng để đo độ bền của SSD. Tuy nhiên, nó khác TBW ở chỗ DWPD cho biết mỗi ngày bạn có thể ghi đầy ổ SSD bao nhiêu lần (trong thời hạn bảo hành của sản phẩm). Chẳng hạn, nếu chiếc SSD 1 TB của bạn có chỉ số DWPD là 1 thì nó có nghĩa là SSD này có thể chịu được cường độ ghi chép 1 TB dữ liệu mỗi ngày trong suốt thời hạn bảo hành; nếu con số này là 10 thì nó có thể chịu được cường độ ghi chép 10 TB dữ liệu mỗi ngày.

Tìm hiểu về TBW - GEARVN

DWPD thường sẽ xuất hiện trên những chiếc SSD dành cho doanh nghiệp, còn TBW thì thường thấy trên SSD phổ thông nhiều hơn. Nếu bạn muốn tính chỉ số DWPD dựa theo TBW thì có thể làm theo công thức sau đây nhé:

DWPD = TBW / (365 * Số năm bảo hành * Dung lượng terabytes)

Cách kiểm tra TBW của SSD

Thông thường, TBW sẽ được ghi trong phần thông số của SSD in trên bao bì hoặc công bố trên trang web chính thức của sản phẩm. Con số này có thể trải dài từ 30 TBW cho đến vài ngàn.

Tìm hiểu về TBW - GEARVN

Để kiểm tra xem SSD đang xài còn lại bao nhiêu TBW, bạn có thể tìm con số biểu thị tổng dung lượng đã ghi và so sánh nó với TBW ban đầu của SSD. Thường thì phần mềm chính chủ đi kèm với SSD sẽ cho bạn biết thông tin này trong phần S.M.A.R.T. (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology). Bạn có thể tìm đến dòng ghi chữ “Data Units Written” hoặc “Total Host Writes” nhé. Ví dụ, nếu SSD của bạn có chỉ số “Data Units Written” là 100 TB và TBW ban đầu là 300 thì chiếc SSD đó xem như đã đi được 1/3 quãng đời của nó rồi đó.

Ngoài ra, các bạn có thể dùng những phần mềm nổi tiếng như CrystalDiskInfo (Windows) hoặc DriveDX (MacOS) để kiểm tra xem SSD còn xài được bao lâu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu SSD vượt ngưỡng TBW?

Khi SSD vượt ngưỡng TBW, điều đó không có nghĩa là ổ cứng này đã trở thành cục chặn giấy đâu nhé. Bạn vẫn có thể đọc dữ liệu từ chiếc SSD này, nhưng nếu ghi dữ liệu vào đây thì có thể gặp lỗi đó nha. Dù vậy, do các hãng sản xuất SSD hay “trừ hao” con số TBW này nên thường các bạn ghi lố một chút cũng chẳng vấn đề gì.

Tuy nhiên, khi chức năng S.M.A.R.T. của ổ cứng báo hiệu SSD đó không còn flash cell để ghi thêm dữ liệu, hoặc là sắp “ngủm” tới nơi thì nó sẽ tự khóa SSD vào chế độ read-only, tức là bạn chỉ có thể đọc dữ liệu trên chiếc SSD này mà thôi. Lúc này, bạn nên tranh thủ sao lưu dữ liệu qua ổ cứng mới càng nhanh càng tốt nhé.

Tìm hiểu về TBW - GEARVN

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GEARVN như:

Nguồn: HowToGeek

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên