Tìm hiểu về tên mã của CPU Intel, vì sao có quá nhiều

Tìm hiểu về tên mã của CPU Intel, vì sao có quá nhiều "lake" trong những cái tên này

 Màn hình Viewsonic VA2432-H 24

Màn hình Viewsonic VA2432-H 24" IPS 100Hz viền mỏng

4.550.000₫
2.190.000₫ -52%
Đã bán: 772
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2428J 24" Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

Màn hình ViewSonic VX2428J 24" Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

4.490.000₫
3.390.000₫ -24%
Đã bán: 206
 Màn hình ViewSonic VA2209-H-2 22

Màn hình ViewSonic VA2209-H-2 22" IPS 100Hz viền mỏng

2.190.000₫
1.850.000₫ -16%
Đã bán: 8
 Màn hình ViewSonic VX2479-HD-PRO 24

Màn hình ViewSonic VX2479-HD-PRO 24" IPS 180Hz chuyên game

3.390.000₫
2.950.000₫ -13%
Đã bán: 12
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2758A-2K-PRO-2 27" IPS 2K 170Hz chuyên game

Màn hình ViewSonic VX2758A-2K-PRO-2 27" IPS 2K 170Hz chuyên game

7.390.000₫
5.490.000₫ -26%
Đã bán: 54
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2882-4KP 28" IPS 4K 150Hz HDR10 USBC

Màn hình ViewSonic VX2882-4KP 28" IPS 4K 150Hz HDR10 USBC

15.990.000₫
11.990.000₫ -25%
Đã bán: 1
 Màn hình Viewsonic VA2732-H 27

Màn hình Viewsonic VA2732-H 27" IPS 100Hz viền mỏng

4.590.000₫
2.650.000₫ -42%
Đã bán: 276
 Màn hình ViewSonic VX2779-HD-PRO 27

Màn hình ViewSonic VX2779-HD-PRO 27" IPS 180Hz chuyên game

4.990.000₫
3.790.000₫ -24%
Đã bán: 25
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2758A-2K-PRO-3 27" IPS 2K 240Hz chuyên game
GEARVN - Màn hình ViewSonic VA2708-2K-MHD 27" IPS 2K 100Hz

Màn hình ViewSonic VA2708-2K-MHD 27" IPS 2K 100Hz

4.190.000₫
3.990.000₫ -5%
Đã bán: 1
gearvn-man-hinh-cam-ung-di-dong-viewsonic-td1655-1

Màn hình cảm ứng di động ViewSonic TD1655 16" IPS FHD USBC

8.500.000₫
6.390.000₫ -25%
Đã bán: 14
Màn hình di động ViewSonic VG1655

Màn hình di động Viewsonic VG1655 16" IPS FHD USBC

6.900.000₫
4.990.000₫ -28%
Đã bán: 24
Mục lục

Đối với anh em đam mê công nghệ thì đào sâu tìm hiểu về cách đặt tên CPU của Intel đã trở thành một thú vui tao nhã đúng không nào. Và trong những năm gần đây, anh em thường sẽ thấy tên các dòng CPU của Intel hay có kèm theo một tên mã có từ “Lake” bên trong. Vậy những từ này có ý nghĩa như thế nào và vì sao có nhiều dòng CPU từ Lake như vậy, anh em cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Vì sao tên mã của Intel quan trọng?

Trên thực tế, những tên mã này được Intel công bố và nếu tìm hiểu kỹ thì anh em sẽ thấy những tên mã này có rất nhiều ý nghĩa. Intel thường sử dụng các tên mã để che giấu những dòng CPU đang trong quá trình nghiên cứu trước khi chúng được công bố chính thức. 

Các tên mã của Intel giúp tạo ra những cái nhìn đầu tiên cho công chúng trước khi chúng được đặt tên chính thức. Chẳng hạn như các dòng CPU Intel thế hệ thứ 10 dành cho laptop được sản xuất trên nhiều kiến trúc khác nhau nên cần phải có tên mã mới phân biệt được. Ví dụ dòng Intel Core i7-1065G7 và Core i7-10510U đều là hai dòng CPU dành cho laptop và đều là CPU thế hệ thứ 10. Tuy nhiên con 1065G7 thì có tên là Ice Lake, còn 10510U thì có tên là Comet Lake.

Nếu lấy hai con CPU này ra so sánh thì đa số mọi người thường sẽ nhìn vào thông số và cho rằng con 10510U sẽ mạnh hơn vì có xung nhịp cao hơn. Tuy nhiên, Intel thì nói rằng các dòng chip Comet Lake sẽ có phù hợp cho các tác vụ về làm việc và thực hiện các tác vụ đa luồng, còn Ice Lake thì thiên về AI và đồ họa chứ không phải chỉ dựa vào xung nhịp mà đánh giá được đâu.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu cả những tên mã của Intel sẽ giúp anh em dễ dàng định hình dòng CPU nào sẽ phù hợp với nhu cầu của bản thân khi chuẩn bị build hoặc mua CPU mới nhé.

Mô hình phát triển CPU của Intel

Trước khi tìm hiểu về tên mã của các dòng chip thì anh em tìm hiểu sơ qua về cách Intel ra CPU mới nhé. Hơn một thập kỷ trước, Intel phát triển các dòng chip xử lý dựa trên quy trình tick-tock. Nói đơn giản quy trình này gồm có hai giai đoạn là cứ mỗi năm thì Intel lại giới thiệu một kiến trúc chip mới (tock) và năm sau thì tìm bắt đầu thu nhỏ nó lại (tick). Anh em có thể xem hình minh họa bên dưới nhé.

Tuy nhiên, từ năm 2016 thì Intel không còn dùng quy trình tick tock nữa mà dùng quy trình PAO, nếu viết đầy đủ ra là process-architecture-optimization hay có thể hiểu là phát triển-kiến trúc-tối ưu. Với quy trình mới thì công việc trong giai đoạn process đầu tiên là thu nhỏ kích thước die CPU. Tiếp theo thì Intel sẽ giới thiệu kiến trúc mới trong giai đoạn architecture. Hai giai đoạn đầu này cũng giống như hai giai đoạn của mô hình tick tock ở trên thôi anh em. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là giai đoạn optimization. Đây là giai đoạn này Intel nghiên cứu cách tối ưu kiến trúc đang sử dụng mà không cần phải tạo ra sự thay đổi quá lớn, có thể ảnh hưởng hoặc phải nâng cấp dây chuyền sản xuất thế hệ CPU đó.

Và điều đặc biệt là mô hình PAO không có bất kỳ quy định thời gian tối đa của từng giai đoạn, cho nên giai đoạn tối ưu kiến trúc của Intel có thể sẽ kéo dài khá là lâu. Chắc hẳn đọc đến đây anh em cũng sẽ liên tưởng đến các dòng CPU sản xuất trên tiến trình 14nm đã có từ năm 2015 và đến nay vẫn chưa thấy cải tiến gì mới. Bên cạnh đó, các giai đoạn còn lại của quy trình PAO cũng không được đẩy nhanh tốc độ cho lắm anh em ạ, từ lâu đã có nhiều tin đồn về thế hệ CPU tiếp theo của Intel sẽ có thiết kế mới rồi được thu nhỏ kích thước die nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu.

Giải thích thêm về kiến trúc và thu nhỏ die của CPU cho những anh em chưa biết. Về cơ bản thì kiến trúc cũng có thể xem là cách thiết kế của CPU. Mỗi dòng CPU mới thường sẽ nhận được một thiết kế hoàn toàn mới hoặc có thể chỉ được nhận bản nâng cấp từ các bản thiết kế của đời CPU cũ hơn. Một con CPU được thiết kế dựa trên kiến trúc mới thì sẽ có thêm tính năng mới cũng như các cải tiến về hiệu năng.

Ngoài ra, các đời CPU sẽ được sản xuất trên các tiến trình khác nhau, chẳng hạn như 7nm, 10nm hoặc 14nm. Anh em có thể tìm hiểu về tầm quan trọng của tiến trình sản xuất tại đây, còn trong bài viết này thì anh em có thể hiểu rằng dùng tiến trình nhỏ hơn sẽ giúp thu nhỏ “nội thất” của CPU, nâng cao hiệu suất, giảm lượng điện năng CPU tiêu thụ và đây cũng là một cách giúp thu nhỏ kích thước die.

Mọi thứ bắt nguồn từ Skylake

Nếu anh em có theo dõi các dòng CPU của Intel trong khoảng 5 năm gần đây thì sẽ thấy mọi dòng đều đặt tên mã có từ “Lake” ở trong. Muốn biết rõ đầu đuôi câu chuyện thì chúng ta phải lật lại lịch sử và quay về dòng CPU có tên mã “Lake” đầu tiên: Skylake.

Các dòng chip xử lý Skylake được ra mắt vào năm 2015 sử dụng tiến trình 14nm. Đây chính là giai đoạn thu nhỏ kích thước die (tick) từ đời CPU có tên mã Haswell dùng tiền trình 22nm. Và đây cũng chính là lần cuối cùng chúng ta thấy giai đoạn tock của Intel anh em ạ.

Kể từ đó, Intel chuyển sang giai đoạn optimization của quy trình PAO và tất cả các CPU ra mắt sau này đều là các bản được tối ưu từ dòng CPU Skylake hoặc từ các dòng cháu chắt cũng của Skylake. Giai đoạn tối ưu này đã mang lại cho chúng ta những con chip có nhiều nhân hơn, xung nhịp cao hơn và quan trọng nhất là cho hiệu suất ngày càng tốt. Tuy nhiên thì các dòng CPU này đã không còn được nhận nhiều tính năng mới như các giai đoạn tock trước kia.

Dù mọi người mong đợi dòng CPU Kaby Lake ra đời ngay sau Skylake sẽ dùng tiến trình 10nm nhưng rốt cuộc chuyện đã không xảy ra anh em ạ. Thay vào, Intel chỉ cải tiến tiến trình 14nm thành 14nm + rồi đưa vào dùng cho Kaby Lake mà thôi.

Đến năm 2017 thì intel ra mắt dòng CPU dành cho máy tính để bàn Coffee Lake sử dụng tiến trình 14nm ++. Sau đó, tiến trình này tiếp dụng được dùng cho các dòng CPU dành cho máy trạm và PC cao cấp. Cuối cùng, vào năm 2020, thì chúng ta có dòng CPU Comet Lake vẫn tiếp tục, một lần nữa, dùng lại tiến trình 14nm ++. 

Mặc dù lâu lắm rồi Intel chưa chuyển qua giai đoạn process mới nhưng tại thời điểm mình viết bài này thì các dòng CPU Comet Lake vẫn có hiệu năng cao hơn các dòng CPU “Lake” đời trước, có nhiều nhân hơn và xung nhịp cũng có thể vượt qua mức 5 GHz. Tuy nhiên, toàn bộ fan trung thành của Intel vẫn đang chờ đợi hãng thực hiện một cú nhảy vọt thật mạnh chứ đừng thêm dấu cộng vào sau số 14nm nữa.

Intel còn có một loại tên mã khác

Không chỉ cải tiến hiệu năng của CPU mà Intel cũng có cải tiến luôn cả cách đặt tên mã. Ví dụ, nếu anh em vào trang trang Ark của Intel thì sẽ không tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào có tên là “Palm Cove” vì nó chỉ là tên của nhân CPU. Có một số dòng CPU mobile sử dụng nhân Palm Cove và dòng CPU này được gọi là Cannon Lake.

Vào năm 2019 thì Intel gọi các nhân của CPU Ice Lake dành cho laptop là Sunny Cove. Còn dòng Rocket Lake chuẩn bị ra mắt vào cuối năm 2020, đầu năm 2021 sẽ dùng nhân Willow Cove và đây sẽ là nền tảng cho dòng CPU Tiger Lake 10nm ++ sẽ ra mắt vào giữa năm 2020.

Vì vậy, hiện tại anh nên nhớ rằng chúng ta đang có đến hai loại tên mã trên một CPU, một là tên của nhân CPU, hai là tên của CPU thế hệ. Bên cạnh đó, có vẻ là Intel sẽ tiếp tục dùng quy tắc đặt tên nhân CPU là “Cove” và tên CPU là “Lake” trong thời gian tới và chưa biết khi nào Intel sẽ đổi nhé anh em. 

Nói chung thì tên mã không phải là thước đo sức mạnh của một con CPU và nếu không rành tên mã cho lắm thì cũng không phải là vấn đề quá lớn đâu nhé. Chỉ là biết tên mã thì sẽ giúp anh em hình dung được mình đang nói về con CPU nào và nhỡ muốn build PC mà chẳng may có có nghe một đống chữ Lake thì cũng không bị chóng mặt.

Nguồn: How To Geek

Comet Lake – Sao chổi bên bờ hồ

Ice Lake – Hồ đóng băng

Whiskey Lake – Hồ toàn là rượu

Skylake – Ngồi trên hồ ngắm nhìn trời mây

Cannon Lake – Hồ đại bác !?

Coffe Lake – Uống cà phê bên bờ hồ

Tiger Lake – Con hổ bơi trong hồ

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên