Tổng hợp 5 cách đơn giản giúp tăng tốc laptop trên Windows 10
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn 5 cách cách đơn giản mà hiệu quả để tăng tốc và đưa trạng thái của laptop về lại mới tinh như ban đầu mà không cần phải bỏ tiền ra mua một chiếc laptop mới.
Dọn dẹp ổ cứng
Đầu tiên thì bạn nên bắt đầu với cách dễ dàng và hiệu quả nhất, đó là dọn dẹp các dữ liệu, tập tin cache không quan trọng trong ổ cứng. Đơn giản là bởi vì theo thời gian, ổ cứng của bạn sẽ bị lấp đầy bởi những file tạm thời này, làm tốn dung lượng ổ cứng và tệ hơn là ảnh hưởng đến hiệu năng.
Bước 1: Bạn mở Start Menu, gõ Cleanup vào rồi chọn Disk Cleanup.
Bước 2: Trong cửa sổ Disk Cleanup, hãy đảm bảo rằng ổ đĩa C (ổ đĩa cài hệ điều hành Windows) đang được chọn. Sau đó bấm OK.
Bước 3: Bạn chọn tất cả các ô trống rồi bấm OK. Quá trình cài đặt sẽ tốn ít phút nhé anh em.
Gỡ các ứng dụng không cần thiết
Sau khi đã dọn dẹp ổ cứng thì bước tiếp theo bạn cần làm là dọn dẹp luôn các ứng dụng mà bạn ít khi nào đụng đến. Ngoài chuyện nó chiếm dung lượng ổ cứng ra thì một số phần mềm còn chạy ngầm khi mở máy, làm lãng phí tài nguyên và khiến laptop chạy chậm.
Bước 1: Bạn bấm Windows + I để mở Settings sau đó chọn mục Apps.
Bước 2: Tại mục Apps & features, bạn kéo xuống tìm chọn những ứng dụng không dùng nữa hoặc hiếm khi dùng. Sau đó, bạn chọn Uninstall.
Một số ứng dụng sau khi gỡ cài đặt sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy để hoàn tất quá trình gỡ cài đặt. Nếu bạn gặp trường hợp này thì cứ khởi động lại máy nhé.
Hạn chế ứng dụng khởi động cùng Windows
Rất nhiều ứng dụng có tính năng tự động chạy ngay khi bạn khởi động laptop và sau đó chuyển sang chế độ chạy nền khi quá trình khởi động đã hoàn tất. Mặc dù tính năng này rất tiện, nó lại vô tình làm chậm hệ thống vì ít nhiều những phần mềm này sẽ ngốn một phần tài nguyên. Chính vì thế, việc hạn chế số lượng ứng dụng khởi động cùng Windows sẽ giúp laptop hoàn tất quá trình khởi động nhanh hơn, và máy cũng ít bị hao hụt tài nguyên hơn.
Bước 1: Bạn click chuột phải vào Taskbar rồi chọn Task Manager.
Bước 2: Bạn chọn mục Startup. Tại đây, bạn sẽ một danh sách liệt kê tất cả các ứng dụng đang được phép khởi động cùng Windows.
Bước 3: Bạn tìm và click chuột phải, chọn Disabled những ứng dụng mà bạn không muốn khởi động cùng Windows.
Quét máy tính tìm malware
Cũng không loại trừ khả năng laptop của bạn đang bị nhiễm phần mềm độc hại (malware), khiến mọi thứ hoạt động chậm hơn bình thường. Chính vì thế, bạn nên chủ động quét máy tính bằng phần mềm chuyên dụng, hoặc giải pháp tiện hơn là sử dụng luôn Windows Defender có sẵn trong máy để xem laptop có đang bị nhiễm phần mềm độc hại hay không.
Bước 1: Bạn bấm Windows + I để mở Settings, sau đó chọn mục Update & Security.
Bước 2: Bạn chọn mục Windows Security ở phía bên trái rồi chọn Virus & threat protection. Sau đó chọn Quick Scan rồi cứ cho nó tự động quét. Nếu phát hiện ra phần mềm độc hại thì bạn cứ làm theo hướng dẫn của Windows Defender để xử lý nhé.
Reset Windows, đưa mọi thứ về lại trạng thái xuất xưởng
Có thể nói, đây là phương pháp hữu dụng nhất mà các bạn có thể sử dụng để chữa hầu hết “bệnh” liên quan tới Windows, bởi việc reset hệ điều hành sẽ đưa tất cả thiết lập và trạng thái của máy về lại ban đầu, y như lúc vừa mới mua từ cửa hàng về. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tất cả các file cá nhân và ứng dụng đang có trong máy sẽ bị xóa sạch.
Nếu như bạn không có ứng dụng hay dữ liệu gì quá quan trọng và laptop đang bị “bệnh” rất nặng thì có lẽ đã đến lúc bạn nên reset Windows rồi đấy. Để thực hiện thì các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY nhé!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!