Vì sao cái gì cũng càng ngày càng tăng giá? Đây là câu trả lời cho bạn

Vì sao cái gì cũng càng ngày càng tăng giá? Đây là câu trả lời cho bạn

 Chuột gaming MSI M99 Pro 20th

Chuột gaming MSI M99 Pro 20th

490.000₫
199.000₫ -59%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 24
GEARVN - Màn hình LG 27QN600 27" IPS 2K HDR 10 chuyên đồ họa

Màn hình LG 27QN600 27" IPS 2K HDR 10 chuyên đồ họa

9.500.000₫
4.790.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 161
 Balo MSI Trooper Backpack

Balo MSI Trooper Backpack

2.800.000₫
499.000₫ -82%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 7
 Chuột Asus MD 100 KM

Chuột Asus MD 100 KM

99.000₫
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 4
GEARVN - Balo SAKOS MIGHTY SBV166 Đen

Balo SAKOS MIGHTY SBV166 Đen

199.000₫
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Balo MSI Essential Backpack

Balo MSI Essential Backpack

2.000.000₫
399.000₫ -80%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 13
 Màn hình MSI G255F 25

Màn hình MSI G255F 25" Rapid IPS 180Hz chuyên game

3.090.000₫
2.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 79
 Màn hình LG 24QP500-B 24

Màn hình LG 24QP500-B 24" IPS 2K 75Hz Freesync HDR10

6.190.000₫
3.890.000₫ -37%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 161
GEARVN - Màn hình Asus ROG Strix XG27ACS 27" Fast IPS 2K 180Hz Gsync chuyên game

Màn hình Asus ROG Strix XG27ACS 27" Fast IPS 2K 180Hz Gsync chuyên game

8.990.000₫
6.990.000₫ -22%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 162
 Màn hình Dahua DHI-LM25-E231 25

Màn hình Dahua DHI-LM25-E231 25" IPS 180Hz chuyên game

2.590.000₫
2.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 29
Màn hình ASUS ProArt PA248QV 24" IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa

Màn hình ASUS ProArt PA248QV 24" IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa

4.990.000₫
4.650.000₫ -7%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 24
 Màn hình Philips 24M2N3200S 24

Màn hình Philips 24M2N3200S 24" IPS 180Hz chuyên game

2.990.000₫
2.790.000₫ -7%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 4
Mục lục

Không riêng gì Việt Nam mà giá sản phẩm lẫn dịch vụ ở khắp nơi trên thế giới đều tăng trong thời gian gần đây.

Hẳn các bạn để ý cũng đã thấy, giờ cái gì cũng lên giá hết. Cơ bản thì chúng ta đang trong quá trình lạm phát, và không chỉ riêng Việt Nam mà giá cả toàn thế giới đều đang leo thang các bạn ạ. Chẳng hạn, ở Việt Nam, giá trung bình của các dòng laptop hồi năm 2018 là khoảng 13-14 triệu đồng/cái, đến năm 2019 đã tăng lên thành 14-15 triệu đồng/cái, năm 2020 nhảy vọt tới 17 triệu đồng/cái, và 2021 là 18-19 triệu đồng/cái luôn rồi. Hoặc như thịt heo, rau xanh, thủy hải sản, đồ khô cũng tăng giá 5-10% trong năm 2022; giá ăn uống ngoài gia đình tăng, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng tăng trong năm 2022 luôn. Còn ở các nước khác thì tã em bé ở Mỹ, đồ ăn ở Ghana, nhà đất ở Ấn Độ, tất cả đều tăng giá các bạn ạ. Có 1 vài lý do dẫn đến tình trạng này, mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu nhé.

Cách lạm phát được tính toán

tăng giá

Trước khi vào vấn đề chính, mình nói về làm phát xíu nha, và cái này mình lấy ví vụ bên Mỹ nhé. Hàng tháng, Cục Thống kê Lao động ở Mỹ sẽ tổng hợp 1 thứ gọi là “market basket”. Những dữ liệu này đều chỉ được lấy trong nước Mỹ mà thôi, nhưng các quốc gia khác cũng sẽ có con số tương tự như vậy.

tăng giá

Cục Thống kê sẽ nhìn vào giá bán của một số món hàng và dịch vụ nhất định, chẳng hạn như nhà ở, tiền điện, thời trang, thuốc thang, bơ sữa, vân vân. Họ sẽ nhìn giá bán của chúng trong tháng này và so sánh nó với giá bán hồi tháng trước hoặc năm trước. Sau đó họ tính ra 1 con số % nhằm khái quát hóa tất cả sự thay đổi đó. Con số này được gọi là “Consumer Price Index” (Chỉ số giá tiêu dùng). Tại Mỹ, CPI đã tăng dần đều trong vài năm trở lại đây. Trong 1 nền kinh tế khỏe mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến mỗi năm sẽ lạm phát khoảng 2%. Giờ tới “món chính” nè các bạn.

Giả thuyết 1: Quá nhiều tiền

tăng giá

Nếu bạn thường xuyên theo dõi tin tức thì sẽ thấy 1 trong những lời giải thích cho việc lạm phát đó là chúng ta đang có quá nhiều tiền, trong khi lượng hàng hóa trên thị trường lại không tương xứng với số tiền đó. Ví dụ vầy đi hen: Giả sử mình có 1 đại lý bán xe hơi, và chúng ta đang trong thời kỳ đại dịch vẫn chưa chấm dứt. Các nhà máy thường xuyên phải đóng cửa, cho nên lượng xe có sẵn tại cửa hàng không nhiều. Tuy nhiên, cùng lúc đó, cửa hàng cũng có các khách hàng sẵn sàng chi tiền để mua mấy chiếc xe của mình.

Thế là xe trong kho của mình dần dần được bán bớt đi, và bây giờ số lượng khách hàng đã trở nên quá nhiều so với lượng xe có trong kho. Lúc này, mình quyết định tăng giá xe (vì xe đang khan hiếm nên tăng giá để bán cho có nhiều tiền lời). Điều này dẫn đến tình trạng nói trên: tiền quá nhiều, trong khi lượng hàng thì lại quá ít.

Giả thuyết 2: Chi phí tăng cao

Nielsen IQ là một hãng chuyên đi nghiên cứu thị trường, và họ đã phân tích con số gọi là “unit price”. Ví dụ, họ lấy giá tiền của 1 hộp tã em bé rồi chia nó cho các miếng tã riêng lẻ trong hộp đó, và con số đó gọi là “unit price”. Họ đã thu thập con số này của nhiều hãng khác nhau để đi đến 1 con số trung bình. Hồi năm 2019, unit price trung bình cho tã em bé là 16,1 cents. Nếu đúng theo con số dự đoán 2% của Cục Dự trữ Liên bang ở Mỹ, tính đến tháng 1/2023, unit price của tã lúc này sẽ là 17,4 cents. Còn nếu tính theo CPI, unit price của tã vào tháng 1/2023 phải đến 19 cents. Tuy nhiên, thực tế thì bạn phải trả đến 21 cents lận, tức là tăng 30% so với unit price tính theo Cục Dự trữ.

Nguyên nhân bắt nguồn từ liền lương của nhân viên, số tiền đầu tư của hãng tã đó, vân vân. Tất cả đều sẽ được tính vào chi phí sản xuất tã. Và rồi còn chi phí lúc bán hàng nữa. Sự khác biệt giữa 2 mức giá đó được gọi là “markup”.

tăng giá

Một trong những điều khiến việc báo cáo lạm phát trở nên khó khăn đó là những chuyên gia và người tiêu dùng chúng ta không biết các công ty phải tốn bao nhiêu tiền để trả lương cho nhân viên, để nhập khẩu nguyên vật liệu. Chúng ta chỉ có thể đoán mà thôi. Chẳng hạn, đối chi phí nhân công từ năm 2019 đến năm 2023, số tiền trung bình mà công nhân nhà máy được trả mỗi giờ đã tăng khoảng 17%. Hiển nhiên, con số này cao hơn rất nhiều so với 2% kia; nhưng nếu chúng ta nhìn xa hơn về những năm trước thì sẽ thấy công ty trả tiền nhân công ít hơn nhiều so với 2% kia. Vì thế nên việc tăng trên mức 2% có thể xem như là mọi chuyện đang trở về trạng thái cân bằng của nó.

Vậy còn chi phí nguyên vật liệu thì sao? Theo trang web của hãng Pampers, tã của họ có thành phần từ gỗ và nhựa. Theo Producer Price Index của Cục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, giá trung bình cho cả 2 nguyên liệu này đã tăng kha khá trong 5 năm qua. Tuy nhiên, 2 con số này vẫn chưa đủ để giải thích vì sao tã em bé lại tăng giá nhiều đến vậy.

Giả thuyết 3: Con số markup quá lớn

Được biết, các tập đoàn lớn đã cố tình tăng giá sản phẩm, khiến nó đắt hơn so với giá trị thực mà nó có thể mang lại. Có hãng nói rằng họ làm vậy là vì người tiêu dùng đã quen với việc đó rồi, thậm chí CEO của VISA còn nói rằng lạm phát là một điều tốt đối với họ. Những tập đoàn này đều ghi nhận lợi nhuận kỷ lục trong vòng 3 năm qua.

tăng giá

Tin buồn là chắc phải mất nhiều tháng trời (hay thậm chí là nhiều năm) thì chúng ta mới có đủ dữ liệu để kết luận được là giả thuyết nào đúng nhất, nhưng chí ít thì chúng ta cũng có một số dữ kiện để giải thích phần nào nguyên nhân vì sao giá cả lại leo thang đến như vậy. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm chút ít về lạm phát và vì sao giá cả bây giờ lại leo thang đến như vậy. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Vox

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên