Vì sao chúng ta chỉ có 2 hãng CPU là AMD và Intel? Đây là câu trả lời cho bạn

Vì sao chúng ta chỉ có 2 hãng CPU là AMD và Intel? Đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

18.490.000₫
17.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

34.990.000₫
33.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
22.990.000₫ -45%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
GEARVN - Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

Laptop Gaming Acer Nitro 5 AN515 45 R6EV

23.990.000₫
13.990.000₫ -42%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

28.990.000₫
28.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

13.790.000₫
13.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

26.490.000₫
25.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

31.990.000₫
30.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming A15 FA507NV LP061W

28.490.000₫
27.490.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

19.490.000₫
18.790.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Nguyên nhân chúng ta chỉ có 2 hãng CPU lớn là AMD và Intel bắt nguồn từ năm 1981 các bạn ạ.

Đối với dân PC chúng mình thì kiểu gì gần như cũng đã từng có 1 lần thắc mắc rằng tại sao trong mảng CPU desktop, cơ bản chúng ta chỉ có đúng 2 sự lựa chọn là AMD hoặc Intel mà thôi. Vậy điều này đã xảy ra như thế nào? Không lẽ không có công ty nào khác muốn chiếm lấy thị phần béo bở của AMD hay Intel sao? Mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân bắt nguồn từ chiếc PC IBM (1981) trang bị CPU Intel 8088 (x86)

Để hiểu được lý do vì sao chỉ có 2 hãng CPU này, chúng ta hãy quay về chiếc PC đầu tiên trên thế giới là PC IBM (1981) nhé. IBM lúc đó chọn CPU Intel 8088 để trang bị cho chiếc PC này, và con chip này được dựa trên tập lệnh x86. Điều này đã giúp PC IBM trở nên vô cùng phổ biến và đẩy một loạt đối thủ ra rìa. Lý do là vì chiếc máy này rất đa dụng, được hoàn thiện tốt, và đáng đồng tiền bát gạo.

CPU AMD Intel

Điều này có nghĩa là các nhà phát triển phần mềm sẽ muốn viết những chương trình của họ cho PC IBM vốn đang sử dụng CPU x86. Thế là Intel đã nhanh chóng trở thành một cái tên rất đình đám vào thời bấy giờ trong mảng CPU máy tính. Intel lúc đó “tay to” đến mức cấp phép cho các công ty khác sử dụng kiến trúc x86 để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong khi bản thân họ không cần phải tự thân sản xuất thêm chip x86 mà vẫn làm ra tiền.

Cuộc đối đầu giữa AMD và Intel

CPU AMD Intel

Thú vị ở chỗ AMD là một trong số công ty được Intel cấp phép, và tuy 2 hãng này đến giờ vẫn là kỳ phùng địch thủ nhưng AMD vẫn còn nắm trong tay giấy phép x86. Và cũng chính AMD là bên sử dụng giấy phép này để đánh bại Intel nhiều lần.

Hiện giờ thì AMD có dòng CPU Ryzen khiến Intel đứng ngồi không yên, và hồi những thập niên 1990 thì điều tương tự cũng đã từng xảy ra các bạn ạ. Lúc đó, AMD bắt đầu cải tiến thiết kế của x86, quyết định đối đầu trực tiếp với đội xanh luôn.

Mặc dù AMD không phải là bên duy nhất được cấp phép x86 để thâm nhập thị trường CPU, họ lại có kiến thức và tài nguyên đủ lớn để trở thành đối thủ nặng ký của Intel. Hơn nữa, AMD khi đó đã là một công ty giao dịch công khai (publicly traded company) với nhiều nhà máy sản xuất chip.

Các hãng sản xuất chip khác không thể bắt kịp vì AMD và Intel đã đi quá xa

Các hãng khác nắm trong tay giấy phép x86 lại không thể nào bắt kịp AMD. Đơn cử như hãng Cyrix từng đối đầu trực tiếp với dòng Intel Pentium vào giữa những năm 1990. Cyrix hứa hẹn con chip của họ sẽ mang đến hiệu năng cực khủng, nhưng sự thật thì lại không được như vậy các bạn ạ. Thế nên cuộc đối đầu giữa Cyrix và Intel đã kết thúc một cách nhanh chóng. Còn những đối thủ tiềm năng khác thì lại tham gia cuộc chơi trễ quá, Intel và AMD lúc đó đã đi được 1 đoạn khá xa rồi.

CPU AMD Intel

Bước đột phá tiếp theo trong mảng CPU dekstop là vi xử lý 64-bit, và nó được phát triển bởi chính AMD. Đội đỏ sau đó đã “cấp phép chéo” (cross-licensed) công nghệ này cho Intel, mở đường cho chip x86-64 được trang bị cho hầu hết PC mà các bạn đang thấy hiện nay. Điều này càng khiến cho các hãng chip nhỏ lẻ khó chiếm lấy thị phần trong mảng này.

Vì phần lớn các vấn đề này liên quan đến kiến trúc x86 nên các hãng sản xuất chip tập trung vào các tập lệnh khác lại đang phát triển khá tốt. Chẳng hạn, Qualcomm là một ông lớn trong mảng thiết bị di động với những con chip dựa trên kiến trúc ARM. Gần đây thì có thêm Apple cũng sản xuất chip M1 “cây nhà lá vườn” luôn, mang đến hiệu năng và thời lượng pin vô cùng ấn tượng cho máy Mac.

Quay lại với 2 hãng Intel và AMD ở mảng PC thì trong tương lai trước mắt, cuộc chiến giữa 2 đội này vẫn chưa có dấu hiệu nguội lạnh đâu. Tất nhiên, chuyện tương lai không ai nói trước được gì, cho nên chúng ta cùng chờ xem liệu có thêm hãng CPU thứ 3 nào xứng tầm với Intel và AMD không nhé. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên