Vì sao chúng ta không thể gắn GPU lên bo mạch chủ như CPU? Đây là câu trả lời cho bạn

Vì sao chúng ta không thể gắn GPU lên bo mạch chủ như CPU? Đây là câu trả lời cho bạn

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Nếu GPU có thể gắn lên bo mạch chủ như CPU thì hay biết mấy, nhưng đời không như là mơ các bạn ạ.

Card màn hình rời hiện nay phần lớn đều có thiết kế khá là to bự, nhỏ nhất thì cũng phải cỡ bàn tay của chúng ta, chứ bé hơn nữa thì gần như là không tồn tại. Vậy thì tại sao chúng ta lại không thể mua mỗi con GPU thôi, sau đó gắn nó trực tiếp lên bo mạch chủ như CPU? Có nhiều lý do cho việc này, mời các bạn cùng GVN 360 bọn mình tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nguồn điện

Lý do lớn nhất mà chúng ta không thể gắn GPU vào socket trên bo mạch chủ như CPU là vì vấn đề liên quan đến nguồn điện các bạn ạ. Một chiếc card đồ họa tầm trung trở lên bây giờ ngốn khá là nhiều điện, nhiều khi đây cũng là phần cứng ngốn nhiều điện nhất trong dàn PC gaming của bạn không chừng. Thật ra, bạn cũng có thể thấy điều này khi tháo phần tản nhiệt trên card ra.

Rất nhiều linh kiện nhỏ lẻ được gắn đầy trên bo mạch card đồ họa đều là những linh kiện dùng để cấp điện và điều chỉnh dòng điện. Đây cũng là một phần nguyên nhân vì sao card màn hình lại có kích thước khá là to nạc. Thế nên việc gắn GPU lên bo mạch chủ không chỉ khiến bo mạch chủ trở nên bự hơn, cồng kềnh hơn, mà quan trọng hơn hết là nó còn khiến giá thành của bo mạch chủ bị đội lên rất nhiều.

Bộ nhớ VRAM

Mặc dù card đồ họa tích hợp (iGPU) có thể dùng chung RAM DDR với CPU, thậm chí một vài card rời dòng bình dân dù được trang bị VRAM riêng trên bo mạch nhưng bản chất nó vẫn là DDR như thanh RAM trên bo mạch chủ, các dòng card đồ họa tầm trung và cao cấp lại yêu cầu phải dùng VRAM chuyên biệt gọi là GDDR (G là viết tắt của Graphics).

GDDR có băng thông rộng hơn vì nó được thiết kế để xử lý lượng lớn dữ liệu, chẳng hạn như phần hình ảnh và texture của vật thể. Ngược lại, RAM DDR thông thường lại được tối ưu cho việc xử lý những dữ liệu nhỏ lẻ, cho nên nó sẽ không có nhiều băng thông như GDDR nhưng bù lại độ trễ (latency) thì sẽ thấp hơn.

Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn gắn một con GPU cao cấp trực tiếp lên bo mạch chủ thì trên bo mạch chủ cũng phải có sẵn VRAM GDDR luôn. Hệ quả là bo mạch chủ lại càng trở nên bự hơn và mắc hơn nữa.

Trên lý thuyết, các kỹ sư vẫn có thể thiết kế VRAM theo kiểu môđun gắn rời như RAM thông thường, thay vì hàn chết trên bo mạch card đồ họa. Thế nhưng nó lại có nguy cơ gây ra lỗi dữ liệu nhiều hơn, và đây cũng chính là một phần nguyên nhân vì sao VRAM lại được hàn chết trên bo mạch của card đồ họa.

Socket trên bo mạch chủ

Cứ cho là giải quyết xong vụ nguồn điện và VRAM đi, bây giờ còn một vấn đề nữa cần phải xử lý, đó là bản thân cái socket trên bo mạch chủ. Ngay cả đối với CPU Intel và AMD, và giữa những thế hệ CPU cùng chung 1 nhà với nhau đều có thiết kế khác nhau hoàn toàn. Cứ mỗi khi hãng ra mắt CPU thế hệ mới là bạn sẽ thường phải nâng cấp bo mạch chủ, do chúng có layout chân pin khác nhau.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra đối với socket GPU, nếu không muốn nói là còn tệ hơn nữa. Lý do là vì bây giờ trên thị trường có đến 3 hãng làm ra card đồ họa rời, bao gồm AMD, Nvidia, và Intel. Đó là chưa kể kiến trúc GPU được nâng cấp thường xuyên hơn và phải thay đổi nhiều thứ hơn so với CPU. Thế nên bo mạch chủ cũng sẽ mau trở nên lỗi thời hơn, chưa kể bạn còn bị giới hạn ở việc chỉ dùng được 1 combo CPU và GPU duy nhất, mỗi cái của mỗi một hãng, mỗi khi muốn gắn GPU mới hay CPU mới (hoặc thay hãng khác) là phải đổi… nguyên cái bo mạch chủ luôn, rất là tốn kém và phiền phức.

Bài toán nan giải khác nữa là GPU khác nhau sẽ cần lượng điện và VRAM khác nhau. Lúc này, hoặc là các hãng làm ra bo mạch chủ với socket cho từng combo khác nhau, hoặc là họ sẽ phải tạo ra những bo mạch chủ đủ mạnh, đủ dung lượng để cân tất cả CPU và GPU của thế hệ đó luôn. Lúc này, nhiều khi bo mạch chủ không còn tính theo đơn vị VNĐ nữa mà là tính theo đơn vị… quả thận luôn rồi.

Đối tượng người dùng không nhiều

Cuối cùng, còn 1 điều thực tế nữa là mặc dù card đồ họa là phần cứng gần như là không thể thiếu đối với game thủ, vẫn còn rất nhiều người dùng khác không cần đến GPU mạnh mẽ đến như vậy. Do đó, những chiếc bo mạch chủ có socket GPU trên đó chỉ đáp ứng được thị trường ngách mà thôi. Thế nên các hãng bo mạch chủ cũng không có nhiều lý do để sản xuất ra chúng.

Vì thế cho nên ở thời điểm hiện tại, nếu các bạn muốn gắn GPU lên bo mạch chủ thì điều đó chỉ xảy ra trên laptop hoặc các thiết bị chuyên dụng mà thôi. Còn đối với desktop thì card đồ họa sẽ có mức giá mềm hơn, dễ sản xuất hơn nếu tiếp tục sử dụng thiết kế như trước giờ vẫn đang dùng.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên