Vì sao USB cực tiện nhưng vẫn chưa thống trị hết các cổng kết nối, hoá ra lý do là đây

Vì sao USB cực tiện nhưng vẫn chưa thống trị hết các cổng kết nối, hoá ra lý do là đây

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

37.990.000₫
27.990.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

42.490.000₫
31.490.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
22.990.000₫ -45%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
18.490.000₫ -10%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

29.990.000₫
26.990.000₫ -10%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
34.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

16.990.000₫
10.490.000₫ -38%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

35.990.000₫
28.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

15.990.000₫
13.790.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

38.390.000₫
31.990.000₫ -17%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

33.490.000₫
26.490.000₫ -21%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
Mục lục

USB bây giờ đã quá phổ biến và đa năng, vậy sao chúng ta vẫn còn dùng cổng mạng Ethernet, HDMI, DisplayPort vậy nhỉ?

Nhìn phía sau bo mạch chủ, bạn sẽ thấy kha khá cổng cắm như USB, HDMI, DisplayPort, Ethernet (RJ45), vân vân. Hầu hết những cổng cắm này đều có nhiệm vụ truyền tín hiệu điện tử, và cổng USB4 mới được công bố gần đây có tốc độ lên đến 80Gbps. Vậy thì tại sao chúng ta không dùng dây USB cho mọi thứ luôn cho tiện? Có vài lý do để giải thích cho chuyện này, mời các bạn cùng GVN 360 tìm hiểu nhé.

Cổng USB vốn sinh ra để truyền dữ liệu, sau này mới xịn lên

Ngày trước, USB được sinh ra một phần là để gom phần lớn cổng cắm (chuột, bàn phím, máy in,…) về một mối. Tuy nhiên, bản thân nó lúc đó cũng có những khiếm khuyết chứ không phải là không. Đúng là hầu hết những thứ kết nối thông qua USB ngày ấy không cần tốc độ cao, nhưng đối với video thì USB vẫn chưa đủ để đáp ứng các bạn ạ.

Ví dụ, đối với 1 video không nén (uncompress) có độ phân giải 1080p@60fps sẽ ngốn khoảng 3 Gbps băng thông. Trong khi đó, USB 2.0 (bây giờ vẫn còn khá nhiều thiết bị xài cổng này) chỉ có băng thông 480 Mbps mà thôi, còn USB 1.1 thì chỉ vỏn vẹn có 12 Mbps các bạn ạ.

USB-C chỉ là cái cổng, tính năng thế nào còn tuỳ hỉ nhà sản xuất

Mặc dù USB bây giờ đủ khả năng truyền dữ liệu hình ảnh chất lượng cao rồi đó, bạn lại không thể cắm dây USB vào rồi kỳ vọng là màn hình sẽ lên hình. Lý do là vì tính năng truyền tín hiệu video phải được nhà sản xuất hỗ trợ (đối với cả màn hình lẫn PC của bạn) thì mới xài được. Và tất nhiên, việc này sẽ tốn thêm chi phí, thay vì là xài cổng HDMI hay DisplayPort như đó giờ. Đó là chưa kể người dùng có thể bị rối khi xài màn hình có cổng USB-C hỗ trợ tín hiệu DisplayPort, nhưng cổng USB-C trên PC lại không hỗ trợ tính năng đó.

Dây USB chưa thay được cáp mạng: chưa đủ dài

cổng USB

Nhiều bạn sẽ nghĩ cổng mạng Ethernet cũng nên chuyển qua USB luôn cho tiện. Nhưng nó lại gặp 1 vấn đề khác, và đó là độ dài đường dây. Độ dài tối đa đối với dây Ethernet 1Gb hoặc 10Gb là tới 100 mét, trong khi độ dài tối đa của dây USB được khuyến nghị nên nằm trong khoảng 1-3 mét (tùy theo phiên bản và tốc độ mà bạn mong muốn).

cổng USB

Nếu vượt ngoài khoảng này thì tín hiệu sẽ bị suy giảm (signal attenuation), khiến tốc độ chậm như rùa bò. Không ai muốn mạng chậm cả, mà oái oăm ở chỗ dây mạng lại thường khá là dài (chẳng hạn như dây mạng âm tường trong nhà, trong văn phòng). Thêm nữa, dây mạng dễ sản xuất hơn dây USB, cho nên xài dây Ethernet dài sẽ ít tốn kém hơn so với dây USB dài.

Dây USB chưa thay được dây âm thanh: analog mãi đỉnh

cổng USB

Dây analog thường được dùng cho các thiết bị âm thanh, chẳng hạn như dây audio 3,5mm. Loa và tai nghe sẽ cần các mức điện analog khác nhau để phát ra âm thanh cho bạn nghe. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không thể thay thế tín hiệu analog bằng tín hiệu digital (chẳng hạn như USB) một cách trực tiếp được. Ngay cả bên trong những chiếc tai nghe gaming xài cổng USB cũng có linh kiện gọi là “digital-to-analog converter” (DAC) dùng để chuyển đổi tín hiệu digital ngược về analog để phát ra 2 bên tai nghe.

USB có thể xài được cho tất cả, nhưng đó sẽ là câu chuyện của tương lai

Nhìn 1 cách khái quát thì chúng ta có thể xài 1 loại dây cho tiện, nhưng các vấn đề liên quan đến chi phí, giao thức truyền dữ liệu, hay thậm chí là chiều dài dây sẽ là những lý do khiến chúng ta cần nhiều hơn 1 loại dây cho các nhu cầu khác nhau. Trong tương lai thì viễn cảnh tươi đẹp kia có thể xảy ra đó, nhưng hiện tại thì vẫn còn nhiều điều bất cập các bạn ạ.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về USB. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên