Windows Defender có đủ mạnh để bảo vệ PC thân yêu? Đây là câu trả lời

Windows Defender có đủ mạnh để bảo vệ PC thân yêu? Đây là câu trả lời

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
27.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
33.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
9.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
9.490.000₫ -24%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 14
Mục lục

Windows Defender bây giờ đúng là tốt thật đó, nhưng liệu nó có đủ tốt để bảo vệ PC khỏi hầu hết các mối nguy hại trên mạng? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Đã từng có một thời những phần mềm diệt virus như Nortan, McAfee, Kaspersky thống lĩnh mảng phần mềm diệt virus. Nhà nhà ai cũng cài ít nhất 1 phần mềm anti-virus để an tâm hơn khi lướt web hoặc tải file lạ về máy. Ấy vậy mà bây giờ, chúng ta hầu như chẳng còn quan tâm đến những phần mềm này. Thay vào đó, người dùng Windows cứ lấy Windows Defender (Windows Security) tích hợp sẵn trong máy ra xài luôn, khỏi cài thêm phần mềm khác chi cho phiền.

Windows Defender PC

Song song đó, những phần mềm anti-virus có trả phí vẫn tồn tại trên thị trường chứ không bị đào thải. Vậy thì chúng ta có nhất thiết phải bỏ thêm tiền cho những công cụ đó hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng GVN 360 xem xem Windows Defender có thể làm được và không làm được những gì nhé.

Windows Defender là một giải pháp khá toàn diện

Trước đây, công cụ chống virus được tích hợp trong Windows chỉ có những tính năng cơ bản. Nhưng bây giờ thì Windows Defender là một giải pháp khá là toàn diện đó nha. Hầu hết những reviewer công nghệ đều cho biết Windows Defender đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, và khoanh vùng những con virus và malware độc hại. Thậm chí, một số trang còn xếp hạng nó cao hơn cả một số phần mềm anti-virus trả phí khác.

Windows Defender PC

Windows Defender dùng 2 chiến thuật phổ biến để bảo vệ PC của bạn. Cái đầu tiên là bằng cách phân tích các “signature” thu thập được rồi so nó với cơ sở dữ liệu. Microsoft tung ra các bản cập nhật “definition update” cho PC Windows nhiều lần trong ngày chứa các “signature” của malware mới được phát hiện. Windows Defender sẽ tải những thứ này về PC và so sánh các “signature” với những tập tin nguy hại nằm trong máy tính.

Windows Defender PC

Chiến thuật thứ nhì là dùng phương pháp gọi là “heuristics” – phân tích hành vi của phần mềm mà không cần dùng đến các “definition” hay “signature” như ở trên. Bằng cách này, nếu có một mối nguy hại nào đó mới xuất hiện (mà vẫn chưa được Microsoft ghi nhận) và xâm nhập vào máy tính của bạn, thực hiện những thứ đáng nghi thì Windows Defender có thể chặn nó luôn, ngay cả khi nó chưa từng xuất hiện trước đây.

Đối với hầu hết người dùng phổ thông thì 2 cái ở trên là gần như là quá đủ xài rồi. Tuy nhiên, nó vẫn có những hạn chế nhất định.

Windows Defender vẫn có những hạn chế nhất định

Điều thứ nhất là Windows Defender thường có xu hướng phụ thuộc nhiều vào việc kết nối với máy chủ Microsoft và dữ liệu malware được lưu trữ trên đám mây. Theo một bài test gần đây thì Windows Defender chỉ phát hiện được tầm 2/3 mối nguy hại khi mất kết nối Internet. Điều này khiến Windows Defender bị tuột hậu so với hầu hết ứng dụng anti-virus trả phí, do những ứng dụng này thường sẽ lưu nhiều thông tin cần thiết vào trong PC của bạn hơn là để nó ở trên đám mây.

Hầu hết người dùng hiện nay đều sử dụng Internet nên chuyện này cũng không đáng lo cho lắm, nhưng vẫn nên cân nhắc vì không loại trừ khả năng phần mềm độc hại sẽ “bộc phát” khi PC bị rớt mạng.

Những phần mềm trả phí cao cấp hơn có thể ít phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu chứa “signature”, thay vào đó nó sẽ dựa vào trí thông minh nhân tạo trên đám mây (cloud AI) nhiều hơn để kịp thời chống lại những mối nguy hại mới và thường xuyên biến hóa khôn lường. Điều này đã giúp một số ứng dụng vượt mặt Windows Defender về mặt tỷ lệ phát hiện ra các mối nguy hại. Một số dịch vụ trả phí còn bổ sung một số tính năng phụ trợ như VPN, theo dõi mạng lưới Internet trong nhà, hoặc cảnh báo khi một trong những tài khoản hay mật khẩu của bạn bị lộ trên mạng.

Doanh nghiệp cần giải pháp tốt hơn Windows Defender

Những hạn chế trên nghe có vẻ chưa đủ để thuyết phục bạn xùy tiền ra mua công cụ trả phí, nhưng việc chọn một giải pháp trả phí lại rất đáng cân nhắc đối với doanh nghiệp, tập đoàn – những nơi cần đảm bảo vấn đề về bảo mật cho hàng loạt máy tính, nhất là khi họ không thể kiểm soát được việc nhân viên sẽ tải gì về máy.

Những giải pháp bảo mật dành cho doanh nghiệp không chỉ bao gồm tính năng chống virus, malware mà còn có những tính năng cao cấp như tự động phục hồi BIOS của hệ thống nếu máy tính bị tấn công, phân tích file kỹ hơn để phát hiện mã độc, chạy sandbox trên RAM để malware không thể phát tán sang các linh kiện khác trong hệ thống, bảo đảm phần mềm bảo mật luôn chạy bằng cách sử dụng bộ điều khiển phần cứng (hardware controller) ngay cả khi hệ điều hành bị tấn công, và cho phép quản lý máy tính từ xa một cách dễ dàng.

Vì thế cho nên nếu bạn có một mớ PC cần phải quản lý, hoặc nếu cần tăng tính bảo mật cho những dữ liệu quan trọng thì việc đầu tư vào giải pháp bảo mật trả phí sẽ hợp lý hơn. Ngược lại, đối với người dùng phổ thông thì việc sử dụng Windows Defender gần như là ngon lành rồi. Chỉ là bạn nên cẩn thận khi click vào những đường link lạ trên mạng nhé.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Techquickie

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên