Xuất hiện CPU được làm bằng thuỷ tinh, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên “lượng tử tối thượng”
Có nhiều cách để phát triển máy tính lượng tử, và IonQ chọn cách bắt các ion để tạo ra CPU thủy tinh.
IonQ – một công ty từng cung cấp hệ thống cho các dịch vụ đám mây nổi tiếng như Microsoft Azure, Amazon Web Services, Google Cloud – vừa mới công bố việc phát triển CPU làm bằng thủy tinh (glass-based trapped-ion computing chip) thay thế cho những con chip của họ mà trước đây làm bằng silicon. Công nghệ thủy tinh này sẽ khắc (etching) trong thủy tinh silica nung chảy với độ chính xác cực kì cao (đến mức micromet). Sau đó nó sẽ chứa các đơn vị tính toán mới (computing unit) của IonQ, hay chính xác hơn là các chuỗi qubits ion có khả năng tùy biến được.
Với công nghệ hiện tại, nó có thể mở rộng với cấp số lên đến 3 chữ số. IonQ gọi kiến trúc mới là “reconfigurable multicore quantum architecture” (RMQA). Có nhiều cách để tiếp cận máy tính lượng tử trong tương lai, riêng IonQ thì chọn cách bắt các ion lại để đạt ưu thế lượng tử tối thượng (quantum supremacy).
Trước đây cũng đã từng có 3 hãng khác là AQT, Honeywell, Oxford Ionics từng đi theo hướng này rồi. Nó hoạt động bằng cách giữ yên các ion (nguyên tử tích điện) trên chất nền (substrate) nhờ vào từ trường. Bằng cách này, những qubit được lưu trữ dưới dạng điện tử, cho phép các ion tương tác với qubit sau khi đã được gia tốc thông qua máy bắn laser.
IonQ cho biết cách này giúp tăng tuổi thọ của qubit đạt mức lâu dài nhất. Hiện tại, công ty đã tạo ra được con chip với 64 qubits bằng công nghệ này, và chỉ cần tăng diện tích bề mặt là nó có thể giữ được nhiều chuỗi ion hơn. Peter Chapman – CEO của IonQ – cho biết kiến trúc này cho phép 1 con chip có thể chứa hàng trăm qubit một cách dễ dàng.
Tóm tắt ý chính:
- IonQ vừa mới công bố việc phát triển CPU làm bằng thủy tinh (glass-based trapped-ion computing chip)
- IonQ gọi kiến trúc mới là “reconfigurable multicore quantum architecture” (RMQA)
- IonQ cho biết cách này giúp tăng tuổi thọ của qubit đạt mức lâu dài nhất
- Chỉ cần tăng diện tích bề mặt là con chip có thể giữ được nhiều chuỗi ion hơn
- Peter Chapman – CEO của IonQ – cho biết kiến trúc này cho phép 1 con chip có thể chứa hàng trăm qubit một cách dễ dàng
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Chúng ta sắp được chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ với chip lượng tử
- Kỹ sư Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra được máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới
- Google đạt được “ưu thế lượng tử tối thượng”
Nguồn: tom’s HARDWARE