Studio PUBG kiện Free Fire tội đạo nhái, đòi gỡ xuống nhưng Google không chịu
Studio PUBG đâm đơn kiện Google, Youtube, Apple và Garena về việc Free Fire đạo nhái PUBG.
Studio của PUBG là Krafton đã đệ đơn kiện Apple, Google, YouTube và Garena về 2 tựa game mobile bao gồm Free Fire (tên gốc là Free Fire: Battlegrounds) và Free Fire: Max. Lý do là bởi vì Free Fire và Free Fire: Max đã đạo nhái “nhiều khía cạnh” của tựa game PUBG.
Theo như đơn kiện cho biết, Garena đã bắt đầu bán Free Fire tại Singapore vào năm 2017, cụ thể là ngay sau khi PUBG ra mắt. Điều này đã gây ra một số khiếu nại và thỏa thuận giải quyết, tuy nhiên thỏa thuận giải quyết này không bao gồm thỏa thuận cấp phép hoặc cấp quyền phân phối nào cho tựa game này. Mặc dù vậy, cũng trong năm đó Free Fire tiếp tục cho ra mắt phiên bản mobile trên App Store và Google Play, và tiếp theo là ra mắt phiên bản Free Fire Max vào năm 2018.
Đơn kiện tuyên bố cả 2 phiên bản Free Fire trên sao chép các tính năng của PUBG, bao gồm tính năng “Air Drop”, cấu trúc của game, lối chơi, cách kết hợp và tùy chọn vũ khí, các vật phẩm và địa điểm riêng, cách phối màu tổng thể, vật liệu và texture game.
Krafton cáo buộc rằng Garena đã kiếm được “hàng trăm triệu đô la” trên toàn cầu thông qua việc bán game và các vật phẩm trong game. Krafton cũng cáo buộc cả Apple và Google, những người đã kiếm tiền thông qua hình thức mua hàng trong game (mỗi người sẽ nhận tiền theo % mua hàng dựa trên hệ thống xử lý của họ), trong khi phớt lờ và từ chối yêu cầu của Krafton về việc ngừng phân phối Free Fire.
YouTube cũng bị nêu tên trong đơn cáo buộc là đơn vị có liên quan do YouTube đã lưu trữ và từ chối xóa các video về Free Fire và Free Fire Max. Cũng như là bộ phim Trung Quốc Biubiubiu – một bộ phim chuyển thể trái phép của Battlegrounds có người thật đóng.
Điều thú vị ở đây là đơn kiện tuyên bố rằng trước khi tìm cách xóa bỏ Biubiubiu, Krafton đã gửi thông báo vi phạm bản quyền đối với một bộ phim giống PUBG khác có tên Run Amuck. Trong trường hợp đó, YouTube đã vào cuộc (mặc dù bộ phim vẫn còn tồn tại), và Krafton coi đó là bằng chứng về tiêu chuẩn kép (double-standard).
Krafton cũng đệ đơn kiện tương tự như vậy (thực hiện bởi Ubisoft) chống lại Google, Apple, và nhà phát triển game Ejoy và tháng 5/2020, về việc làm ra một tựa game mobile sao chép tựa game Rainbow Six Siege. Tuy nhiên, Apple và Google đã từ chối hợp tác và không chịu xóa tựa game vi phạm bản quyền khỏi các cửa hàng của họ. Chỉ đến khi nào Crafton đệ đơn kiện nhà phát triển vi phạm bản quyền này, cùng với Google và Apple, thì nhà phát triển vi phạm mới tự tay gỡ bỏ ứng dụng.
Điều đáng nói ở đây đó là Apple và Google không hề tự mình thực hiện bất kỳ hành động nào. Trong trường hợp này, Ubisoft đã rút lại các hành động pháp lý dùng để chống lại tất cả các bên liên quan sau khi bản đạo nhái Rainbow Six Siege bị gỡ bỏ.
Hiện tại Krafton đang tìm kiếm các lệnh cấm bán Free Fire và Free Fire Max, các video liên quan và phim Biubiubiu, cũng như là tất cả các thiệt hại về tài chính.
Tóm tắt:
- Studio của PUBG là Krafton đã đệ đơn kiện Apple, Google, YouTube và Garena về 2 tựa game mobile đạo nhái là Free Fire và Free Fire: Max
- Hai tựa game này đã sao chép “nhiều khía cạnh” của PUBG
- Krafton cáo buộc Garena kiếm được “hàng trăm triệu đô la” trên toàn cầu thông qua việc bán game và các vật phẩm trong game
- Krafton cũng cáo buộc Apple và Google, những người kiếm tiền thông qua mua hàng trong game, vì đã từ chối yêu cầu của Krafton về việc ngừng phân phối Free Fire
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Học CS:GO, PUBG cho chơi miễn phí nhưng trả tiền mới được đánh Rank
- PUBG Mobile hợp tác “thánh ca ăn dặm” Baby Shark, hứa hẹn một sự kiện vô cùng “ám ảnh”
Nguồn: pcgamer
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!