Top 10 cuộc cách mạng đồ họa khiến game thủ phải trầm trồ

Top 10 cuộc cách mạng đồ họa khiến game thủ phải trầm trồ

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

37.990.000₫
27.990.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

42.490.000₫
29.790.000₫ -30%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.990.000₫ -12%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405ZA KM264W

18.990.000₫
15.790.000₫ -17%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZU RP296W

28.490.000₫
21.990.000₫ -23%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

Laptop ASUS Vivobook 14 OLED A1405VA KM095W

20.990.000₫
17.390.000₫ -17%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 55
 Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

Laptop gaming ASUS Vivobook 16X K3605ZC RP564W

24.990.000₫
19.490.000₫ -22%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

38.390.000₫
30.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

33.490.000₫
26.490.000₫ -21%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

15.990.000₫
13.790.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

35.990.000₫
24.990.000₫ -31%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
Mục lục

Cùng điểm qua những tựa game đã tạo nên một cuộc cách mạng đồ họa

Để có những tựa game có đồ họa đỉnh cao như ngày hôm nay thì các nhà phát triển đã phải bỏ ra rất nhiều chất xám, rất nhiều công sức để phát minh ra những công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của game thủ. Và tất nhiên, sản phẩm của họ là những tựa game đình đám đánh dấu cột mốc phát triển cho một tiêu chuẩn mới về đồ họa. Và để vinh danh những cột mốc ấy, mình sẽ lên danh sách những tựa game tiêu biểu đã thay đổi đồ họa game mãi mãi.

Super Mario (1985) cách mạng về đồ họa game đi cảnh 2D 

Trước khi Super Mario xuất hiện thì đa phần những tựa game “đi cảnh” còn khá thô sơ và đôi khi chỉ là những nét vẽ cơ bản, không có nhiều màu sắc. Nhưng khi người ta làm ra dòng game Platformer, với góc nhìn ngang và cơ chế di chuyển tới, lui, hoặc lên, xuống theo chiều ngang. Đặc biệt tiêu biểu là tựa game Super Mario đình đám, đồ họa của game thời đó đã thay đổi hẳn, với màu sắc rực rỡ, sinh động và đồ họa “ưa nhìn” hơn thật sự là một cuộc cách mạng chưa từng có của game đi cảnh 2D. Và đến nay dòng game này vẫn được những hãng game indie làm lại và vẫn cuốn hút được rất nhiều người chơi.

Wolfenstein 3D (1992) Game bắn súng góc nhìn thứ nhất chưa bao giờ đẹp đến thế

Tuy là trước khi tựa game Wolfenstein được ra mắt thì đã có một vài game thể loại FPS được phát triển, nhưng để nhắc đến tựa game FPS thật sự đầu tiên thì Wolfenstein sẽ là cái tên chính xác nhất. Đồ họa màu sắc, phức tạp so với thời điểm đó và đặc biệt là trước đây chưa từng có tựa game bắn súng nào có đồ họa đẹp được như Wolfenstein. Người chơi được di chuyển tự do kết hợp với nhắm bắn tự do là hai yếu tố mà những tựa game đã đi trước Wolfenstein còn thiếu. Đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn của dòng game FPS cho đến tận ngày hôm nay. 

Tomb Raider (1996) –  Game 3D với nữ nhân vật chính “sắc bén”

Nhân vật nữ trong những tựa game ngày xưa thường mang xu hướng dịu dàng, dễ thương. Đôi khi là nhìn “không thấy gì cả”, như công chúa trong Mario vậy. Thế nhưng với Tomb Raider, thì Lara Croft là lần đầu tiên khiến game thủ trên toàn thế giới mê mẩn với thân hình bốc lửa và tất nhiên là đồ họa đỉnh cao lúc bấy giờ. Tomb Raider đã đánh dấu một cột mốc mới về khả năng tạo hình nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ. Và chắc chắn đến nay Lara Croft vẫn là người tình trong mộng của biết bao anh em game thủ. 

Final Fantasy VII (1998) – Tượng đài của game nhập vai với đồ họa 3D

Sự chuyển giao của game 2D và game 3D sẽ phải có một sự đóng góp rất lớn của Final Fantasy VII. Một sự lột xác hoàn toàn của tựa game này so với những phiên bản trước, từ một tựa game 2D, Final Fantasy VII đã chuyển mình thành một tựa game 3D có đồ họa đẹp mắt và gameplay thay đổi hoàn toàn, đem lại một trải nghiệm cực kỳ khác biệt và được xem là một cuộc cách mạng ở thời điểm lúc bấy giờ. Final Fantasy đã luôn là một trong những tựa game nhập vai hay nhất mọi thời đại, và với cải tiến về đồ họa và cũng là đầu tàu của game nhập vai 3D, Final Fantasy xứng đáng là tượng đài của dòng game này. Nếu bạn đã chơi Resident Evil 2 và Resident Evil 2 Remake, cảm giác cũng sẽ tương tự như từ FFVI lên FFVII thời đó.

Half Life 2 (2004) Chào mừng đến với game bắn súng góc nhìn thứ nhất của thế kỷ 21

Nếu những tựa game FPS trước khi Half-Life được ra đời có đồ họa 3D khá ấn tượng, thì sau khi tựa game này được phát hành, những tựa game trước trở nên…khá khoai. Một cái tiến thật sự đã đem dòng game FPS đến với thế kỷ 21 với những đột phá về công nghệ và trong đó có cả đồ họa gaming. Thật sự Source Engine của Valve đã thay đổi hoàn toàn đồ họa của Half-Life 2 so với phiên bản đầu tiên và đem nó lên một tầm cao mới. Không còn những đường nét vuông vức, thô sơ mà bây giờ đã trở nên mềm mại, thực tế hơn, một bước tiến rất lớn cho đồ họa của game FPS.

World of Warcraft (2004) – Tiêu chuẩn mới cho dòng game MMO từ 2004 đến mãi về sau

Có thể nói trước khi tựa game WoW được ra mắt thì đồ họa của dòng game MMO không được ấn tượng cho lắm. Người ta chỉ biết đến dòng game này qua gameplay và tính năng cày cuốc đặc trưng, nhưng với WoW thì đồ họa của tựa game này đã bước lên một tầm cao mới. Khiến người ta có một cái nhìn rộng hơn về game MMO, không chỉ có gameplay mà ngày nay MMO cũng có đồ họa không thua kém gì so với những dòng game khác.

Crysis 1 (2007) – Máy bạn có chơi đc Crysis ko?

Cái tên Crysis là cái tên mang đến một tiêu chuẩn mới cho đồ họa game offline ngày xưa, với đồ họa thực tế, đẹp mắt và…”rộng rãi”. Có một thời gian người ta thay vì hỏi máy bạn mạnh cỡ nào thì họ hỏi máy bạn có chơi được Crysis không? Và tất nhiên, nếu bạn có thể chơi được Crysis max setting ở thời điểm đó thì bạn là một thành viên của hội richkids rồi đấy. 

The Witcher 3 (2015)  – Game có cảnh tắm bồn đẹp nhất lịch sử

8 năm sau, đến lượt The Witcher 3 trở thành tiêu chuẩn mới của PC. Ở thời điểm hiện tại thì đồ họa của game offline đã rất hoành tráng rồi, cá nhân mình nghĩ không còn quá “bật ngửa” như hồi Final Fantasy VI lên Final Fantasy VII được. Nhưng để có thể chiến The Witcher 3 max setting ở thời điểm 2015 với đặc biệt những tinh hoa này đã được thể hiện trong những phân cảnh “tắm bồn” huyền thoại, thì quả thật là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với Crysis. Ở đây không chỉ ở độ đẹp của thiết kế, mà còn ở những chi tiết nhỏ nhất, những cử động đơn giản nhất. Tất cả trở nên quá sức thực tế và dường như chúng ta đã nghĩ rằng đây là tiêu chuẩn mới nhất của game offline cho đến ngày hôm nay.

Metro Exodus (2018) –  đỉnh cao công nghệ Ray Tracing

Công nghệ Ray Tracing đang là công nghệ mới nhất của Nvidia hiện nay, nó mang lại những trải nghiệm thực tế và đỉnh cao nhất. Để tìm hiểu thêm về Ray Tracing thì bạn hãy tham khảo bài viết “Real-Time Ray tracing: Món quà dành cho game thủ!” của bọn mình. Và tất nhiên để bật tính năng này trong game thì lượng fps mà bạn sẽ hi sinh là cực kỳ khủng khiếp. Một tính năng chỉ dành cho dân chơi thứ thiệt.

Red Dead Redemption 2 (2019) – Nvidia: “Con tui… tui biết”

Cứ tưởng là Ray Tracing đã rất khủng, nhưng RDR 2 còn khủng hơn. Mặc dù Rockstar cho biết tựa game cấu hình khuyến nghị chỉ cần 1 con GTX 1060 là đủ, nhưng thực tế thì con card mới nhất của Nvidia là RTX 2080Ti cũng không thể kéo max được tựa game này ở độ phân giải 4K. Có thể nói RDR 2 đã thật sự đi trước những gì mà công nghệ có thể làm được, và để có thể trải nghiệm tựa game này ở mức thiết lập tối đa thì có lẽ chúng ta phải đợi các nhà sản xuất phần cứng cho ra mắt những chiếc card đồ họa khủng hơn để kéo. Một tiêu chuẩn mới không phải cho bây giờ, mà là cho tương lai. 

Vừa rồi là những tựa game đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đồ họa game, ở những năm đầu tiên thì gaming có phần phát triển mạnh mẽ hơn, đổi mới hơn. Nhưng khi mọi thứ đã đạt đến cái tầm quá cao thì những thay đổi đôi khi là không quá rõ ràng, nhưng trải nghiệm max setting 4K trên một tựa game hiện nay, vẫn là một trong những trải nghiệm phê nhất mà mình từng trải nghiệm. Một tràng pháo tay lớn cho những nhà phát triển game tài ba của chúng ta, và đừng quên mua game để ủng hộ họ nhé anh em.