Top 10 dòng game trở lại chỉ để thất bại

Top 10 dòng game trở lại chỉ để thất bại

Laptop Lenovo Ideapad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

26.990.000₫
24.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 4
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

20.990.000₫
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
26.990.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Để tạo ra một pha comeback thành công sau thời gian dài vắng bóng là một điều không dễ dàng gì với những hãng làm game. Thế nhưng mà có fail thì cũng chừa đường để sửa, đằng này có những game fail đến nổi chẳng ai muốn chơi nữa luôn anh em ạ. Thậm chí có những series game đã từng là tượng đài, thế mà khi trở lại sau vài năm thì “bay màu” trong tích tắc. Không dài dòng nữa, để anh em biết thêm về những tựa game gây thất vọng não nề này, sau đây sẽ là danh sách mà mình đã tổng hợp.

GOLDEN AXE: BEAST RIDER (2008)

Tuy không có nhiều phiên bản tiền nhiệm như những series nổi tiếng khác, nhưng tựa game mang phong cách “beat’ em up” với bối cảnh fantasy, Golden Axe, đã luôn khiến người chơi thích thú và trở lại. Thế nhưng ở phiên bản thứ 3 thì Golden Axe đã đánh mất vị thế của mình và im hơi lặng tiếng trong hơn một thập kỷ, cho đến khi Beast Rider xuất hiện, đánh dấu sự trở lại của Golden Axe. Đánh dấu trở lại là thế, nhưng đây là lại phiên bản đánh dấu luôn kết thúc của series game này. Tựa game được cho là có nhiều lỗi, đánh mất bản chất ở những phiên bản trước, nhà phát triển của Beast Rider cho rằng nguyên do là bởi đội ngũ còn thiếu nguồn lực, khả năng quản lý cũng như không hiểu được ý tưởng ban đầu của tựa game. Mặc dù không quá nổi tiếng, nhưng Golden Axe đã từng là một trong những tựa game beat’ em up hay nhất, thế nhưng kết cục thì lại khá đáng tiếc cho một huyền thoại. 

THIEF (2014)

Làm trộm chưa vào giờ ngầu đến thế trong tựa game Thief, ở phiên bản Deadly Shadows, tựa game đã đem đến một gameplay cực kỳ ấn tượng, người chơi thay vì lao vào combat thì sẽ thực hiện những tình huống đánh lừa lính canh để đột nhập vào tòa nhà, cơ chế bẻ khóa, gây tiếng động, leo trèo khiến người chơi thật sự bị cuốn vào trò chơi. Thế nhưng sau phiên bản này thì Square Enix tiết lộ rằng vì doanh số không đạt như mong đợi nên chưa thể biết trước tương lai của phiên bản tiếp theo. Tuy vậy, vào năm 2014 thì phiên bản mới của tựa game đã được ra mắt, nhưng với sự gượng gạo trong cách thiết kế, NPC thì quá dễ bị đánh lừa, và nhân vật chính Garrett thì lại quá nhàm chán. Tất cả đã khiến Thief lùi vào dĩ vãng để nhường đường cho những dự án tiềm năng hơn. 

CONTRA: ROGUE CORPS (2019)

Thương hiệu Contra đã từng là huyền thoại trong lòng rất nhiều anh em, tựa game này thật sự đã là một tượng đài của thế giới game nói chung và game bắn súng nói riêng. Đáng lẽ nó nên được giữ nguyên như thế, nhưng năm 2019 lại là năm đánh dấu sự trở lại của thương hiệu này và thật sự là quá fail anh em ạ. Rogue Corps của Konami mang đến một gameplay nhàm chán, chậm chạp, cũng như những nhân vật trong game thật sự là không phù hợp với triết lý ban đầu, dẫn đến việc người chơi cảm thấy thất vọng so với mong đợi. Thậm chí có một nhân vật là con gấu trúc luôn … Tuy là phiên bản này có thể được nhiều người biết đến, nhưng chắc chắn cũng đã ảnh hưởng đôi phần đến thương hiệu Contra lẫy lừng, quá đáng tiếc phải không anh em.

DUNGEON KEEPER (2014)

Tuy so với những tựa game khác ở những năm 90 thì Dungeon Keeper có phần kém cạnh, thế nhưng đây vẫn là một tựa game nhập vai, thủ trụ hay và xứng đáng có chỗ đứng trong lòng nhiều game thủ. Là một tựa game hay là thế, nhưng cuộc vui nào cũng có hồi kết anh em ạ, ấy vậy mà cái kết của Dungeon Keeper thì thật sự là quá chán. Đang yên đang lành thì EA quyết định tung ra phiên bản mới của Dungeon Keeper trên nền tảng… điện thoại. Như những tựa game mobile khác, anh em sẽ phải đợi từng giờ thậm chí ngày để mở hộp hay xây tường, nhưng với EA thì con số này còn lớn hơn, và nếu muốn nhanh thì anh em chỉ có cách trả tiền. Thương mại hóa một tựa game huyền thoại không phải là cách hay để giữ hình tượng cho một thương hiệu, nhưng anh em biết EA rồi đấy. 

STAR FOX ZERO (2016)

Có những tựa game chỉ hay khi còn sở hữu đồ họa cũ, còn khi đem đồ họa hiện đại đập vào game mà vẫn giữ nguyên gameplay thì nó sẽ có rủi ro. Star Fox Zero là ví dụ điển hình của điều này, khi tựa game đã từng rất phổ biến trên các hệ máy Nintendo cũ, nhưng khi quay trở lại vào năm 2016 với đồ họa cải tiến và góc quay cinematic, thì tựa game lại trở nên khó chơi hơn và trải nghiệm không được mượt mà cho lắm. Và kết quả cũng như những tựa game khác trong danh sách này, Star Fox Zero không đem lại trải nghiệm như những người tiền nhiệm của mình, điều đó đã khiến tựa game thất bại và có lẽ là sẽ không trở lại trong thời gian dài. 

WARCRAFT III: REFORGED (2020)

Warcraft là một tượng đài của thể loại RTS và cũng đã làm nên tên tuổi của Blizzard trong nhiều năm. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thất bại lớn nhất của hãng game này trong năm 2020. Trước khi ra mắt thì Blizzard hứa hẹn đủ điều với game thủ, nào là đồ họa mới, nhân vật được thiết kế lại, cutscene cũng mới luôn. Vậy mà khi chơi thì cá nhân mình cảm thấy như đang chơi bản cũ nhưng phải trả tiền vậy anh em ạ. Nó tệ đến mức mà Blizzard bắt đầu đưa ra chính sách trả lại tiền cho những ai đã mua game nếu họ yêu cầu. Mặc dù chơi thì vẫn hay đấy anh em vì game này nó là huyền thoại mà, nhưng so với những gì Blizzard hứa hẹn thì chắc chắn không thể tránh khỏi cảm giác thất vọng. 

ALONE IN THE DARK: ILLUMINATION (2015)

Sau bản reboot năm 2008 thì người ta tưởng rằng series game này coi như “vỡ trận” rồi, thế mà năm 2015 lại có thêm một phiên bản mới được ra mắt, và nó cũng thảm họa không kém. Là một tựa game bắn quái vật trong bóng đêm, mục tiêu là để khiến tựa game trở nên đáng sợ. Thế nhưng thiết kế cũng như bối cảnh của mà Atari mang lại thật sự là đáng thất vọng. Quái thì nhiều, nhìn rất chán, âm thanh không ăn nhập, nói chung là trải nghiệm tồi. Các nhà phê bình cũng không ngần ngại đưa ra những nhận xét gay gắt, một thất bại múi mặt và chồng chất với series game Alone In The Dark. 

 SHENMUE III (2019)

Mặc dù ở hai phiên bản trước thì Shenmue cũng không thật sự gây ấn tượng với người chơi, nhưng vì những fan trung thành của tựa game này lại rất muốn có một phiên bản mới để có được một cái kết xứng đáng hơn cho cốt truyện. Ước nguyện này được thực hiện vào năm 2019 khi Shenmue được ra mắt, và chắc hẳn cũng đã khiến rất nhiều fan phải hối hận. Gameplay cũ kỹ, lỗi thời của những phiên bản trước, không có gì nổi bật so với những tựa game cùng thể loại khác và cái kết của Shenmue III lại tiếp tục là kết mở. Coi như là cũng chiều lòng fan, nhưng lại quá hời hợt và tham lam nên Shenmue III đã thất bại thảm hại và chắc cũng mất đi khá nhiều fan hâm mộ. 

TONY HAWK’S PRO SKATER 5 (2015)

Từ khi Activision kết hợp với Tony Hawk, cái tên Tony Hawk’s Pro Skater chính là thương hiệu đi đầu trong làng game trượt ván. Thế nhưng những phiên bản kế nhiệm lại khiến người chơi thất vọng với nhân vật trong game thì nhìn chả có gì giống Tony Hawk, cử động cũng sai kỹ thuật trượt ván và không đem lại cảm giác thực tế. Kết quả là sau 5 phiên bản được ra mắt, series này đã phải đóng cửa server và ngưng phát triển vào năm 2017. Mặc dù cũng theo dõi anh chàng Tony Hawk từ lâu nhưng mình cũng phải công nhận những nhận định từ cộng đồng là chính xác, có lẽ Activision nên đầu tư một cách kỹ lưỡng và tận dụng đại diện của mình một cách triệt để hơn thì mới đem đến thành công cho series này. 

DUKE NUKEM FOREVER (2011)

Là một trong những series game FPS hay nhất vào những năm 90, Duke Nukem thật sự đang đứng trên đỉnh của thế giới game lúc bấy giờ. Mặc dù có rất nhiều phiên bản Spin-off được ra mắt, nhưng mãi đến năm 2011 thì chúng ta mới lại được trải nghiệm một bản Duke Nukem mới mẻ. Mặc dù tốn đến 15 năm để phát triển, thế nhưng Duke Nukem Forever lại được đánh giá là một trong những tựa game tệ nhất từng được tạo ra, cũng khá tiệm cận với tệ nhất. Gameplay cũ kỹ, thiết kế nhàm chán, và tệ nhất là những câu đùa quái gở khiến người chơi cũng phải ngượng giùm. Duke rất ngầu anh em nhé, bắn quái giải cứu thế giới trong khi nhai kẹo cao su, thế mà sau mỗi lúc ngầu lòi như thế lại thốt ra những câu nói thật sự lố bịch. 

Vừa rồi là 10 tựa game quay lại để thất bại, khiến cả thế giới game cũng phải muối mặt. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều những tựa game khác cũng khá “flop” mà mình vẫn chưa thể liệt kê trong một danh sách, vậy nên anh em hãy bình luận bên dưới tựa game mà anh em nghĩ là thất bại còn thảm hại hơn những tựa game này để anh em biết còn né nhé. 

Nguồn: Watchmojo