Top 10 nhân vật phản diện tàn bạo nhất thập kỷ

Top 10 nhân vật phản diện tàn bạo nhất thập kỷ

GEARVN - Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VFK 676VN

37.990.000₫
27.990.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 30
 Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

Laptop gaming Acer Nitro 16 Phoenix AN16 41 R76E

42.490.000₫
31.490.000₫ -26%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
22.990.000₫ -45%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
18.490.000₫ -10%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

Laptop ASUS Vivobook S 16 OLED S5606MA MX051W

29.990.000₫
26.990.000₫ -10%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507ZC4 HN095W

27.990.000₫
20.490.000₫ -27%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
34.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

16.990.000₫
10.490.000₫ -38%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

Laptop gaming Acer Predator Helios Neo PHN16 71 54CD

35.990.000₫
28.990.000₫ -19%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 6
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A000BHVN

15.990.000₫
13.790.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

Laptop gaming HP VICTUS 16-r0127TX 8C5N2PA

38.390.000₫
31.990.000₫ -17%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

Laptop gaming ASUS TUF Gaming F15 FX507VU LP198W

33.490.000₫
26.490.000₫ -21%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
Mục lục

Cũng giống như trong phim điện ảnh, đằng sau mỗi anh hùng trong game là một nhân vật phản diện.

Sự hiện diện của cái ác trong game không chỉ giúp tạo dựng tình huống, phát triển cốt truyện mà còn khiến game thủ cảm thấy thôi thúc, bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và tà đạo. Và nhờ vào việc game càng ngày càng phức tạp, các nhân vật phản diện cũng vì thế mà thiên biến vạn hóa đủ mọi thể loại.


Cảnh báo cực mạnh: CÓ SPOILER !!!


Sau đây là danh sách 10 nhân vật phản diện tàn bạo nhất trong thập kỷ vừa qua.

Jack Baker (Resident Evil 7)

Một vài người thì ác từ trong trứng, một vài thì ác… từ từ, và Jack Baker là loại thứ 2.

Là một trong những phần hay nhất trong series Resident Evil, cốt truyện của phần 7 mang nhiều yếu tố kinh dị Mỹ và nhờ đó làm nổi lên tính phản diện của gia đình nhà Baker, đặc biệt là chủ nhà Jack Baker.

Ban đầu thì bạn sẽ thấy Jack đáng thương, nhưng càng về sau thì bạn sẽ càng hiểu hơn về gia đình này, và sẽ càng cảm thấy ghê sợ trước mối nguy hiểm đang rình rập nơi đây.

Nói một cách ngắn gọn thì gia đình Baker vẫn rất bình thường cho đến khi Jack tìm thấy một người phụ nữ đang nằm trên lề đường. Sau khi Jack ra tay nghĩa hiệp chở người phụ nữ đó về nhà thì mới phát hiện ra đó là một vũ khi sinh học đang được thử nghiệm, và chính “vũ khí” này đã biến nhà Baker thành một cái xác không hồn.

Vaas (Far Cry 3)

Far Cry là một dòng game được định hình nhờ vào nhân vật phản diện, và “xu hướng” này bắt đầu từ nhân vật Vaas trong Far Cry 3.

Vass là một trong những nhân vật phản diện điên khùng nhất trong các thể loại game. Và ở Vaas có một phong thái rất riêng, từ cách đi đứng cho đến cách nói chuyện, biến nhân vật này “phản diện” hơn những người khác. Đồng thời, Vaas cũng là một người “có não”, và bạn sẽ thấy được điều này thông qua những hành động của Vaas về sau game.

Thậm chí, nhân vật chính trong game còn suýt nữa trở thành như Vaas (đây cũng chính là mấu chốt của cốt truyện trong Far Cry 3).

Baldur (God of War)

Pha trộn giữa sự căm phẫn và đáng thương, Baldur trong God of War là một kẻ điên cuồng và còn là một người con… hư hỏng.

Vì được báo trước điềm ác, mẹ của Baldur đã dùng phép thuật biến con mình trở nên bất tử. Nhưng có một tác dụng phụ là Baldur không còn khả năng cảm thấy bất kì điều gì: cả năm giác quan đều biến mất, thậm chí cả cảm xúc cũng không còn, những thứ còn đọng lại chỉ là một nỗi căm phẫn dành cho người mẹ ruột của mình.

Điều đáng nói ở đây là mẹ của Baldur tự ý làm việc này mà Baldur không hề hay biết, nên đây là lý do khiến nhân vật này trở thành một gã điên loạn trong game.

The Illusive Man (Mass Effect 2)

Đôi lúc nhân vật phản diện sẽ không đối đầu trực tiếp với bạn. Và trong Mass Effect 2, bạn biết rằng mình không nên tin và nghe theo The Illusive Man. Tuy nhiên, bạn cũng thừa biết một điều rằng người này đang nắm trong tay tất cả con bài, và bạn không có cửa để chiến thắng. Vì thế nên bạn sẽ tạm chấp nhận đi chung con đường với The Illusive Man và chờ thời cơ để “phản công”.

Cho đến cuối game thì Illusive Man trở mặt, và bạn sẽ phải đối đầu với nhân vật này. Cái hay ở đây là trong quá trình 2 bên “hợp tác” với nhau, bạn và Illusive Man đã có những màn “vờn đuổi” vô cùng thú vị, luân phiên nhu cương sao cho hợp lý.

Freddy Fazbear (Five Nights At Freddy’s)

Freddy Fazbear là một nhân vật phản diện có thể khiến bất kì game thủ nào sợ khiếp vía. Bằng cách kết hợp giữa âm thanh và lợi dụng sự hồi hộp, lo lắng, sợ hãi của người chơi, Freddy sẽ dần tạo ra một nỗi lo vô hình bao trùm lấy người chơi, khiến những pha jump scare rất “đáng đồng tiền bát gạo”.

Nhưng điểm nhấn của game này nằm ở câu chuyện đằng sau các nhân vật, được ẩn giấu ngay trước mắt với những đầu mối và nhiều cú twist ngoạn mục, khiến câu chuyện càng trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Nó còn khiến cho cả một thế hệ game thủ phải suy nghĩ kỹ và có một góc nhìn đa diện hơn về media hiện nay.

Ulysses (Fallout: New Vegas)

Ulysses là một thành viên của một bộ tộc, và bởi vì anh luôn muốn tìm một chí hướng để theo đuổi nên đã quyết định đi theo Caesar cho đến khi Ulysses cảm thấy Caesar “chưa đủ tầm”. Vì thế nên anh đã nuôi mộng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn tại một thị trấn nhỏ, và đây cũng là nơi mà bạn thường hay lui tới để vận chuyển hàng hóa. Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến khi bạn bị lừa và mở kiện hàng chứa công tắc của bom nguyên tử ngay dưới lòng thị trấn.

Bởi vì mất niềm tin vào con người, Ulysses đã lên kết hoạch sử dụng số bom nguyên tử đó để dẹp sạch bọn rác rưởi. Nhân vật này còn thách thức người chơi thử ngăn chặn anh ta, đủ để thấy Ulysses “tay to” đến mức nào. Ngoài ra, lời thoại và hành vị của nhân vật phản diện này cũng được khắc họa với những yếu tố rất riêng, biến Ulysses thành một tượng đài trong phần New Vegas nói riêng và series Fallout nói chung.

Wheatley (Portal 2)

Wheatley trong Portal 2 là một trong những nhân vật phản diện ngớ ngẩn nhất trong thập kỷ qua. Wheatley được Aperture Science tạo ra với một mục đích duy nhất là trở thành thứ ngu xuẩn nhất trên hành tinh này. Và Aperture Science đã thành công, Wheatley bị cận thị, cứng đầu, vụng về, hậu đậu, và có một cái tôi rất mong manh dễ vỡ.

Và Wheatley cũng chính minh cho bạn thấy rằng khi trao quyền lực cho một kẻ ngu ngốc thì thường không có một kết cục tốt đẹp cho lắm, nhất là khi kẻ ngốc này chuyển từ chế độ bạn bè sang kẻ thù chỉ trong vòng 10 giây.

Solas (Dragon Age: Inquisition)

Series Dragon Age không có thế mạnh trong việc tạo dựng nhân vật phản diện. Vì thế nên BioWare đã quyết định sử dụng người bạn đồng hành của nhân vật chính và biến họ thành… nhân vật phản diện.

Trong cả 3 phần Dragon Age thì bạn sẽ luôn được nghe đến cái tên Fen’Harel The Dread Wolf. Đây là một yêu tinh (elves), và người bạn đồng hành Solas của nhân vật chính lại chính là Fen’Harel dưới hình dạng con người.

Fen’Harel có năng lực siêu phàm, và ban đầu thì là người tốt chuyên đi trừng trị những yêu tinh quái ác khác, nhưng việc này lại vô tình khiến tộc yêu tinh mất đi ma pháp và khả năng trường sinh bất tử. Solas cố gắng đảo ngược tình thế bằng một biện pháp an toàn, nhưng vì một biến cố mà đành phải lựa chọn con đường là giết tất cả mọi người để cứu tộc yêu tinh.

Handsome Jack (Borderlands 2)

Handsome Jack là một kẻ ngạo mạn, điên loạn, nhưng luôn nghĩ mình là người tốt. Jack có một quá khứ khá phức tạp với nhiều biến cố xảy đến, khiến đầu óc của Jack không được bình thường. Đến mức nhân vật này đã biến con gái của mình thành một giọng nói đồng hành với người chơi trong Borderlands 2, nhưng sẵn sàng giết chết kẻ nào dám nhắc đến vợ của hắn ta.

Việc hạ gục Jack có thể nói là một chiến tích hiển hách trong game, nhưng khi Jack chết rồi thì bạn sẽ cảm thấy thiếu vắng trong lòng.

Flowey The Flower (Undertale)

Trong khi những nhân vật phản diện kia có điểm yếu là họ rất… giải trí, thì Flowey The Flower là phản diện từ đầu tới chân với triết lý sống “Giết hoặc Bị Giết”.

Ban đầu thì Flowey The Flower tỏ ra rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ người chơi. Nhưng khi người chơi đi chệch hướng với triết lý kia thì Flowey The Flower sẽ mắng mỏ và chì chiết đến cùng. Đôi lúc, khi tình huống bắt buộc thì Flowey sẽ là một kẻ đầy mưu mô, xảo quyệt.

Nhiêu đó đủ để thấy Flowey The Flower là một nhân vật phản diện xấu xa và xảo trá đến mức nào.

Nguồn: What Culture