Top 10 tựa game đã khó mà còn không có cho save

Top 10 tựa game đã khó mà còn không có cho save

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

19.990.000₫
14.990.000₫ -25%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 2
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
20.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Trong thời buổi bây giờ thì hầu như trò nào cũng có tính năng save game. Mặc dù kiểu gì cũng có bạn quên save và công sức cày cuốc phút chốc bỗng tan vào mây khói, tính năng này vẫn có ở đó. Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ các bạn ạ, vẫn có một số game không tích hợp tính năng save để tăng độ khó, hoặc là cho phép save nhưng nếu nhân vật chính mà chết là mất file save đó luôn. Điều này có thể giúp game trở nên thú vị hơn, thử thách hơn, buộc game thủ phải chơi thật cẩn thận chứ không thôi là mọi thứ đều đổ sông đổ biển hết. Sau đây là top 10 tựa game tuy khó nhưng được cái… không cho save!

The Dame Was Loaded

Đây là tựa game thuộc thể loại trinh thám theo kiểu point-and-click, ngoài ra thì nó còn tính thời gian để màn chơi thêm phần thú vị. Tuy nhiên, The Dame Was Loaded chỉ cho phép bạn save ngay tại văn phòng của nhân vật chính mà thôi. Vì việc quay về nơi này khá là mất thời gian nên thường thì ít ai làm vậy. Chưa kể thời gian trong game này là vàng là bạc, cho nên chỗ save kia dù có cũng gần như là… vô dụng.

Một số câu đố trong game sẽ có bấm thời gian, và nhìn về mặt tích cực thì nó giúp tựa game point-and-click này trở nên kịch tính hơn và thú vị hơn. Tuy nhiên, khi bạn muốn chơi một tựa game trinh thám thì khả năng cao sẽ nghĩ rằng nó cho save để mọi thứ trở nên dễ thở hơn. Tiếc là The Dame Was Loaded chỉ cho bạn toại nguyện một nửa thôi: vẫn có chỗ save, nhưng save xong mà hết giờ thì… ráng chịu.

Batman: Arkham Origins

Khi nhìn độ khó trong game ghi là “I Am The Night” (tạm dịch: tôi là bóng đêm) thì hầu như ai cũng rất muốn chơi thử, nhất là những bạn mê Batman và muốn hóa thân thành Người Dơi để trừ gian diệt bạo theo cách “chuẩn bài” nhất. Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng khi chọn chế độ này thì Người Dơi chỉ có đúng 1 mạng sống mà thôi. Hễ Batman mà chết là game sẽ tự động xóa sạch file save của bạn. Hay nói một cách khác: bạn có thể save game, nhưng file save sẽ không thể cứu mạng cho bạn được đâu.

Điều này có thể phản tác dụng, khiến bạn chơi một cách thật chậm rãi và cẩn thận, vì nếu chết là hết. Hệ quả là bạn sẽ tốn hàng giờ đồng hồ để “phá đảo” Batman: Arkham Origins. Phần game gốc tốn khoảng 13 tiếng để hoàn thành, nhưng khả năng là bạn sẽ phải tốn thêm tầm chục giờ để làm tiếp mấy nhiệm vụ phụ để tăng điểm kinh nghiệm, mở khóa thêm nhiều chiêu để tăng cơ hội sống sót. Bạn có thể chơi chiêu là… thoát game khi sắp chết, nhưng nhìn chung thì đây sẽ là chế độ thường xuyên đưa bạn vào tình huống cận kề cái chết, và chỉ một xíu nữa thôi là mất luôn cả chì lẫn chài.

Dead Rising

Nhắc đến Dead Rising phần đầu tiên thì chế độ Infinity Mode là một trong những thứ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, đơn giản chỉ là vì nó quá điên rồ các bạn ạ. Trong chế độ này, game sẽ không còn checkpoint và save game nữa, buộc game thủ phải vận dụng tất cả kỹ năng hiện có để cố gắng sống sót càng lâu càng tốt.

Nghe thì không có vẻ gì là tệ cho lắm, nhưng hầu hết game thủ khi chọn chế độ này đều muốn đạt được thành tích mang tên “7 Day Survivor”. Nó yêu cầu bạn phải sống sót trong Infinity Mode trong vòng 14 tiếng đồng hồ mà không chết. Và 14 tiếng ở đây là 14 tiếng ngoài đời thực nhé, không phải 14 tiếng trong game đâu.

Điều này có nghĩa là bạn phải hi sinh hoặc biết cách sắp xếp một số thứ như ăn uống, ngủ nghỉ trong vòng 1 ngày để cày, từ sáng đến tối, và nghe qua thôi là đủ thấy nó khó khăn vô vàn rồi. Chỉ cần game thủ sẩy chân một phát thôi là phải làm lại từ đầu (nếu bạn đủ rảnh và đủ động lực để làm thêm lần nữa).

Starion

Thời trước, game nào mà có checkpoint hoặc cơ chế save là người chơi sẽ mừng hết lớn. Lúc đó có một thương hiệu PC tên là ZX Spectrum và cấu hình của nó không được mạnh cho lắm, thế nên game cho nền tảng này cũng không quá phức tạp.

Ví dụ điển hình cho trường hợp này là Starion với hơn 200 màn chơi, muốn “phá đảo” thì cần ít nhất là tầm 1 ngày. Có một vấn đề ở đây là Starion ngốn gần hết lượng RAM của ZX Spectrum, nghĩa là PC lúc này không còn chỗ để thêm bất kì tính năng gì vào nữa, kể cả hệ thống save game các bạn ạ. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn “về nước” thì sẽ phải chơi hết hơn 200 màn kia. À mà lưu ý là game có một cái bug khá khó chịu khiến Starion bị crash, và nó hay xuất hiện ở màn thứ… 200.

Wolfenstein II: The New Colossus

Nếu như bạn không mấy tự tin vào kỹ năng bắn súng và khả năng xử lý tình huống nhanh gọn lẹ của mình thì bạn sẽ chết ít nhất không dưới 3 lần trên chiến trường của Wolfenstein đâu. Đặc biệt nhất là khi bạn bị phát hiện, lính bắt đầu ùa ra và bạn bật chế độ rambo vua solo gặp ai là bắn người đó. 

Tuy nhiên, độ khó mặc định này của game vẫn chưa là gì nếu đem so với chế độ khó Mein Leben, nơi bạn sẽ được trải nghiệm độ khó căng nhất của game nhưng lại không có lựa chọn save, hay nói cách khác là bạn chỉ có một mạng để sống, chết là hết và bạn sẽ phải chơi lại mọi thứ từ ban đầu. Ấy thế nhưng đây vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất, điều khiến game thủ ám ảnh nhất đó là phần campaign này kéo dài đâu đó tầm 10 tới 11 tiếng để hoàn thành. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải tính toán và thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo và mượt mà nhất trong vòng 10-11 tiếng liên tục để phá đảo campaign này.

Nói thật thì, chế độ này khá là hay dành cho những game thủ cứng cỏi thích thách thức và phá bỏ giới hạn của bản thân. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, chả mấy ai lại muốn dành ra tới tận 10-11 tiếng đồng hồ chỉ để tập trung toàn bộ trí não và phá đảo game một cách hoàn hảo cả.

Amnesia The Dark Descent: Justine

Trong phần game gốc Amnesia: The Dark Descent, bạn được phép save game bất cứ lúc nào miễn là bạn cảm thấy cần thiết. Đơn giản là bởi vì trong tựa game này, bạn chỉ là một con người bình thường, mong manh dễ vỡ đang bị săn đuổi bởi các sinh vật huyền bí, kinh tởm và không kém phần bao lực sẵn sàng đưa bạn xuống mồ chôn nếu bạn không chạy nhanh.

Một tựa game nơi con người bị bất lực như thế thì save game liên tục không có gì là lạ. Tuy nhiên, khi nhà phát triển tung thêm bản DLC tên Amnesia The Dark Descent: Justine với tính năng không cho save đã khiến cho nhiều game thủ có một pha sốc tận óc khi muốn tiếp tục trải nghiệm thêm những bí ẩn của phẩn game gốc trong phiên bản DLC này. Nếu bạn là người chơi có kinh nghiệm thì có lẽ vấn đề này cũng chẳng gây mấy khó khăn cho bạn đâu. Còn nếu bạn xui thì sẽ phải tốn kha khá thời gian để phá đảo vì bạn cứ phải chơi đi chơi lại từ đầu game nhiều lần do cứ hở chút là xuống mồ sau khi bị mấy con quái rượt.

Ngoài ra, game còn có nhiệm vụ cứu các nhân vật NPS vô tội trên đường đi nữa. Và đương nhiên, yếu tố này càng khiến cho game thêm khó khăn và thử thách do nếu bạn cứu hụt một nhân vật NPC nhưng lại muốn biết kết quả cuối cùng của game sẽ diễn ra như thế nào nếu như bạn cứu đủ các NPC thì chỉ còn 1 cách đó là… chơi lại từ đầu.

Left 4 Dead 2

Kể từ khi những người chơi thử thông báo với Valve rằng phiên bản game gốc quá khó, bởi vì cứ mỗi lần team chết thì cả team sẽ bị đưa về sảnh đợi. Kể từ đó thì game đã có các điểm checkpoint xuất hiện thường xuyên trong game để khiến cho game trở nên “công bằng” và dễ thở hơn.

Tuy nhiên thì trong chế độ Iron Man của Left 4 Dead 2, chế độ khó của game càng trở nên khốc liệt hơn. Bạn không chỉ bị Witches giết chết ngay lập tức khi nó phát hiện ra bạn, mà bạn sẽ còn bị đưa thẳng về sảnh chờ chứ không còn quay trở lại các điểm checkpoint nữa. Nói chung thì chế độ này được coi là một thử thách để xem xem kỹ năng sinh tồn của bạn tới đâu, và nếu như bạn chỉ cần mảy may sơ hở trong giây lát thì cũng đừng lo, bạn sẽ được thưởng một vé quay về sảnh đợi miễn phí mà không tốn 1 xu nào.

Hercules

Hercules chắc chắn là một tựa game gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều game thủ Việt Nam. Trò này thì rất vui nhưng bị cái là nó hơi kỳ cục ở chỗ cơ chế save và checkpoint của nó.

Tựa game sẽ giấu các chữ cái trong tên Hercules. Nếu bạn kiếm được đầy đủ các chữ cái này thì game sẽ cho phép bạn chơi lại khúc mà bạn chết. Cái cơ chế này nghe thì có vẻ hay ho đấy, nhưng nó có điểm trừ lớn là nó làm cho tựa game có xu hướng thành game tìm đồ. Nhiều người chơi thay vì thoải mái đi quẩy và chinh phục độ khó ngày càng tăng của game thì họ lại đi săn mấy chữ cái được giấu một cách tinh vi.

Việc này khiến cho nhiều người thậm chí còn không biết game có cho save (mặc dù nó hơi bất tiện). Và cho đến khi phát hiện ra thì họ cũng đã ăn hành ngập mặt hay thậm chí là không bao giờ biết luôn.

Grand Theft Auto

Tựa game GTA đầu tiên được phát hành năm 1997 có một vấn đề khá lớn. Đó là nếu muốn save game thì bạn sẽ chỉ được phép save giữa các nhiệm vụ mà thôi (tức là đi hết nhiệm vụ mới được save ấy).

Nghe thì có vẻ chẳng có chuyện gì to tát. Ừ thì đúng là vậy thật, nhưng trong đa số nhiệm vụ thôi, nhiệm vụ cuối lại là chuyện khác. Nó dài khủng khiếp và bạn có thể mất đến tận 6 tiếng để hoàn thành. Và trong 6 tiếng đó bạn sẽ không thể làm gì khác ngoài việc tập trung chơi cho xong cả, buông ra một chút thôi là nhiều khi bạn sẽ phải chơi lại luôn.

Đây là một chi tiết khá là… tàn nhẫn với game thủ bởi vì ngay từ đầu họ sẽ thấy có vẻ như việc không cho save giữa game không quá căng thẳng. Nhưng đến những nhiệm vụ quái thai như nhiệm vụ cuối thì họ sẽ lãnh đủ, nhất là khi chơi lần đầu và chẳng biết chừng nào mới chơi xong.

Getting Over It

Con game siêu ức chế này cách đây mấy năm phải gọi là cực kỳ hot, từng làm biết bao streamer phải khóc thét, chửi thề, đập bàn phím trong bất lực. Chẳng ai chơi con game này lần đầu mà không té sấp mặt để rồi chứng kiến bao công sức leo trèo của mình đổ sông đổ biển cả (ít nhất là chưa ai thấy). Nhưng mà nhìn một cách tích cực thì con game này sẽ rất hữu ích cho những ai đang học cách kiềm chế cơn nóng giận của mình.

Quay lại với chủ đề bài viết, con game này ứ cho save. Bạn leo được đến đâu không quan trọng, bạn cố gắng bao nhiêu không cần biết, bạn mà out game thì nó cho bạn leo lại từ đầu luôn. Một khi đã vào game thì chỉ có cách leo đến cùng hoặc từ bỏ giữa chừng mà thôi.

Tuy nhiên việc không cho save này tính ra cũng có cái hay của nó, vì thà không cho save còn hơn là save đã đời để rồi té sấp mặt chơi lại từ đầu. Hơn nữa việc không cho save cũng giúp bạn học cách chấp nhận thất bại và đứng lên sau những lần vấp ngã (tất nhiên là sau khi bạn chửi thề xong).

Nguồn: What Culture


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!