Top 10 tựa game dính phốt vì chưa phát triển xong đã vội “phát hành”

Top 10 tựa game dính phốt vì chưa phát triển xong đã vội “phát hành”

 Màn hình Viewsonic VA2432-H 24

Màn hình Viewsonic VA2432-H 24" IPS 100Hz viền mỏng

4.550.000₫
2.190.000₫ -52%
Đã bán: 772
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2428J 24" Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

Màn hình ViewSonic VX2428J 24" Fast IPS 180Hz Gsync chuyên game

4.490.000₫
3.390.000₫ -24%
Đã bán: 206
 Màn hình ViewSonic VA2209-H-2 22

Màn hình ViewSonic VA2209-H-2 22" IPS 100Hz viền mỏng

2.190.000₫
1.850.000₫ -16%
Đã bán: 9
 Màn hình ViewSonic VX2479-HD-PRO 24

Màn hình ViewSonic VX2479-HD-PRO 24" IPS 180Hz chuyên game

3.390.000₫
2.950.000₫ -13%
Đã bán: 12
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2758A-2K-PRO-2 27" IPS 2K 170Hz chuyên game

Màn hình ViewSonic VX2758A-2K-PRO-2 27" IPS 2K 170Hz chuyên game

7.390.000₫
5.490.000₫ -26%
Đã bán: 54
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2882-4KP 28" IPS 4K 150Hz HDR10 USBC

Màn hình ViewSonic VX2882-4KP 28" IPS 4K 150Hz HDR10 USBC

15.990.000₫
11.990.000₫ -25%
Đã bán: 1
 Màn hình Viewsonic VA2732-H 27

Màn hình Viewsonic VA2732-H 27" IPS 100Hz viền mỏng

4.590.000₫
2.650.000₫ -42%
Đã bán: 276
 Màn hình ViewSonic VX2779-HD-PRO 27

Màn hình ViewSonic VX2779-HD-PRO 27" IPS 180Hz chuyên game

4.990.000₫
3.790.000₫ -24%
Đã bán: 25
GEARVN - Màn hình ViewSonic VX2758A-2K-PRO-3 27" IPS 2K 240Hz chuyên game
GEARVN - Màn hình ViewSonic VA2708-2K-MHD 27" IPS 2K 100Hz

Màn hình ViewSonic VA2708-2K-MHD 27" IPS 2K 100Hz

4.190.000₫
3.990.000₫ -5%
Đã bán: 1
gearvn-man-hinh-cam-ung-di-dong-viewsonic-td1655-1

Màn hình cảm ứng di động ViewSonic TD1655 16" IPS FHD USBC

8.500.000₫
6.390.000₫ -25%
Đã bán: 14
Màn hình di động ViewSonic VG1655

Màn hình di động Viewsonic VG1655 16" IPS FHD USBC

6.900.000₫
4.990.000₫ -28%
Đã bán: 24
Mục lục

Chuyện game hay, game dở là điều bình thường, nhưng việc phát hành một tựa game ngay cả khi bản thân nhà phát triển biết rằng nó chưa thật sự hoàn tất là một điều không thể nào chấp nhận được các bạn ạ. Đặc biệt, có những trò được hứa hẹn sẽ trở thành bom tấn đình đám trong năm, nhưng rồi đến khi trình làng mới biết nó là bom xịt toàn tập vì trong game chưa có gì gọi là hoàn chỉnh cả, khiến fan thất vọng tràn trề. Trong bài viết này, GVN 360 sẽ đưa ra 10 tựa game dính phốt vì chưa phát triển xong đã vội “phát hành” để giúp các bạn hiểu rõ hơn. Mời mọi người cùng tham khảo nhé.

WWE 2K20

WWE 2K20 có thể nói là một tựa game dính phốt lỗi nặng tới nỗi mà đến cả những fan hâm mộ kỳ cựu cũng không thể nhắm mắt cho qua. Cụ thể thì tựa game này dính phải lỗi bug, thời gian loading lâu kinh khủng, một chế độ MyCareer dở tệ, đến chế độ online cũng lỗi nốt. Ngoài ra, danh sách các nhân vật của WWE 2K20 cũng gây thất vọng cho người chơi do số lượng quá ít, thậm chí họ còn chẳng thèm bỏ vào nhân vật Chris Jericho. 

Sau khi ăn hành với một đống lỗi bug như thế, các fan hâm mộ bắt đầu đồn đoán rằng đây thật chất là hậu quả của việc nhà phát triển game WWE lâu năm là Yuke đã rời khỏi series này kể từ khi WWE 2K19 ra mắt. Nguyên nhân là thay vì để cho một tay to đầy đặn kinh nghiệm như Yuke – người đã phát triển các thể loại game đấu vật từ năm 1995, 2K lại quyết định trao lại quyền phát triển cho một studio có tên là Visual Con Concept ít kinh nghiệm hơn đảm nhiệm.

Fallout 76

Có thể nói, các tựa game Fallout hiện nay đều bắt “trend” đó là không ổn định trong lần ra mắt đầu tiên. Kể cả tựa game Fallout mới nhất là New Vegas cũng tuân thủ theo một nguyên tắc làm mất lòng fan đó là “phát hành trước, vá game sau”, và đây cũng chính là lý do vì series game này bị dính phốt.

Thật bất ngờ khi nhìn lại dòng game Fallout, game thủ phát hiện ra rằng tựa game Fallout 76 chính là ngọn nguồn của cái tư tưởng “phát hành trước, vá game sau” kia. Tựa game này dính lỗi bug tệ đến mức mà game thủ lúc bấy giờ phải chấp nhận rằng họ sẽ sống chung với nó. Ngoại trừ lỗi bug ra, Fallout 76 còn đặc trưng với một số lỗi khác như thời load game lâu, máy chủ gặp số ngừng hoạt động, một sự copy lười biếng từ phần game Fallout 4, và một gameplay không được cân bằng trong chế độ chơi mạng.

Tuy nhiên, thứ đạt tới đỉnh điểm của sự chịu đựng của game thủ chính là cửa hàng Atomic Store, một nơi bán đầy những món đồ đắt tiền. Bên cạnh đó, Bethesda không chỉ tính “full tiền” của bạn khi mua game và bắt bạn phải trả phí hàng tháng để chơi game, mà họ còn gợi ý cho bạn bỏ tiền ra mua các skin và vật phẩm đắt tiền, trong khi có một số lại chính là những vật phẩm từ các phần game trước.

eFootball 2022

eFootball 2022 là một gương mặt mới của làng game dính phốt. Tuy là người mới nhưng “anh chàng” này lại rất năng nổ và nhiệt huyết tới nỗi leo thẳng một mạch từ vị trí số 0 lên vị trí tựa game bị ghét nhiều nhất Steam khi nhận về tổng cộng là 92% lượt đánh giá tiêu cực từ phía game thủ. Thật quả là một kỳ tích và sự cố gắng vĩ đại.

Tựa game này đẹp tới mức mà người chơi nhìn một phát là bị mê hoặc ngay với chất lượng đồ họa y chang như mấy tựa game PS2 ra mắt vào những năm 2000. Bên cạnh đó, vật lý trong game cũng được làm chỉn chu một cách đáng chê, và các đoạn hội thoại được lặp đi lặp lại khiến người chơi bị nhàm chán một cách đáng kinh ngạc. 

Tuy nhiên, mấy yếu tố trên chỉ là “muỗi” thôi. Thứ khiến cho người chơi ấn tượng và bàn tán sôi nổi nhất chính là tạo hình các nhân vật cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Cristiano Ronaldo, Lionel Messi. Các biểu cảm khuôn mặt của những nhân vật này nhìn là biết ngay được tạo nên từ đôi bàn tay đam mê và chuyên phát triển game kinh dị rồi, bởi vì bạn chỉ cần nhìn phát là ám ảnh ngay. Quyết định biến eFootball 2022 thành một tựa game miễn phí để thu hút đông đảo người chơi của Konami thật sự đã thành công ngoài mong đợi, bởi vì tới bây giờ thì hầu như ai cũng biết là eFootball 2022 là một tựa game bị ghét nhất trên Steam.

Street Fighter V

Street Fighter V ra mắt hồi năm 2016, nhưng thay vì được game thủ đón nhận nồng nhiệt thì những gì mà tựa game này nhận được là sự ghẻ lạnh vì dính phốt khá nhiều. Đầu tiên, Street Fighter V không có chế độ chơi theo cốt truyện (Story Mode). Đồng ý rằng chế độ chơi này thường chả mấy ai chơi, hoặc nếu có chơi thì cũng “phá đảo” 1 lần cho biết rồi thôi. Tuy nhiên, với một tựa game AAA giá hơn 1 triệu đồng mà không có chế độ chơi đơn thì quả thật là không tin chấp nhận được. Thật ra thì Street Fighter V cũng có chế độ Story Mode chứ không phải là không, nhưng nó chỉ có mấy cảnh cutscene theo kiểu truyện tranh với một vài yếu tố hoa lá hẹ rồi thôi.

Bên cạnh đó, game cũng không có chế độ thử thách (Challenge Mode), không có chế độ đánh với máy (player vs. CPU), chế độ tập luyện (Training Mode) không có nhiều tính năng, và nhất là mục chơi mạng cực kì tệ lúc game mới ra mắt. Nó dính lỗi “frame delay” khá nặng, thường xuyên bị mất kết nối, và không có quy định để hạn chế tình trạng thoát game giữa chừng ví ức chế (ragequit). Thế nên mục chơi mạng lúc đó khó thể nào mà nuốt trôi được.

Sau đó thì Capcom có cố gắng hết sức để khắc phục các vấn đề này, nhưng điều đó không có nghĩa là game thủ cho qua việc phải trả hơn 1 triệu để rước về một tựa game chưa hoàn tất, nhất là khi bản thân Capcom cũng thừa nhận là họ đã vội vàng trong việc phát hành tựa game này.

Sonic The Hedgehog (2006)

Vào năm 2006, khi những đoạn trailer được công bố cho tựa game Sonic mới nhân dịp kỷ niệm 15 năm thì fan đã vô cùng mong đợi đến ngày được cầm trên tay đĩa game này và được thấy Sonic trở lại thời huy hoàng của mình. Ngặt nỗi, việc đội ngũ phát triển game bị SEGA xẻ đôi trước khi game ra mắt khoảng 1 năm đã “báo hiệu” rằng chất lượng phần này sẽ không được như mong đợi.

Và đúng như vậy, game này dính phốt rất nhiều vì lỗi trong game là hằng hà vô số kể luôn. Một số vấn đề nổi cộm có thể kể đến như: tốc độ khung hình không ổn định, cơ chế điều khiển góc nhìn rất tệ, hiệu ứng vật lý thì kinh khủng, lời thoại thì chẳng ăn nhập gì với nhau, và “đặc sản” của trò này là chi chít các lỗi lớn nhỏ. Chưa kể những lúc loading là chờ mòn mỏi luôn. Đây hẳn là một pha tát thẳng vào mặt những game thủ gạo cội của series này.

007 Legends

Mấy game khác dính phốt thì cùng lắm là nhà phát triển và nhà phát hành bị tổn hại đến danh tiếng, lợi nhuận thì bị sụt giảm. Tuy nhiên, riêng 007 Legends còn tiến một bước xa hơn nữa, đến mức khiến nhà phát triển Eurocom đóng cửa vĩnh viễn chỉ sau vài tháng phát hành.

007 Legends dính lỗi về tốc độ khung hình, AI của máy thì tệ hại, một số chi tiết trong game thực chất là tái sử dụng từ bản Goldeneye 007: Reloaded, mô hình nhân vật thì xấu ma chê quỷ hờn, và tệ nhất là các màn đấu trùm hầu như chỉ cần bấm mấy nút QTE (Quick Time Event) là xong. Ngoài ra, trong game còn có vài chi tiết nhìn vô là biết chưa hoàn tất, hoặc nhiều khi là… để quên chưa làm không chừng. Chẳng hạn, minigame bẻ khóa két sắt rất rối rắm vì không có phần hướng dẫn, hoặc như cơ chế lén lút cũng chưa được tối ưu nên chơi game này siêu dễ luôn.

Tựa game này có thể có tiềm năng, nhưng nhà phát hành Activision đã thúc ép Eurocom tung ra 007 Legends 1 tuần trước khi phần phim Skyfall được công chiếu tại rạp. Thế nên mở lên thì chơi được đó, nhưng chơi có vui hay không thì là một câu chuyện khác.

Warcraft 3: Reforged

Chính xác thì Warcraft 3: Reforged là phiên bản nhiều lỗi hơn, dính phốt nhiều hơn của tựa game Warcraft 3 huyền thoại mà đáng lẽ ra phải trở thành một bản remaster bom tấn. Bên cạnh những lỗi mới xuất hiện thì phiên bản Reforged nhìn hầu như không khá hơn là bao so với phiên bản gốc ra mắt hồi năm 2002. Các đoạn cutscene được remaster từng xuất hiện tại Blizzcon 2018 đến phiên bản chính thức thì lại không thấy đâu.

Ngoài ra, máy chủ của Warcraft 3: Reforged không hề ổn định một chút nào lúc mới ra mắt. Đến nổi giải đấu chính thức đầu tiên đã phải khởi động lại nhiều lần vì lỗi mất kết nối. Đã vậy, bản Reforged này còn “xóa sổ” luôn cả Warcraft 3 gốc, bất kể là bạn có mua bản gốc rồi hay chưa. Blizzard đã gỡ Warcraft 3 ra khỏi cửa hàng để ép người chơi mua phiên bản Reforged dính đầy lỗi lớn nhỏ.

Balan Wonderworld

Nhiều người sẽ thắc mắc mắc vì sao một con game ra mắt năm 2021 lại có thể có quả đồ họa lởm đến vậy. Nhất là khi nó dùng Unreal Engine 4, công cụ đồ họa đã làm nên những kiệt tác như Final Fantasy VII Remake, Returnal và Days Gone. Thậm chí nó còn xấu hơn nhiều tựa game ra hồi năm 2010 cơ. Trên Nintendo Switch thì chuyện còn tệ hơn nữa. Game tối ưu nát đến nỗi nó chỉ chạy được trung bình 15-20FPS mà thôi, giật lag khủng khiếp.

Ngoài ra thì thiết kế màn chơi cũng toang không kém. Mấy ông làm game chỉ quan tâm đến một số khu vực nhất định và cho phép bạn bỏ qua mọi câu đố cũng như các phân đoạn khác của game. Cái này thì tuy không phải là lỗi nhưng nó phản ánh sự lười biếng và cẩu thả của mấy ông làm game, thế nên phốt là đáng. Thêm một điểm thú vị ở đây là bản demo 2 tháng trước và game chính thức 2 tháng sau đều y như nhau. Có lẽ Square Enix nhận thức rõ được là nó quá nát để có thể sửa. Tuy nhiên khi được phát hành thì con game hàng lỗi này vẫn có giá ngang với nhiều tựa game hay khác, thế game thủ mới cay chứ.

Aliens: Colonial Marines

Aliens: Colonial Marines là một trong những tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất được mong đợi nhiều nhất kể từ khi nó được công bố và quảng bá. Tựa game không chỉ thuộc một series đình đám mà còn gây ấn tượng mạnh với game thủ ngay từ trailer đầu tiên. Cái người ta mong đợi là một tựa game không chỉ có gameplay thú vị mà còn có đồ họa đỉnh cao nữa. Tuy nhiên thực tế khi game ra mắt thì không được như vậy, nó là một lời nói dối trắng trợn của SEGA, là pha dính phốt để đời của họ và là một mớ hỗn độn làm gấp cho xong để kịp bán. Quá trình phát triển của tựa game kéo dài đến tận 12 năm, để rồi game thủ phải thắc mắc là trong thời gian đó Gearbox Software đã làm cái gì mà cho ra game nát đến vậy.

Game dính phốt nhiều lỗi vặt đến mức gần như chẳng thể nào chơi một cách bình thường được. Phần texture thì phèn chẳng buồn nói, model nhân vật hoàn thiện cẩu thả và chuyển động của nhân vật cực kỳ gượng gạo. Ngoài ra thì AI còn ngu ngốc đến mức khó chấp nhận khiến cho những trận chiến trở nên vô cùng tẻ nhạt. Mà cho dù không dính mấy thứ trên thì gameplay của game tựa game cũng chẳng ăn nhập gì với series Alien. Thậm chí SEGA còn bị game thủ kiện vì quảng cáo sai sự thật nữa cơ. Đáng cười hơn là vào năm 2017, một modder đã phát hiện ra rằng sở dĩ AI xenomorph trong game ngáo đến vậy là lỗi chính tả của lão coder nào đó trong lúc lập trình game.

Cyberpunk 2077

Vâng, thưa tất cả bà con cô bác anh chị em, con game Cyberpunk 2077 không chỉ chắc chắn có một slot trong cái list này mà còn phải làm trùm cuối trong làng dính phốt cơ. Tựa game này được phát triển trong tận 7 năm trời và là sản phẩm của CD Projekt Red – Cha đẻ của huyền thoại The Witcher 3: Wild Hunt. Nó đã làm cả cộng đồng game thủ trên toàn thế giới phải phát cuồng từ những trailer đầu tiên, tiết lộ bối cảnh độc đáo và một nền đồ họa ấn tượng.

Tuy nhiên khi 3 lần hoãn ra mắt thì nó lại gây thất vọng toàn tập, game lỗi banh xác, cơ chế vật lý làm cẩu thả và AI thì ngớ ngẩn. Phần tối ưu hóa phần cứng thì tệ hại đến nỗi PS4 giật lag tung màn hình và PlayStation phải muối mặt xin lỗi người dùng. Trên PC cũng chẳng khá hơn khi game không quá đẹp mà sát phần cứng một cách khủng khiếp. Nếu bỏ qua tất cả mấy vấn đề trên thì đây cũng chỉ là một game khá hay thôi chứ cũng chẳng xuất sắc gì mấy. Điều khiến nó bán cực kỳ chạy và lấy lại vốn phát triển chỉ sau vài ngày chẳng qua là do sự trông đợi quá lớn từ game thủ mà thôi. Tuy nhiên cú phốt lịch sử này nhìn theo hướng tích cực thì nó cũng giúp game thủ đỡ đặt trước game để rồi bị hố giống vậy.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: What Culture


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!