Top 10 tựa game khoa học viễn tưởng cực hay mà nhiều game thủ chưa biết

Top 10 tựa game khoa học viễn tưởng cực hay mà nhiều game thủ chưa biết

Laptop Lenovo Ideapad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

26.990.000₫
24.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
8.490.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

20.490.000₫
17.490.000₫ -15%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

30.990.000₫
15.990.000₫ -48%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
6.990.000₫ -46%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

11.990.000₫
10.490.000₫ -13%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
30.990.000₫ -56%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

20.990.000₫
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
26.990.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì game cũng dần phát triển theo muôn hình vạn trạng, vừa có đồ họa chi tiết và lộng lẫy hơn, vừa có âm thanh sống động hơn, cơ chế điều khiển cũng thuận tiện và tinh giản hơn; vì thế nó càng thu hút được nhiều game thủ. Và một trong số thể loại game thuộc hàng “sừng sỏ” là khoa học viễn tưởng (sci-fi) với các trò Asteroids, Space Invaders, Tempest đều là game sci-fi kinh điển.

Cho đến ngày nay thì các thể loại như chiến thuật thời gian thực, hay bắn súng góc nhìn thứ nhất ít nhiều gì cũng có yếu tố viễn tưởng trong đó. Vì thế nên tính ra trước giờ đã có hàng ngàn game sci-fi ra đời, đồng nghĩa với việc anh em bỏ qua kha khá game hay mà không hề biết. Sau đây là danh sách 10 tựa game khoa học viễn tưởng hay nhất mà anh em có thể bỏ lỡ.

Vanquish (2009)

Vanquish ra mắt vào năm 2009 trên hệ máy Xbox 360 và PS3, và giới phê bình đã dành nhiều lời khen ngợi cho tựa game này. Dù được thiết kế theo dạng bắn súng góc nhìn thứ ba là chính nhưng nó có thêm các yếu tố beat-em-up, bắn súng bullet-hell, và đặc biệt là cơ chế trượt sliding-boost độc đáo mà những game ra mắt sau này thường “mượn” lại. Tuy nhiên lúc ra mắt thì nó không được nhiều người chú ý cho lắm vì dù gì đây cũng là một dòng game mới tinh, đã thế còn ra mắt chung ngày với Fallout: New Vegas đình đám nên bị lép vế là điều không thể tránh khỏi.

Những ai đã chơi qua game này đều công nhận là nó rất thú vị và đột phá, và PlatinumGames đã biết cách kết hợp hài hòa các yếu tố về gameplay, bối cảnh, chủ đề, âm nhạc, đồ họa với nhau, mặc dù cũng phải thừa nhận là phần chơi chiến dịch khá ngắn. Do đó, anh em nào mà thích thể loại bắn súng nhịp độ nhanh thì nên chơi thử tựa game này nhé.

Enslaved: Odyssey To The West (2010)

Enslaved: Odyssey To The West được lấy ý tưởng từ tác phẩm Tây Du Ký lừng danh, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều anh em. Để tạo sự khác biệt thì game sử dụng bối cảnh hậu tận thế, khi mà loài người gần như tuyệt chủng sau cuộc chiến tranh toàn cầu. Game khá là lạ, nhưng nhờ lạ nên nó mới hấp dẫn anh em ạ. Các yếu tố như bối cảnh, nhân vật, lồng tiếng đã thổi hồn cho tựa game này, nên khi chơi game anh em sẽ có cảm giác như là đang hòa mình vào một bộ phim khoa học viễn tưởng vậy.

Nhân vật chính có tên là Monkey (một sự trùng hợp không ngẫu nhiên chút nào) và có nhiệm vụ hộ tống Trip về đến nhà sau khi con tàu chở 2 người bị gặp tai nạn. Ban đầu nó là phim hoạt hình, nhưng phát triển dần dần thì nó “lấn sân” sang thể loại game luôn; dù vậy những yếu tố điện ảnh vẫn được giữ lại. Buồn thay, về mặt doanh số Enslaved: Odyssey To The West lại thất bại thảm hại nên nhiều anh em chưa từng nghe nói đến trò này cũng là lẽ thường tình. Còn những ai đã chơi qua game này rồi thì đều cho nó 1 “like” đó.

Anachronox (2001)

Đây là game nhập vai góc nhìn thứ ba, ra mắt vào năm 2001 với cốt truyện rộng mở pha trộn giữa hài hước, hành động, và sci-fi. Ngoài ra nó còn có yếu tố cyberpunk và film noir, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là sự khôi hài mà nhà phát triển đã lồng ghép tài tình vào tựa game này. Cốt truyện sẽ xoay quanh nhân vật Sylvester “Sly Boots” Buccelli – một thám tử tư làm việc tại khu ổ chuột ở hành tinh Anachronox. Người chơi sẽ được đi đến các hành tinh khác nhau, kết bạn đồng minh, và khám phá âm mưu đe dọa đến sự tồn vong của cả vũ trụ.

Vì Anachronox được lấy cảm hứng từ Final Fantasy và Chrono Trigger nên yếu tố hình ảnh trong game rất thú vị và giải trí, đồng thời màu sắc cũng rất tươi tắn, đa dạng, cùng với nhiều hiệu ứng camera và ánh sáng tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Có thể nói game này đi trước cả thời đại, nhưng vì một vài lý do mà doanh số không được nhiều như mong đợi. Đã từng có kế hoạch cho phần tiếp theo nhưng cuối cùng lại bị gạch bỏ, và nhà phát triển Ion Storm phải đóng cửa ít lâu sau đó.

Wipeout 2048 (2012)

Dòng game Wipeout đã xuất hiện từ năm 1995 trên hệ máy PS1 và đạt được thành công vang dội. Kể từ lúc đó thì có tới 8 phiên bản tiếp theo được ra mắt và Wipeout 2048 là phiên bản mới nhất & hay nhất trong series. Cũng như những phần trước, Wipeout 2048 là game đua xe, hay chính xác hơn là đua phi thuyền. Người chơi sẽ điều khiển những chiếc tàu bay bay lượn đủ kiểu, rất là thích mắt và cảm giác cũng cực kì sướng. Tuy nhiên, chẳng mấy ai mua game này về chơi; lý do là vì game độc quyền trên PS Vita, mà ngặt nỗi chẳng có nhiều game thủ sở hữu máy này (doanh số PS Vita cũng chẳng khả quan chút nào đâu), và đồng thời game mobile cũng dần chiếm diễn đàn nhiều hơn. Vì thế khả năng cao là bạn đã để hụt mất tựa game đua xe cực kì cuốn hút này.

Wipeout 2048 có đồ họa và cơ chế điều khiển được chăm chút rất kỹ lưỡng, và mặc dù game có tình trạng loading màn chơi rất lâu nhưng đây là một trong những trò mà bạn có thể tiêu tốn hàng giờ mà không hề cảm thấy chán. May thay, Wipeout 2048 sau đó được bổ sung vào Wipeout Omega Collection – một tựa game ra mắt vào năm 2017 dành cho hệ máy PS4 – nên anh em có thể dễ dàng mua về chơi nhé.

Child Of Eden (2011)

Child of Eden là một tựa game bắn súng ra mắt vào năm 2011 trên hệ máy Xbox 360, và đồng thời là một trong những tựa game đầu tiên hỗ trợ thiết bị Kinect để tăng tính trải nghiệm. Đây được xem như là hậu bản của Rez (trên tinh thần) và nó có những cơ chế khá là đặc biệt. Bạn sẽ điều khiển con tàu bay qua Eden – một dạng mới của Internet có tầm bao quát rộng khắp vũ trụ. Nhiệm vụ của bạn là tiêu diệt những con virus để bảo vệ phiên bản số của Lumi, người đầu tiên được sinh ra trong không gian.

Mỗi màn chơi đều rất đặc biệt, có màn thì là đại dương, có màn thì là vườn cây, màn khác thì là các tầng mây, ngoài không gian, và một số bối cảnh viễn tưởng khác. Trong game này thì màu sắc và âm nhạc là 2 yếu tố chính, vì thế nên khi bạn mở Child of Eden lên chơi là y như bước vào thế giới vẽ tranh ảo vậy. Nó có hình ảnh rất đẹp, hấp dẫn mà bạn khó thể nào tìm thấy trong các tựa game bắn súng khác.

Marathon (1994)

Trước khi Bungie nổi tiếng với series Halo huyền thoại thì Marathon là một trong những tựa game trứ danh của họ, nếu không muốn nói là nó đi trước thời đại là đằng khác. Game ra mắt vào năm 1994 trên nền tảng Apple Macintosh và nó đã làm nên một cuộc cách mạng nhờ có những yếu tố mà các tựa game bắn súng sau này đều phải vay mượn từ nó. Marathon lấy bối cảnh trong tương lai, trên một con tàu có tên là Marathon. Người chơi sẽ vào vai nhân viên an ninh với nhiệm vụ bảo vệ con tàu và tất cả những người đang sinh sống trên đây khỏi cuộc xâm chiếm của bọn ngoài hành tinh. Đây cũng chính là một trong những điểm nhấn của tựa game này.

Hầu hết những game FPS ra mắt đầu thập niên 90 đều không chú trọng vào cốt truyện, chẳng hạn như Doom là chẳng có cốt truyện gì cả, chỉ có chạy và bắn mà thôi; nhưng Marathon đã xuất hiện với cốt truyện cực kì cuốn hút, khiến nó nổi bật hơn hẳn những tựa game cùng thời. Ngoài ra thì nó còn có chế độ bắn deathmatch lên đến 8 người chơi – một tính năng cực kì hoành tráng vào thời bấy giờ. Marathon sau đó được Bungie phát miễn phí nên anh em bây giờ vẫn có thể chơi được. Đồ họa thì tất nhiên không bằng với bây giờ rồi, nhưng xét về cốt truyện thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu à nhe.

Axiom Verge (2015)

Có nhiều lý do khiến Axiom Verge là một tựa game thú vị, nhưng thú vị nhất có lẽ là việc nó được phát triển bởi một người duy nhất – Thomas Happ. Anh phát triển game này như là một dự án đam mê của mình, nó ngốn của anh tới 5 năm để hoàn thành và ra mắt game thủ. Nếu anh em nào từng chơi game Metroid rồi thì sẽ thấy nó có nhiều yếu tố tương đồng đó. Axiom Verge thuộc để loại game đi cảnh hành động – phiêu lưu. Bạn sẽ vào vai Trace – một nhà khoa học bị trọng thương và thức dậy tại một nơi xa lạ. Bên cạnh Metroid, anh em còn có thể thấy những yếu tố của Contra, Bionic Commando, và Blaster Master cũng xuất hiện trong tựa game này.

Khi ra mắt, Axiom Verge được rất nhiều người chú ý vì lý do game được phát triển bởi Thomas Happ và duy nhất Thomas Happ mà thôi. Hình ảnh, âm nhạc, lập trình là do một tay anh ta làm hết. Nhưng tiếc thay, vì là game indie nên không có quá nhiều người biết đến tựa game này. Ban đầu game dự kiến sẽ ra mắt trên nền tảng PC và Xbox 360 nhưng sau một đợt tạm hoãn thì mọi thứ không còn theo đúng kế hoạch, thế là nhiều người đã quên mất sự hiện diện của game này luôn. Dần dần thì nó cũng có mặt đầy đủ trên các nền tảng nên anh em vẫn có thể tìm và chơi trên hệ máy mà anh em thấy thuận tiện nhất. Trong vòng 25 năm trở lại đây thì Axiom Verge là một trong những tựa game đi cảnh hay nhất đó.

Descent (1995)

Descent không chỉ đơn thuần là một tựa game FPS mà nó còn tái định nghĩa một số yếu tố của thể loại game trứ danh này. Đây là tựa game đúng nghĩa 3D FPS đầu tiên và đồ họa của nó phải nói là ăn đứt những tựa game 2D trước đó. Người chơi sẽ điều khiển phi thuyền không gian tiêu diệt những con robot bị nhiễm virus độc hại. Thay vì đi qua từng màn chơi, bắn tất cả những gì cục cựa thì Descent thả người chơi vào không gian 3D y như là một tựa game mô phỏng lái phi thuyền vậy.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể ngóc đầu lên trần len lỏi qua các khe hẹp, hoặc chúi đầu xuống và bay xuyên qua các rãnh phía dưới, cứ như thể đây là sân chơi của riêng bạn, muốn làm gì cũng được. Thông qua sự kiện Kickstarter thì game này sẽ được hồi sinh trên nền tảng PC và console với tên gọi Descent. Về mặt kỹ thuật mà nói thì đây là tựa game mới hoàn toàn và là tiền truyện (prequel) của series này.

Shadowrun (1993)

Shadowrun tham gia vào “đấu trường” boardgame nhập vai vào năm 1989 dưới thể loại nhập vai khoa học viễn tưởng, và nó đã trở nên vô cùng phổ biến. Sau này nó được chuyển thể sang dạng trò chơi điện tử và phiên bản năm 1993 trên hệ máy Super Nintendo System có thể nói là bản Shadowrun hay nhất cho đến thời điểm hiện tại. Lúc nó ra mắt thì được đông đảo game thủ đón nhận, nhưng vì có tuổi đời hơn 25 năm rồi nên thế hệ game thủ ngày nay nhiều khả năng không biết đến sự tồn tại của game này.

Shadowrun được dựa trên tiểu thuyết tên là Never Deal with a Dragon của tác giả Robert N. Charrette (cũng là người đồng sáng tạo ra Shadowrun phiên bản boardgame). Game lấy bối cảnh vào năm 2050 và bạn sẽ vào vai Jake Armitage – một người bị mất trí nhớ bị thương nghiêm trọng và cần phải tìm ra chân tướng kẻ muốn sát hại mình.

Lúc ra mắt thì game không mấy thành công về mặt doanh số dù được giới phê bình khen ngợi khá nhiều. Tuy vậy, trong nhiều năm sau đó, Shadowrun vẫn chiếm được cảm tình của những ai đã từng chơi qua game này. May mắn là năm 2013 nó được tái sinh thông qua một chiến dịch Kickstarter khá là thành công mang tên Shadowrun Returns, hỗ trợ các nền tảng PC, Mac, iOS, và Android.

Dune II: The Building Of A Dynasty (1992)

Vì ra mắt vào năm 1992 nên khả năng cao là những tín đồ của thể loại game chiến thuật thời gian thực (RTS) đã bỏ qua tuyệt phẩm này. Đối với những ai đã từng chơi game này vào lúc nó mới ra mắt thì quả thực đây là một trải nghiệm rất ấn tượng. Mặc dù đây không phải là tựa game RTS đầu tiên nhưng nó đã góp phần rất lớn trong việc đặt nền móng vững chắc cho thể loại này. Những dòng game đình đám sau này như Command & Conquer, Warcraft, và Starcraft đều chịu ảnh hưởng của Dune II.

Game có vay mượn một chút ý tưởng từ bộ phim ra mắt năm 1984 của David Lynch, đây cũng là phiên bản được dựng thành phim dựa trên cuốn sách của Frank Herbert, và nó dung hòa các yếu tố có trong 2 phiên bản này. Nếu bạn là fan của Dune thì sẽ rất thích thú khi chơi game này vì nó có giun cát (sandworms), hái lượm các loại gia vị, và một vài yếu tố khác cộp mác Dune. Dune II còn giới thiệu một vài yếu tố chưa từng xuất hiện lần nào trong các game RTS trước đó (mà sau này nó xuất hiện khắp mọi game RTS), bao gồm: thu thập vật liệu để xây dựng căn cứ; bản đồ thế giới để chọn nhiệm vụ; cây công nghệ để xây dựng và nâng cấp đơn vị; nhiều băng nhóm khác nhau; và nhất là tính năng ra lệnh bằng chuột.

Nguồn: What Culture