Top 10 tựa game thảm hoạ huỷ hoại danh tiếng của cả series

Top 10 tựa game thảm hoạ huỷ hoại danh tiếng của cả series

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

19.990.000₫
14.990.000₫ -25%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 2
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
20.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Sau đây là top 10 tựa game thảm hoạ huỷ hoại danh tiếng của cả series!

Các nhà phát triển luôn nỗ lực tạo ra những phần game sau tốt hơn phần trước để đáp lại mong mỏi của cộng đồng fan. Tuy nhiên không phải lúc nào những nỗ lực này cũng mang lại hiệu quả, ví dụ điển hình cho việc đó chính là sự ra đời hết sức sai trái của những phần game dưới đây. Chúng không chỉ hạ uy tín của nhà phát triển mà còn hủy hoại luôn danh tiếng của cả series nữa. Sau đây là top 10 tựa game thảm hoạ huỷ hoại danh tiếng của cả series.

Dynasty Warriors 9

Ngay cả một fan bình thường nhất của dòng game Dynasty Warriors cũng biết nó không có quá nhiều thay đổi giữa các phần. Họ luôn hình dung được phần mới của dòng game họ yêu thích sẽ có gì và việc này về cơ bản là tích cực.

Tuy nhiên phần thứ 9 của dòng game, ra mắt vào năm 2018 thì lại mà một ngoại lệ với yếu tố thế giới mở. Người chơi có thể tự do tung hoành trên khắp bản đồ Trung Quốc thời Tam Quốc. Nhưng làm hay như The Witcher 3 hay AC Odyssey thì không nói, cái thế giới mở trong Dynasty Warriors 9 phải gọi là tệ hại. Nhìn bề ngoài thì thấy cũng vui, cũng náo nhiệt, cũng có sức sống nhưng trải nghiệm của game thủ giờ đây chỉ gói gọn trong mấy cái nhiệm vụ chung chung, nhiệm vụ thu thập chẳng có gì đặc sắc. Điều mà nhiều người chơi kỳ cựu lo ngại ngay khi yếu tố thế giới mở được công bố đã trở thành hiện thực theo một cách chẳng thể tệ hơn.

May mắn thay là trong bản mở rộng Empires đã xác nhận sẽ vứt yếu tố thế giới mở sang một bên. Hy vọng nó có thể giúp Dynasty Warriors 9 gỡ gạc lại được chút danh dự cuối cùng.

Mass Effect: Andromeda

Mass Effect 3 đã vấp phải phản ứng dữ dội của game thủ, không phải là do lối chơi cốt lõi mà là vì BioWare không mang đến được cho họ những kết thúc phân nhánh khác nhau như đã hứa ban đầu. Đây là điều mà họ cần phải sửa đổi.

Nhưng họ không chỉ thay đổi có nhiêu đó mà đi đến một quyết định là làm một phần tiếp theo khác hoàn toàn với công thức cũ của 3 phần trước – Mass Effect: Andromeda. Đây là một tựa game táo bạo khi tách biệt khỏi dòng sự kiện và dàn nhân vật của 3 phần đầu tiên. Tuy nhiên sự táo bạo này lại không được thành công cho lắm. Yếu tố tệ nhất là việc bổ sung lối chơi theo phong cách thế giới mở. Ừ thì đúng là nó cũng hợp với vũ trụ rộng mở của Mass Effect thật, nhưng nó lại đem đến cảm giác nhàn nhạt, thiếu sức sống.

Không gian chết 3

Ngoài ra con game này còn bonus thêm cho người dùng một đống lỗi, còn biểu cảm trên mặt nhân vật lúc game mới ra thì thấy mà ghê. Thật ra thì Andromeda không phải chỗ nào cũng tệ, vấn đề chỉ nằm ở chỗ nó tệ hơn nhiều so với 3 phần trước mà thôi.

Devil May Cry 2

Phần Devil May Cry đầu tiên là một kiệt tác thực sự, đó là lần đầu tiên mà thế giới được biết đến tay thợ săn quỷ cà chớn Dante và game thủ đã phát cuồng vì hắn. Không thể kìm lòng trước tiềm năng của dòng game, Capcom đã gấp rút tung ra thị trường phần DMC thứ 2 chỉ sau 18 tháng.

Và đương nhiên là khi làm gấp như thế thì game làm sao mà chỉn chu cho được? Hệ thống chiến đấu và giải đố đều được đơn giản hóa đến mức đáng thương chỉ để tựa game trở nên dễ nuốt hơn cho càng nhiều người chơi càng tốt. Những ai trông đợi vào độ khó đã làm nên thương hiệu của bản trước đã phải thất vọng. Cảnh vật trong game cũng trở nên sơ sài hơn và đặc biệt là cái kiểu “xiaolin” tự mãn đặc trưng của Dante cũng bị hạn chế rất nhiều, làm game trở nên mất vui.

Không gian chết 3

Rất may là con game tệ hại này đã làm Capcom thức tỉnh và làm ăn đàng hoàng hơn. Kể từ phần thứ 3, họ đã mang những điểm sáng của phần game đầu trở lại và duy trì nó cho đến nay. 

Resident Evil 6

Trong khi Resident Evil 4 hồi sinh lại những trải nghiệm kinh dị vốn có của toàn bộ series, và Resident Evil 5 thì chuyển gameplay sang yếu tố hành động bắn súng nhiều hơn thì chúng ta lại có Resident Evil 6, một tựa game thay thế bầu không khí kinh dị đáng sở của series Resident Evil thành những phân cảnh game hài hước một cách đỉnh cao. 

Chưa hết, game còn có một chế độ chơi đơn vô cùng cồng kềnh khi chứa các nhiệm vụ nhỏ (mini campaigns) bị kéo dài lê thê một cách không cần thiết, từ đó khiến cho Resident Evil 6 đáng lẽ phải là một tựa game tiếp nối sự thành công của Resident Evil 4 thì giờ đây nó chỉ được fan hâm mộ coi là một hậu bản không đáng có. Mặc dù phần campaign của Leon được làm khá tốt nhưng vẫn không thể cứu vãn được cả một tựa game khi nó đã không thể đáp ứng được cả về mặt kinh dị lẫn hành động.

Tuy nhiên, nếu nhìn về mặt tích cực thì cũng nhờ sự thất bại của Resident Evil 6 mà Capcom đã có thêm động lực để tạo ra tuyệt phẩm Resident Evil 7. Một phần game có thể nói là thỏa mãn được lòng fan hâm mộ khi Capcom quyết định lấy yếu tố kinh dị làm chủ đạo và chuyển góc nhìn camera của người chơi thành góc nhìn thứ nhất.

Tomb Raider: The Angel Of Darkness

Có thể nói, series Tomb Raider vẫn luôn là một series ăn khách kể từ lúc phiên bản đầu tiên được ra mắt. Tuy nhiên, tới khi phiên bản Tomb Raider: The Angel Of Darkness ra mắt vào năm 2003 thì có vẻ như series này đang lao dốc không phanh.

Cụ thể thì nhà phát triển Core Design – rõ ràng là đã quá mệt mỏi với việc phải sản xuất liên tục ra các phần game Tomb Raider từ năm 1996 cho tới năm 2000 – đang cố gắng tạo ra thêm một phần game Tomb Raider nữa để ra mắt lần đầu trên hệ máy PS2, hy vọng cạnh tranh với các tựa game phiêu lưu hành động lúc bấy giờ. Cũng do đó mà họ cố gắng tạo ra một tựa game có đầy đủ các yếu tố từ đồ họa phong cách điện ảnh, cho tới yếu tố RPG như tương tác với NPC, lối chơi lén lút như Metal Gear Solid, hay thậm chí là thêm vào cả một nhân vật thứ 2 có tên là Kurtis Trent mà bạn có thể điều khiển được.

Tuy nhiên thì đáng tiếc là do game không được phát triển một cách kỹ càng nên dẫn đến hậu quả là xuất hiện một đống lỗi, cũng như bắt người chơi phải thích nghi với một góc quay camera vô cùng khó chịu. Nói chung thì về cơ bản,  Tomb Raider: The Angel Of Darkness là một tựa game chứa đầy tham vọng của nhà phát triển nhưng vẫn thất bại và kéo theo dòng game Tomb Raider bị đóng băng trong vài năm tiếp theo.

Driv3r

Phần game Driver đầu tiên được coi là một trong những tựa game nổi đình nổi đám trên hệ máy PS1 lúc bấy giờ. Còn Driver 2 thì mặc dù đây là phần game chứa nhiều tham vọng của nhà phát triển nhưng vẫn không thể nào đạt được sự thành công như phần game Driver đã từng làm được, tuy nhiên thì nó vẫn được đánh giá là một phần game hay của series. Và rồi chúng ta đến với Driv3r, một phần game cũng chịu chung số phận nghiệt ngã như các tựa game được dùng để đánh dấu bước nhảy vọt lên phần cứng mới của hệ máy console như Tomb Raider hay Spyro.

Dù được ra mắt trên máy chơi game mạnh mẽ như PS2 và Xbox, Driv3r lại một tựa game bị đánh giá là “lộn xộn”. Nguyên nhân là do series game Driver vốn được biết tới như là một series game có cơ chế lái xe rất hay, nhưng trong phần game Driv3r, nhà phát triển lại cố tình nhét thêm vào yếu tố gunplay bắn súng bắt chước theo GTA để dụ dỗ người chơi của dòng game này. 

Tuy nhiên thì tham vọng này không chỉ bất thành do cơ chế gunplay của game quá tệ và nhạt nhẽo, mà còn vô tình tạo một rào cản khiến cho fan hâm mộ gốc của Driv3r không có được một trải nghiệm trọn vẹn với cơ chế lái xe vốn có của series.

Prince Of Persia: Warrior Within

Có nhiều lý do khiến bản Warrior Within này thất bại về nhiều mặt, nhưng nguyên nhân chính là vì Ubisoft lại quyết định thiết kế tựa game này theo hương khác hoàn toàn so với phần trước đó là The Sands of Time – vốn được rất nhiều fan của series Hoàng Tử Ba Tư yêu mến. Kết quả là game thủ nhận lại một tựa game với phong cách u ám với tông màu ảm đạm, song song đó là Hoàng Tử Ba Tư cũng được thiết kế lại và bổ sung thêm một số chiêu kết liễu đẫm máu.

Chưa hết, Ubisoft còn lồng những bản nhạc metal vào trong Warrior Within, chẳng hạn như bài I Walk Alone của Godsmack trong những phân đoạn rượt đuổi, khiến nhịp độ game khác hẳn so với những phần trước đó. Bên cạnh đó, những nhân vật như Kaileena hay Shahdee cũng được thiết kế theo hướng gợi cảm hơn, khiêu gợi hơn. Kiểu như Warrior Within được làm ra là để thu hút những bạn trẻ có khuynh hướng nổi loạn vậy, trong khi bản The Sands of Time vẫn rất được lòng game thủ và giúp Ubisoft hốt bạc.

May mắn là trong bản tiếp theo – The Two Thrones, Ubisoft đã tìm được cách dung hòa các yếu tố phiêu lưu đầy lãng mạn trong The Sands of Time với bầu không khí u tối trong Warrior Within, giúp series này phần nào lấy lại niềm tin của game thủ.

Halo 5: Guardians

Sau bản Halo 4 thì fan hi vọng rằng 343 Industries sẽ biết rút kinh nghiệm, học hỏi từ sai lầm và làm tốt hơn với bản Halo 5: Guardians. Tuy nhiên, phần 5 này lại càng khiến game thủ mất niềm tin vào 343 Industries, nghi ngờ về khả năng dẫn dắt dòng game bắn súng FPS huyền thoại này của studio.

Mặc dù được quảng bá rầm rộ với câu chuyện xoay quanh Master Chief trứ danh đối đầu với Spartan Locke, phần lớn cốt truyện chính lại đẩy Master Chief qua một bên. Thậm chí, đến khi Master Chief chạm mặt với Locke, cứ tưởng cả 2 sẽ có màn giao tranh nảy lửa nhưng thực chất những gì để lại trong đầu game thủ chỉ là sự hụt hẫng và tụt mood mà thôi.

Ngoài ra, nhiều fan còn tỏ vẻ khó chịu với hình ảnh của nhân vật Cortana và cơ chế ngắm bắn bằng đầu ruồi (iron sight), vì nó chả đồng bộ gì với các phần trước. Đến phần chơi mạng – vốn là điểm mạnh của dòng game Halo – thì nó lại dính đến vấn đề về mua bán vật phẩm trong game (microtransaction), và chí mạng hơn là 343 Industries đã bỏ luôn chế độ chia đôi màn hình (split-screen) khi chơi mạng – thứ mà game thủ yêu thích đối với dòng game này.

Đồng ý rằng gameplay bắn súng vẫn rất ổn, nhưng tổng thể thì Halo 5 không để lại quá nhiều ấn tượng như những bản trước kia. Hi vọng rằng Halo Infinite sẽ không đi vào vết xe đổ của Halo 5 nữa và mang đến một tựa game Halo đúng nghĩa.

Spyro: Enter The Dragonfly

Bộ ba Spyro the Dragon Trilogy bản gốc của Insomniac Games được rất nhiều game thủ yêu thích. Nhưng tiếc một điều là đến phần 4 Enter the Dragonfly, nhà phát triển lúc này lại là Check Six Studios và Equinoxe Digital Entertainment chứ không còn là Insomniac Games nữa, bởi vì họ đã chuyển sang phát triển series Ratchet & Clank rồi.

Và kết quả là Enter the Dragonfly là một tựa game rất tệ các bạn ạ. Nó không chỉ khiến game thủ thất vọng mà gameplay cũng chẳng hề vui vẻ gì cả, không giống với 3 phần đầu tiên một chút nào. Thậm chí, cho dù bạn có bỏ qua yếu tố thời lượng ngắn và nội dung nghèo nàn đi chăng nữa thì cũng sẽ thấy bản thân màn chơi trong Enter The Dragonfly không hề có sự đầu tư tỉ mỉ như những phần trước. Bên cạnh đó, tốc độ khung hình trong game cũng trồi sụt thất thường, cơ chế điều khiển thì lúc được lúc không, đã vậy trong game còn có hàng tá lỗi lớn nhỏ.

Tương tự như Tomb Raider, việc dòng game Spyro chuyển sang nền tảng thế hệ mới không được suôn sẻ cho lắm, và nhà phát triển cũng không đủ khả năng để giải quyết những vấn đề này một cách triệt để. Thế là phần tiếp theo bị hủy dù đã lên kế hoạch, và series Spyro buộc phải đắp chiếu cho đến tận năm 2018, khi bản Reignited Trilogy ra mắt thì fan mới quay lại với dòng game này.

Dead Space 3

Bản Dead Space đầu tiên được cho là một trong những tựa game sinh tồn – kinh dị đột phá và đáng nhớ nhất mọi thời đại. Đến phần 2 thì game thủ lại được dẫn dắt qua những màn chơi đầy kịch tính, khiến người chơi đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, riêng phần 3 thì nó lại khiến fan thất vọng vì không chứa đựng yếu tố kinh dị như những bản trước mà thay vào đó là những yếu tố hành động – bắn súng y như Resident Evil 6.

Thay vì chỉ toàn là quái thú như 2 phần trước thì kẻ địch trong phần 3 này còn có cả… người thường, khá là lạ. Cơ chế bắn súng trong phần này tuy có vui đó, nhưng nó lại thiếu mất yếu tố kịch tính vốn làm nên tên tuổi cho 2 phần trước. Ngoài chuyện thời lượng của Dead Space 3 dài quá mức cần thiết, EA còn bổ sung cơ chế mua bán (microtransaction) vào trong hệ thống chế tạo vật phẩm của game, khiến cộng đồng fan phẫn nộ. Bản thân Dead Space 3 không phải là một tựa game thảm họa, nhưng khi ráp nó vào series Dead Space thì bạn sẽ thấy nó mất đi phần hồn của dòng game kinh dị này.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài top liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: What Culture


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!