Tức giận khi chơi game, bạn đang tự hại bản thân đó
Ai chơi game cũng từng có lúc tức giận, nhưng khi cơn giận mất kiểm soát, bạn đang gây tổn thương nghiêm trọng lên chính cơ thể của mình
Ở trong cuộc sống, mình dám cá rằng số lần bạn tức giận đến mức muốn đập tan một thứ gì đó vào ngày thường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng kể từ ngày game online với những tính năng cạnh tranh giữa người chơi khác được ra đời, những hành động, cảm xúc tiêu cực mất kiểm soát của chúng ta dần được hình thành và càng xuất hiện nhiều hơn, ẩn sau đó là những hệ quả khôn lường có thể làm giảm tuổi thọ của chúng ta và thậm chí gây đột tử. Vậy vì đâu lại xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy và những hậu quả của việc “rage” quá mức là gì? Cùng mình tìm hiểu nhé.
Trước tiên phải kể đến những hành động tức giận mang tính tiêu cực trong game, bao gồm chửi bới to tiếng, đập phá bàn phím, chuột, tai nghe,… và còn nhiều hơn thế nữa mà qua clip dưới đây ta có thể thấy được:
Hình ảnh 1 game thủ vui vẻ đang chuẩn bị chơi “đào vàng”
Và 1 chàng kiếm sư nổi tiếng đang tập chơi game
Vậy nguyên nhân lý giải cho những hành động trên là gì? Ta có thể dễ dàng thấy được tất cả chúng đều diễn ra khi đang chơi game online. Xuất phát điểm là một hình thức giải trí, nhưng khi có sự cạnh tranh và hơn thua, game đã kích thích ham muốn cơ bản của con người, đó chính là vượt qua và chiến thắng người người khác. Và khi bị thua thiệt, muối mặt với đối thủ (càng tệ hơn khi có người chứng kiến sự thất bại của mình), cơn tức giận trở nên khó kiểm soát và dẫn đến những hành động đáng tiếc như trong clip.
Tiêu cực khi chơi game dẫn đến những hệ quả gì cho sức khỏe?
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ bực tức một lúc rồi lại bình thường là ổn rồi, thì bạn đang nhầm rồi đấy. Dù chỉ trong một khoảnh khắc, cơn nóng giận vẫn có thể dẫn đến 1 loạt những tác hại trực tiếp đến nội tạng và thậm chí gây tử vong, có thể kể đến như:
1. U xơ, loét gan
Khi nóng giận, cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.
2. Sưng, tràn dịch màng phổi, nổ phổi:
Khi tức giận, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất quá cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục.
Một người bị “nổ phổi” và phải nhập viện khẩn vì chơi game thua liên tục (ảnh: Tân Hoa Xã)
3. Suy giảm hệ miễn dịch
Khi tức giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol, nếu không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.
4. “Chết” não và trụy tim
Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt (mặt đỏ, nóng), do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim và não, làm cho các bộ phận quan trọng này không hoạt động được bình thường nữa, dẫn đến suy giảm trí nhớ, tai biến, chết não, suy tim và các bệnh liên quan khác.
5. Vỡ mạch máu, xuất huyết nội
Khi xem phim, chắc hẳn ai cũng từng thấy những cảnh tức đến mức “hộc máu” như trong hình. Đừng nghĩ rằng đạo diễn làm quá khoa trương, rất nhiều trường hợp đã nhập viện khi đang chơi game trong tình trạng nội tạng xuất huyết nặng, khó cứu mạng. Việc tức giận có thể dẫn đến lượng máu lưu thông quá lớn và đột ngột dẫn đến vỡ động mạch, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong đấy.
Và nếu những ảnh hưởng trên vẫn chưa đủ “đô” với bạn hoặc quá trừu tượng, bạn đang nghĩ bụng “Chậc, giảm tuổi thọ thì giảm, ai rồi cũng phải chết thôi”, thì hãy đến với những hậu quả có thể ngay trực tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhé:
1. Ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh:
Thử tưởng tượng bạn đang ngồi khu vực công cộng (net, quán cafe) mà gào thét, chửi bới, đập phá vì tức giận, chắc hẳn những người xung quanh sẽ cảm thấy rất khó chịu và bực mình, bạn sẽ lây cảm xúc tiêu cực cho họ và họ cũng sẽ nhìn bạn với con mắt khinh thường, rằng bạn chỉ là đứa con nít chưa lớn hay tầng lớp dân trí thấp. Và nếu có bạn có người đồng hành ở cạnh lúc đấy (bạn bè, người thân, người yêu), chắc chắn họ cũng sẽ cảm thấy rất xấu hổ khi quen biết bạn đó.
2. Trì trệ công việc
Những người đang trong trạng thái bực dọc sẽ không thể tập trung trong công việc, luôn cáu gắt với những người xung quanh, dẫn đến việc xử lý tình huống sẽ kém hơn, mất đi cơ hội thăng tiến và thiện cảm với đồng nghiệp.
3. Hỏng gaming gear, tụt rank
Tức giận khi đang chơi game đồng nghĩa với việc tai nghe, bàn phím, chuột (đôi khi là cả màn hình) là những thứ đầu tiên bị bạn trút giận lên và tan nát ra từng mảnh. Nếu bạn không biết quý trọng đồng tiền đã dành cho gaming gears thì hãy nghĩ đến quãng thời gian sắp tới không có “đồ nghề” xịn để chinh chiến, cùng với việc mất bình tĩnh vì giận dữ, chắc chắn việc tụt rank là điều không thể tránh khỏi rồi, và bạn sẽ lại đi vào vòng luẩn quẩn giữa việc: “Thua -> Tức giận -> Đập gears -> Tụt rank -> Mua gears mới -> Thua” mà thôi
Không khôn ngoan lắm khi đập gaming gear mỗi khi tức giận đâu nhé.
Vậy làm cách nào để thoát khỏi tình trạng “giận quá mất khôn, thậm chí mất mạng” này?
Không ai có thể một ngày mà tốt lên được, tuy nhiên ta có thể cải thiện bằng cách thay đổi từng hành động nhỏ của mình. Bài viết hiện đã dài, mình hẹn các bạn hướng giải quyết tật xấu này trong bài tiếp theo nhé.
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Tìm hiểu về các loại trục của quạt tản nhiệt, thành phần quan trọng nhưng thường bị bỏ quên
- Vì sao người ta thường lắp quạt trong case sao cho có áp suất dương?
- Ưu nhược của tản khí không quạt so với tản có quạt
- Quạt xịn thì nó hơn quạt bình dân chỗ nào?
- Quạt PWM 4 chân có gì khác so với quạt 3 chân?
- Phân biệt quạt High airflow và quạt Static pressure, loại nào mới phù hợp cho PC của bạn?
- Hướng dẫn tùy chỉnh tốc độ quạt của card đồ họa bằng MSI Afterburner
- Điều chỉnh tốc độ quạt từ laptop đến PC với ứng dụng HWiNFO
- 5 điều bạn cần lưu ý khi chọn quạt RGB
Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!