Tết Trung thu ngày mấy? Tết Trung thu 2024 ngày mấy Dương lịch?
Trung thu được xem là ngày lễ có ý nghĩa lớn đối với người dân Việt Nam nói riêng và người Đông Á nói chung. Đây là ngày lễ tượng trưng cho sự biết ơn, sự đoàn tụ. Vậy Tết Trung thu ngày mấy? Có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng GEARVN tham khảo bài viết dưới đây.
Tết Trung thu ngày mấy?
Cũng như cái tên của nó, Tết Trung thu được diễn ra vào giữa mùa thu hay rằm tháng Tám (15/08) theo lịch âm. Đây được cho là thời điểm trăng tròn và sáng nhất năm. Vì thế từ xưa người ta đã xem ngày này như một ngày đặc biệt, không chỉ là một ngày nghỉ sau vụ mùa mà còn dùng để quan sát vận mệnh đất nước.
Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày nào Dương lịch? Có được nghỉ lễ không?
Tết Trung thu đang gần đến, việc xem trước ngày lễ này rơi vào ngày nào Dương lịch sẽ giúp bạn sắp xếp được thời gian, lên kế hoạch cho những chuyến về thăm gia đình.
Theo như bảng lịch năm 2024, Tết Trung thu sẽ là ngày 15/08 Âm lịch rơi vào thứ sáu, ngày 17/09/2024 Dương lịch.
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu
Tết Trung thu còn mang nhiều tên gọi khác như Tết Đoàn viên, Tết Trông Trăng, Tết rằm tháng Tám, Tết thiếu nhi. Có rất nhiều giả thuyết xoay quanh nguồn gốc Tết Trung thu, hãy cùng tìm hiểu xem những truyền thuyết liên quan về ngày lễ đã tồn tại hơn 3000 năm này.
Trong quyển Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, năm 2021), của tác giả Bùi Xuân Đính có ghi rằng: Ở Việt Nam, Tết Trung thu là ngày mà vua Lý tạ ơn Rồng thần đã mang mưa đến để mùa màng bộ thu, dân chúng ấm no.
Nước ta còn có một phiên bản khác về ngày Trung thu chính là sự tích Chú Cuội bay lên cung trăng cùng cây đa mà bất kỳ bạn nhỏ nào cũng được nghe khi còn nhỏ.
Ngoài ra còn có truyền thuyết về Vua Đường Minh Hoàng đã có cơ hội lên cung trăng dự tiệc. Nơi đó có tiếng đàn du dương, khung cảnh tráng lệ cùng những nàng tiên yểu điều nhảy múa. Nhà vua đã xem đến say mê, sau khi trở về vua đã tạo nên khúc Nghê Thường Vũ Y và hằng năm vào dịp rằm tháng Tám lại tổ chức tiệc, ngâm thơ thưởng nguyệt.
Dù có khá nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc của ngày lễ này. Nhưng nhìn chung đây là dịp lễ ý nghĩa, dùng để tôn vinh sự tròn vẹn, sum vầy, cầu mong đời sống bình an, đất nước mưa thuận gió hòa.
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu
Con người vẫn luôn cho rằng, mặt trăng luôn có mối liên hệ liên quan đến cuộc đời. Lúc trăng tròn, gia đình sum tề tụ, sum họp, lúc trăng khuyết thì mang theo nỗi buồn, sự chia tay. Do đó, Tết trung thu còn có tên gọi là Tết Đoàn viên và mặt trăng cũng là một hình ảnh đại diện cho sự sum họp.
Trong dịp Tết Trung thu, theo truyền thống của người Việt, các thành viên trong gia đình thường tụ họp để chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên. Khi màn đêm buông xuống, ánh trăng vàng rực rỡ chiếu sáng khắp nơi, cả xóm làng cùng nhau uống trà xanh, thưởng thức bánh trung thu, ngắm trăng và bày biện hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa lân và phá cỗ.
Không chỉ là dịp vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là thời điểm để mọi người dự đoán mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia. Nếu trăng có màu vàng, năm đó sẽ được mùa; nếu trăng có màu xanh hoặc lục, năm đó sẽ gặp thiên tai; còn nếu trăng có màu cam trong sáng, đất nước sẽ thịnh vượng.
Các tên gọi khác của Tết Trung thu
Tết Trung thu cũng xuất hiện nhiều tên gọi khác như:
Tết Trông Trăng: Tên gọi này xuất phát từ hoạt động ngắm trăng vào đêm Rằm tháng 8, khi mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm.
Tết Đoàn Viên: Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thể hiện sự đoàn tụ và sum vầy.
Tết Thiếu Nhi: Ngày lễ này đặc biệt dành cho trẻ em, với nhiều hoạt động vui chơi như rước đèn, múa lân, múa rồng,...
Phong tục chơi đèn lồng ngày Trung thu
Khi nhắc đến Trung thu, bên cạnh hình ảnh vầng trăng tròn sáng ngời, những chiếc bánh thươm lừng thì hình ảnh chiếc đèn lồng cũng là một trong những đặc trưng của ngày lễ này.
Những chiếc đèn lồng với vô vàn hình dạng như bông hoa, con thuyền, cá,... được làm tỉ mỉ từ những thanh tre ,giấy gió bên trên là những hình vẽ bắt mắt hoặc giấy kính. Đèn lồng cũng là biểu tượng cho sự hạnh phúc, ấm no của gia đình.
Ngày Tết Trung thu có được nghỉ không?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về việc người lao động được nghỉ vào ngày Tết Trung thu. Do đó, học sinh, người lao động vẫn tiếp tục công việc, học hành như bình thường vào ngày lễ này. Bạn sẽ chỉ được nghỉ nếu Tết Trung thu trùng với những ngày lễ cuối tuần.
Với những thông tin hữu ích trên về Tết Trung thu như ngày Trung thu, ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ này. Chúc các bạn sẽ có một ngày lễ Trung thu thật đáng nhớ, ấm cúng và hạnh phúc cùng gia đình.
Gợi ý một số bài viết liên quan: