Top 10 màn đấu trùm y như cực hình khiến người chơi thêm bực mình

Top 10 màn đấu trùm y như cực hình khiến người chơi thêm bực mình

Laptop Lenovo Ideapad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 14IMH9 83DA001YVN

26.990.000₫
24.490.000₫ -9%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

12.490.000₫
8.490.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 4
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

12.950.000₫
6.990.000₫ -46%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

69.990.000₫
30.990.000₫ -56%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

20.990.000₫
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

31.490.000₫
26.990.000₫ -14%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Màn đấu trùm cuối phải là một cái gì đó thật mãn nhãn và để lại ấn tượng nhất cho game thủ, bởi vì nó chẳng khác nào là một cái kết bài cho bao công sức bỏ ra. Nếu game được làm rất hay, nhưng phần cuối mà lại dở thì coi như game mất gần 50% số điểm. Dù biết là thế nhưng vẫn có rất nhiều tựa game thiết kế màn đấu trùm cuối chán chẳng buồn nói. Sau đây là top 10 tựa game có màn đấu trùm tẻ nhạt mà chẳng ai muốn chơi lại.

Arkham – Devil May Cry 3: Dante’s Awakening

đấu trùm

Devil May Cry 3 trên hệ máy PS3 được một số người hâm mộ cho rằng là phần game đỉnh cao trong series vì nó chứa đầy những trận đấu trùm mãn nhãn. Nhất là trận chiến thứ 2 đấu với Vergil vẫn còn đọng sâu trong tâm trí nhiều game thủ. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà trận đấu với trùm cuối của game là Arkham, khi hắn ta biến thành một con quái vật khổng lồ trở thành một nỗi thất vọng tràn trề. 

Trong trận chiến, hầu như hắn ta chỉ vung các cánh tay có xúc tu khổng lồ về phía bạn, trong lúc đó tiện thể triệu hồi ra các con quái nhỏ để tấn công bạn. Điều thú vị duy nhất cứu cánh cả trận chiến đó là Vergil nhảy vào để hỗ trợ, và bạn có thể chơi co-op với người khác để cùng nhau đánh bại con quái vật này. Chung quy thì đây là một màn đánh trùm tẻ nhạt, được tạo ra để 2 người anh em có lý do tạo dựng mối liên kết với nhau. 

Shadow Okumura – Persona 5 Royal

đấu trùm

Cuộc chiến với Shadow Okumura trong Persona 5 Royal là một cuộc chiến ngớ ngẩn vì đây thực chất là một nút thắt của game trong cốt truyện chính gần 100 giờ chơi, được gói gọn lại chỉ còn 20 giờ. Đã từng có một số game thủ đã quyết định nghỉ game sau khi bỏ một đống thời gian vào việc đánh với con trùm này.

Bạn có giới hạn thời gian là 30 phút và một số đoạn cắt cảnh sẽ diễn ra giữa trận chiến mà đồng hồ đếm giờ không hề dừng lại. Toàn bộ màn chơi được thiết kế với mục đích ngăn chặn bạn tới cùng, cụ thể là Shadow Okumura tạo ra một làn sóng kẻ địch và nhiệm vụ của bạn là phải quét sạch bọn chúng cho tới khi bạn có cơ hội hạ gục được gắn ta mà không hề có sự phản kháng nào. Màn đánh trùm này của game nhạt nhẽo tới mức mà các bạn không cần phải suy nghĩ chiến lược gì cả, mà cứ đánh cho tới khi nào hạ được trùm thì thôi. 

Titan Joker – Batman: Arkham Asylum

đấu trùm

Trận chiến cuối cùng chống lại Joker trong Batman: Arkham Asylum có cảm giác như nó được lấy hoàn toàn ý tưởng từ truyện tranh đem vào, chứ không hề suy nghĩ xem nó có thật sự hiệu quả khi mang vào game hay không. Chú hề mang tính biểu tượng của DC nay lại biến thành một con quái vật khổng lồ, và hầu hết thời gian của trận đấu là anh ta chỉ đi vung gậy hoặc ném các thùng nổ vào Batman, trong khi người dơi thì đang bận đấu với những tên tay sai của hắn.

Về mặt thiết kế, Titan Joker sẽ phù hợp hơn khi xuất hiện trong truyện tranh thay vì trong game. Khi màn đấu trùm cuối diễn ra, nó không hề khác gì so với một trận đánh bình thường. Chỉ có điều là bây giờ sẽ có nhiều các thùng nổ hơn mà bạn cần phải né và tránh – những thứ mà bạn đã chạm trán rất nhiều lần trên đường đi đến trùm cuối. 

Lucien – Fable II

đấu trùm

Màn đối đầu cuối cùng trong Fable II đúng nghĩa là “tụt mood” luôn các bạn ạ. Lucien – tên phản diện chính trong tựa game nhập vai này – đã thực hiện rất nhiều chuyện xấu xa, đủ để khiến nhân vật chính tức sôi máu và ngay cả người chơi cũng giận tím người. Hắn ta đã ra tay sát hại gia đình và cả con chó của nhân vật chính, trở thành cái gai trong mắt của nhân vật chính suốt một hành trình dài. Thế nên đến cuối game, khi người chơi chuẩn bị xả hết cơn phẫn nộ lên đầu Lucien, hắn ta lại lăn đùng ra chết chỉ sau… 1 đòn đánh.

Nói đúng ra thì đây không phải là màn đánh nhau, nhưng trải qua bao gian nguy từ đầu game đến giờ, nung nấu ý định phục thù biết bao lâu nay, vậy mà đến khi chạm trán Lucien thì mọi thứ lại kết thục cái rụp, chưa đủ để thỏa mãn gì cả. Chuyện người chơi thất vọng về màn đấu trùm này nổi tiếng đến nỗi nhà phát triển Lionhead đã lấy ý tưởng từ vụ này để tạo ra nhiệm vụ “The Game” trong Fable III – nhiệm vụ mà cũng có một tên địch “đi bán muối” chỉ sau 1 nốt nhạc. Chán chẳng buồn nói!

Clayton – Kingdom Hearts

đấu trùm

Màn đối đầu với tên trùm Clayton trong thế giới Tarzan của Kingdom Hearts khá là dị, một phần là vì bối cảnh diễn ra trận đấu này. Không gian của màn này rất là chật hẹp, khiến người chơi dễ phát bực. Thêm vào đó, cơ chế camera bất tiện của Kingdom Hearts cũng khiến cho khung hình lắc lư, quay lòng vòng để có thể theo kịp tiến độ của trận đấu; đôi khi, nó còn nhảy lung tung beng cả lên do không gian có hạn.

Không gian chật hẹp cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có nhiều khoảng trống để né đòn tấn công của Clayton và lũ lâu la Heartless của hắn ta. Khi Clayton triệu hồi một con tắc kè khổng lồ tên là Stealth Sneak thì màn chơi được nới rộng ra một chút, nhưng tình hình cũng không được cải thiện là bao do con trùm di chuyển rất nhiều, trong khi không gian lại có hạn, khiến góc camera rất khó thể nào đứng yên được. Trong đoạn cuối của game vẫn có những trường đoạn nổi bật, nhưng riêng màn đấu với Clayton thì đó lại là một thử thách đối với sức chịu đựng của game thủ.

Yelena Fedorova – Deus Ex: Human Revolution

đấu trùm

Mấy màn đấu trùm trong Deus Ex: Human Revolution dở tệ đến mức khó thể nào chọn ra 1 cái dở nhất được. Nhưng để gọi là ác mộng thì có lẽ không có con trùm nào qua được con trùm thứ nhì trong game – Yelena Fedorova. Tên lính đánh thuê người Nga này có 1 thiết bị tàng hình, 2 tay cầm 2 khẩu súng tiểu liên, và như thế là quá đủ để phá hỏng cuộc vui của bạn rồi đó. Chưa kể, Yelena Fedorova còn liên tục tung ra những đòn tấn công EMP khiến độ khó của màn chơi càng tăng gấp bội.

Như những con trùm khác trong Deus Ex: Human Revolution, nếu biết đúng mánh khóe thì Fedorova rất dễ để hạ gục, nhưng cơ bản thì màn đấu trùm này sẽ khiến bạn phải chơi theo kiểu khác hoàn toàn so với những đoạn còn lại trong game. Màn đấu trùm này không hề vui vẻ một tí nào cả, và nó có thể trở thành một cơn ác mộng thật sự nếu bạn không có đủ các nâng cấp cần thiết trước khi bước vào trận đấu.

Fontaine – BioShock

đấu trùm

Mặc dù sau này dòng game BioShock đã bị lãng quên, nhưng thời điểm phần đầu tiên ra mắt vào 2007 thì nó vẫn là bom tấn. Đặc biệt là màn đấu với trùm cuối Fontaine, thường được xem là một trong những cú twist đỉnh cao nhất lịch sử video game. Ngoài ra thì màn đấu trùm này còn được nhớ đến bởi sự khó chịu, khi Fontaine rượt đuổi và ném cầu lửa vào bạn. Sự cục súc này đi ngược lại với triết lý từ ban đầu, cho phép bạn lựa chọn cách tiếp cận trực tiếp hoặc lén lút.

Trận đấu trùm này khiến khá nhiều game thủ thất vọng, vì họ buộc phải trở lại với kiểu game chạy và bắn khá nhàm chán. Bioshock được đánh giá khá cao, tuy vậy đoạn đấu với Fontaine khiến cho phần kết không tuyệt vời như kỳ vọng. 

Alpha 152 – Dead or Alive 4

Trùm trong game đối kháng vốn khét tiếng bởi độ khó tăng đột ngột, nhưng hiếm khi nào lên đến mức ức chế như Alpha 152 của Dead or Alive 4. Từ đòn vật chiếm trọn cả màn hình cho đến kỹ năng tốc biến gần như không thể dự đoán, thật may mắn là Alpha chỉ xuất hiện trong tuyến truyện của một số nhân vật chứ không bán hành cả bó cho toàn series. 

Trận đấu với Alpha 152 có lẽ vẫn còn là ác mộng với rất nhiều game thủ. Dù Alpha 152 là nhân bản từ Kasumi, tuy nhiên có game thủ thà đấu với 10 Kasumi còn hơn là solo với 1 Alpha 152.

Seymour Flux – Final Fantasy X

đấu trùm

Bạn sẽ phải chiến đấu với Seymour 4 lần trong game Final Fantasy X, và tất cả trận đều rất đáng nhớ. Tuy vậy nếu phải lựa chọn thì màn đối đầu trên đỉnh Gagazet là đáng  nhớ nhất, với biến thể Seymour Flux của hắn.

Trận chiến phức tạp này giới thiệu một loạt cơ chế mới mà không hề có lời cảnh báo. Seymour có thể tung phép để khiến đội của bạn trở thành zombie, sau đó sử dụng phép hồi máu để hạ bạn (zombie sẽ bị mất máu khi sử dụng phép hồi). Điều đáng nói là hơn một nửa kỹ năng của Seymour là những phép đánh cả team, khiến cho những bài học mà bạn nhận được là rất đau đớn. Đó là chưa kể khởi đầu màn chơi là đoạn cắt cảnh không thể bỏ qua, khiến mỗi lần chơi lại là vô cùng quằng quại. 

Ở một góc độ nào đó thì trận chiến với Seymour Flux khá là bất công, ngay cả khi ở phần sau của game. Nếu bạn không đi cày kỹ năng suốt cả game thì cũng khó mà đánh lại hắn. Do đó dân tình thường sử dụng mẹo là triệu hồi aeon để thay phiên tung tuyệt chiêu hạ hắn, tuy vậy cách này thì chiến thắng không được thoả mãn cho lắm. 

Whitney – Pokemon Gold and Silver

đấu trùm

Công bằng mà nói, Whitney cũng không quá khó nếu như bạn đã thông thạo cơ chế chiến đấu của Pokemon. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều không phải là thiên tài nên đa phần đều ù ù cạc cạc đánh theo kiểu ông bà mách bảo, thành ra kết quả khá là quằn. Đây là chìa khoá để con Miltank của Whitney ám ảnh biết bao game thủ, khi mà nó dạy cho chúng ta về tầm quan trọng của những đòn đánh trạng thái cũng như cách để ngăn đối thủ tấn công. Giả sử như bạn không ngăn được Miltank tấn công, nó sẽ spam đòn Roll Out đánh toàn team. Mỗi lần đánh thành công thì sát thương lại tăng gấp đôi, và đội của bạn sẽ bay màu trong vài nốt nhạc.

Trận chiến với Whitney về bản chất là khá khó vì nó diễn ra ở đoạn đầu game nên người chơi chưa bắt được nhiều Pokemon, vậy nên khai thác yếu điểm về thuộc tính của Miltank cũng khá là khó. Rất nhiều nước mắt đã đổ, rất nhiều cái mỏ hỗn đã không kìm được mình, vâng đó là một thời tuổi thơ của rất nhiều chúng ta. 

Trên đây là top 10 màn đấu trùm y như cực hình khiến người chơi thêm bực mình. Hy vọng bài viết này đã mang đến những gợi ý hợp lý để bạn có những phút giây giải trí tuyệt vời.

Tất nhiên, muốn chơi game ngon lành thì bạn cũng cần có một chiếc máy tính vận hành đáng tin cậy. Nếu đang cần tìm chiếc máy như vậy thì bạn có thể đến với GearVN – hệ thống cửa hàng Hi-end PC, gaming gear chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ vốn xuất thân từ dân mê game và streamer mà ra, GearVN luôn hiểu khách hàng muốn gì, cần gì để mang đến những sản phẩm tốt nhất và trải nghiệm tuyệt vời nhất!

PC GEARVN

PC GEARVN ProArt

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Nguồn: Kotaku


Mời các bạn theo dõi fanpage của chúng mình theo đường link dưới đây để cập nhật những tin tức về game, công nghệ và nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé!