Với nhiều người RAM không còn xa lạ gì nhưng với một số ít RAM vẫn còn là thứ gì đó xa lạ như tên tiếng Anh của RAM là gì hay chức năng chính của RAM hỗ trợ điều gì.
RAM (tên tiếng Anh là Random Access Memory) là một loại bộ nhớ tạm cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ. Thông tin lưu trữ trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện.
RAM rất quan trọng là bộ nhớ chính của máy tính và các hệ thống điều khiển, để lưu trữ các thông tin thay đổi đang sử dụng. Các hệ thống điều khiển còn sử dụng SRAM như làm một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage). Khi cần thiết thì bố trí một pin nhỏ làm nguồn điện phụ để duy trì dữ liệu trong RAM. RAM có một đặc tính là thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte) một lúc.
RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, CD-RW, DVD-RW, ổ đĩa cứng, trong đó bắt buộc phải tìm đến sector và đọc/ghi cả khối dữ liệu ở đó để truy xuất. RAM là thuật ngữ phân biệt tương đối theo ý nghĩa sử dụng, với các chip nhớ truy xuất ngẫu nhiên là EEPROM (read-only memory) cấm hoặc hạn chế chiều ghi, và bộ nhớ flash được phép đọc/ghi.
RAM chia thành 2 loại chính là SRAM và DRAM.
SRAM (Static RAM) là loại RAM bao gồm các chu trình lưu trữ dữ liệu với điều kiện phải có nguồn điện. SRAM sử dụng các bóng bán dẫn và pin chứa tụ điện để lưu các bit dữ liệu. SRAM được sử dụng để xây dựng nên những bộ nhớ đệm (cache) của CPU.
DRAM (Dynamic RAM) là loại RAM lưu trữ dữ liệu nhị phân dưới dạng điện tích đặt vào tụ điện. Các dữ liệu lưu trữ trong tụ điện sẽ được refresh trong một khoảng thời gian nào đó. Vì vậy để duy trì dữ liệu, các tụ điện sẽ được sạc lại định kỳ để duy trì khả năng lưu trữ. Đây là một những loại bộ nhớ được sử dụng phổ biến trên các hệ thống máy tính trước kia. Hiện nay đã được thay thế bằng những loại bộ nhớ hiện đại hơn.
Trong DRAM sẽ có những loại RAM khác, bao gồm:
• SDRAM (Synchronous Dynamic RAM): Có tốc độ xử lý từ 25 đến 10 n/s (nano/giây) và nằm trong các module DIMM. SDRAM sử dụng các tụ điện IC để lưu trữ dữ liệu.
• RDRAM (Rambus Dynamic RAM): Thường được gọi tắt là Rambus. Hoạt đồng đồng bộ theo hệ thống lặp và truyền dữ liệu đi theo một hướng, hỗ trợ lên đến 32 chip DRAM và đạt tốc độ xử lý dữ liệu 400-800MHz hoặc 1600Mbps. Giá của RDRAM thường rất cao và khá ít người sử dụng, phải cắm thành cặp và những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (C-RIMM) cho đầy đủ.
• DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM): Là phiên bản nâng cấp của SDRAM. DDR sở hữu tốc độ truyền tải vượt trội so với SDRAM nhờ vào việc trang bị băng thông cùng tốc độ lớn hơn. DDR SDRAM cũng chính là tiền đề cho những chuẩn RAM hiện đại như DDR2, DDR3, DDR4 và trong tương lai là DDR5.
Tại GEARVN đang cung cấp rất nhiều loại RAM trải rộng khắp các lĩnh vực nhu cầu sử dụng như: PC, Laptop, Server giúp người dùng tìm được nguồn cung cấp uy tín, chất lượng.