Bàn phím LED KM570 RGB với thiết kế led 16.8 triệu màu được cho là có độ bền và dễ dàng sử dụng với người dùng cơ bản cho đến người chơi game hay làm việc. được sử dụng Cherry MX switch của Đức, có 2 kiểu switch cho người dùng lựa chọn gồm Red, Brow, Blue với độ bền lên tới 50 triệu lượt bấm.
Phần vỏ bàn phím được làm bằng nhựa dày và được xử lý sần. Vỏ nhựa này bạn có thể hình dung nó giống như đáy nhựa của những chiếc laptop. Bề mặt sần giúp hạn chế trầy xước, không bám mồ hôi, bụi bẩn như kiểu vỏ phủ soft-touch. Dĩ nhiên vỏ nhựa khiến KM570RGB rẻ hơn so với kiểu plate nhôm như KM780 RGB.
Keycap của KM570 RGB tương tự K780 RGB, tức ABS một lớp xuyên LED. Ký tự trên keycap được khắc laser rất chính xác với độ sắc nét cao, từ đó khiến hiệu quả chiếu sáng của đèn backlit trở nên đẹp và tập trung hơn. Nhược điểm của keycap ABS như anh em đã biết là nó dễ bị bóng qua thời gian sử dụng. Tuy nhiên layout phím tiêu chuẩn nên chúng ta có thể dễ dàng thay những bộ keycap PBT.
Chuyển sang layout phím, KM570 RGB có layout tiêu chuẩn hơn so với KM780 RGB, không có hàng phím macro nên việc chơi keycap trên nó cũng dễ dàng hơn. Ngoài hệ thống phím chính thì các phím media cũng được tích hợp trên cụm F1 đến F12 với F1 - F4 có thêm chức năng mở File Explorer, trình duyệt web, trình duyệt email, máy tính; cụm F5 - F8 có các chức năng khóa phím Windows, bật tắt chức nâng chống gối phím NKRO, chỉnh chế độ đèn có sẵn và thiết lập đèn thủ công; F9 - F12 có các chức năng media quen thuộc. Kích hoạt các chức năng này bằng tổ hợp Fn + F (số).
Tạm kết, G.Skill RipJaws KM570 RGB là một chiếc bàn phím cơ khá toàn diện ở phân khúc 2.5 triệu khi có kích thước full-size, có đèn backlit đẹp, nhiều chế độ, hỗ trợ macro và dùng switch Cherry MX. Ở phân khúc này thì mình thấy đa phần dùng switch của Kaihl hay một hãng nào đó đến từ Trung Quốc như TTC, GreeTech, … Cherry MX thì vẫn được lòng anh em hơn về độ bền nên KM570 RGB ăn điểm chỗ này. KM570 RGB cũng còn một vài nhược điểm nhỏ nhưng không đáng kể.