AMD Athlon 3000G: Ráp dàn PC 5 triệu cho sinh viên nghèo vượt khó, yêu eSport thích ép xung

AMD Athlon 3000G: Ráp dàn PC 5 triệu cho sinh viên nghèo vượt khó, yêu eSport thích ép xung

 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Với giá 1.360.000 đồng, AMD Athlon 3000G giúp giấc mơ chơi game không cần card màn hình của sinh viên phần nào thành hiện thực.

Đời không ai biết được chữ ngờ, sau khi quẩy Intel tan tác ở phân khúc trung và cao cấp với Ryzen 3000 thì AMD tiếp tục củng cố vị thế thống trị phân khúc bình dân với sự xuất hiện của Athlon 3000G. Có lẽ vì đội xanh không có đối thủ tương xứng nên AMD đã quyết định “xử lý nội bộ”, khiến Athlon 200GE/220GE/240GE dù cực kỳ ấn tượng nhưng cũng phải ngả mũ chịu thua Athlon 3000G.

Thông số kỹ thuật Athlon 3000G

  • CPU: 2 nhân 4 luồng
  • Xung nhịp CPU: 3.5 GHz – hỗ trợ ép xung
  • RAM: Hổ trợ kênh đôi
  • GPU: Vega 3
  • Xung nhịp GPU: 1100 MHz
  • TDP: 35 W
  • Giá bán lẻ tham khảo: 1.360.000 đồng

Để tận dụng sức mạnh Athlon 3000G, mình gửi bạn cấu hình tham khảo như sau:

  • CPU: Athlon 3000G (có sẵn quạt tản nhiệt)
  • Bo mạch chủ: Socket AM4 chipset A320 (không ép xung) hoặc chipset B350/450 (ép xung)
  • RAM: 4-8 GB DDR4 chạy Dual-Channel
  • HDD: 1 TB
  • PSU: 400 W trở lên
  • Case

Về cơ bản thì bạn hoàn toàn có thể ráp được một dàn máy hoàn chỉnh với mức giá trên dưới 5 triệu đồng mà vẫn đáp ứng được nhu cầu học tập và giải trí cơ bản, chơi được eSport. Riêng về bo mạch chủ thì nếu bạn chỉ muốn sử dụng bình thường không ép xung thì chipset A320 sẽ là sự lựa chọn tốt, giá chỉ khoảng 1,4 triệu là có ngay một bo mạch ngon. Còn muốn vọc vạch thì B350/450 sẽ cho phép bạn ép xung để tăng hiệu năng, mức giá từ 1,8 triệu trở lên. 

Phải nói rằng cái giá của Athlon 3000G là sốc, sốc thật sự, sốc đến mức làm mờ nhạt luôn dòng Athlon 200 Series làm mưa làm gió năm ngoái. Vào một ngày đẹp trời 2018, AMD bất ngờ hồi sinh thương hiệu Athlon lừng danh với bộ 3 Athlon 200GE/220GE/240GE để đối đầu với Pentium Gold. Con át chủ bài của AMD Athlon chính là bộ xử lý đồ hoạ Vega 3 “không phế như UHD 610”, cho phép sinh viên/học sinh và giới văn phòng sống trong giấc mơ “game thủ không card màn hình”. Giá khởi điểm của Althon 200 series năm ngoái là 1.460.000 đồng với Athlon 200GE xung nhịp 3,2 GHz và dòng cao cấp nhất Athlon 240GE xung nhịp 3,4 GHz giá khoảng 1.700.000 đồng. Vâng, đến đây thì chắc bạn ít nhiều cũng thấy được vì sao Athlon 3000G lại khiến mình phải bất ngờ như vậy rồi đúng không.

Athlon 3000G là APU (tên gọi yêu thương của AMD với CPU có nhân GPU tích hợp) kết hợp giữa CPU 2 nhân 4  xung nhịp 3.5 GHz hỗ trợ ép xung và bộ xử lý Vega 3 xung nhịp 1100 Mhz (cao hơn 100 MHz so với năm ngoái), đã vậy giá lại mềm sập sàn 1.360.000 đồng. Bên phía đội xanh thì Pentium Gold G5400/5500 đã từ lâu không còn là đối thủ của Athlon, ngay cả khi G5400 thời gian vừa qua vốn cũng đã giảm xuống chỉ còn 1,5 triệu đồng. 

Cá nhân mình thật sự có cảm tình với thế hệ bộ xử lý Athlon mới của AMD nói chung và đặc biệt là dòng 3000G. Công nghệ thông tin phát triển nên máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của sinh viên/học sinh và cả dân văn phòng. Ngặt nỗi khôn phải ai cũng có tài chính dư dả, nhất là sinh viên nhu cầu trải nghiệm cao nhưng ngân sách thì lại khiêm tốn. Intel mấy năm qua thống trị phân khúc này với dòng Pentium Gold, hiệu năng CPU đúng là tốt thật nhưng quả GPU UHD tích hợp làm không biết bao sinh viên nghèo vượt khó phải đắng lòng. Mà đắng cũng chịu thôi, vì mua một con card ngon lành thì cũng phải thêm vài triệu chứ đâu phải ít.

Bài toán khó này được giải đáp bởi AMD bằng dòng Athlon 3000G kết hợp CPU 2 nhân 4 luồng kiến trúc Zen (như Ryzen 1000/2000 series) với bộ xử lý đồ hoạ tích hợp Vega 3 (dựa trên kiến trúc Vega 3 trứ danh của Vega 56/64). Kết quả là dù không cần card màn hình, một dàn máy sử dụng AMD Athlon 3000G vừa có thể dùng để học tập, làm việc văn phòng cho đến chơi game vẫn ổn (trong tầm giá). Đã vậy với Athlon 3000G bạn có thể ép xung, đem lại niềm vui vọc vạch cho đời sinh viên trở nên vui vẻ hơn.

Benchmark hiệu năng và ép xung

Dàn thử nghiệm của mình kết hợp Athlon 3000G với bo mạch chủ MSI B350I Pro AC và 2 x 8 GB RAM chạy dual-channel. Ở mức xung m định 3,5 GHz, chúng ta có kết quả một số bài benchmark cơ bản như sau:

PCMark 10

 

Với PCMark 10 bạn có thể thấy rằng hệ thống của mình đạt 3229 điểm, mạnh hơn khá nhiều so với một dàn PC văn phòng tiêu chuẩn 2016 nhưng dĩ nhiên là chưa thể sánh được với những dàn máy chuyên chơi game. Đối với những tác vụ như Office, gõ văn bản, lướt web, chech mail cơ bản thì vô tư.

3Dmark

Chuyển qua phần mềm kiểm tra sức mạnh PC Gaming quen thuộc 3Dmark thì Althon 3000G đạt điểm số khá khiêm tốn là 493, trong đó GPU Vega 3 đạt 435 điểm còn CPU đạt 2070 điểm. Để so sánh thì với cùng cấu hình, Athlon 220GE đạt điểm tổng 443 (GPU 390, CPU 1970) và Athlon 240GE cũng 443 (GPU 390, CPU 2015). Vẫn sử dụng Vega 3 nhưng việc tăng xung nhịp từ 1000 Mhz lên 1100 MHz giúp Athlon 3 chơi game mượt hơn.

Dota 2 – Low Setting – FullHD – trung bình 60 fps

Sức mạnh của Athlon 3000G khi chuyển đổi sang game cho bạn trải nghiệm khá mượt Dota 2 ở độ phân giải FullHD, thiết lập đồ hoạ LOW. Mức khung hình trung bình hơn 60 fps với những cảnh combat tổng không bao giờ xuống dưới 50 fps. Nhìn chung mức này đủ để bạn thể hiện tài năng mà không bị “bóp” do chính chiếc máy yêu quý của mình. Dota 2 mà còn cân được thì Liên Minh Huyền Thoại vô tư. Với mức TDP vỏn vẹn 35 W, Athlon 3000G hoạt động cực kỳ mát mẻ với nhiệt độ CPU/GPU dưới 65 độ với tản nhiệt kèm theo.  

Shadows of The Tomb Raiders – Low Setting – 720p – Trung bình 22 fps

Thử qua game AAA như Shadows of The Tomb Raider thì không có gì bất ngờ khi Athlon 3000G tỏ ra hụt hơi với chỉ 22 fps ở mức thiết lập đồ hoạ thấp nhất. Nói thế chứ vậy cũng là khá rồi, Intel UHD sợ không vào được luôn chứ nói đến chuyện chạy benchmark. 

Như mình đã chia sẻ ở trên thì một trong những điểm thú vị của AMD Athlon 3000G là hỗ trợ ép xung thông qua việc mở khoá hệ số nhân, giúp bạn đạt hiệu năng cao hơn so với mặc định của hãng. Trên thực tế thì ngay cả khi không có nhiều kiến thức về ép xung, chưa cần vọc vạch những thông số nâng cao như V-Core thì vào trong BIOS đẩy nhẹ hệ số nhân từ 35 (mặc định) lên 38 là đạt được mức xung 3,8 Ghz nhẹ nhàng. Cái này thì tuỳ theo CPU, mình thấy một số bên không cần điều chỉnh V-Core vẫn có thể lên được 4 GHz. Với xung nhịp 3,8 GHz, benchmark lại thì kết quả như sau:

 

Bạn có thể thấy là điểm số benchmark cho thấy hiệu năng của CPU được cải thiện khá ngon lành, hứa hẹn sẽ giúp các tác vụ hằng ngày trở nên mượt hơn. Bên cạnh đó sau này bạn có ý định gắn thêm card rời (RX 570, RX 580 hay sắp tới là RX 5500) thì việc ép xung sẽ tránh hiện tượng thắt cổ chai CPU. Còn nếu vẫn sử dụng GPU tích hợp thì việc ép xung CPU cũng sẽ chẳng cải thiện thêm fps đâu, bởi đó là giới hạn của GPU Vega 3.

AMD Athlon 3000G – Chìa khoá để có dàn PC 5 triệu mà vẫn có thể chơi game

Tóm lại thì Athlon 3000G có thể không khiến cả thế giới phải sửng sốt về sức mạnh, nhưng nó đủ khiến nhiều bạn phải “nôn nao” vì mức giá quá hấp dẫn. 5 triệu cho một dàn PC là một con số rất khiêm tốn, tưởng chừng chỉ có thể lướt web sống qua ngày thì giờ đây trở thành vô cùng thú vị nhờ sự xuất hiện của Athlon 3000G. Các bạn sinh viên giờ đây đã có thể tơ tưởng đến việc thưởng thức những tựa game eSport và vọc vạch ép xung mà không cần phải bỏ ra một số tiền lớn nữa. Và dĩ nhiên một ngày đẹp trời khi có đủ kinh phí thì đầu tư thêm con card màn hình nữa là đẹp.  

--------------------------------
Xem thêm các sản phẩm tại GearVN:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên