Châu Âu sẽ vĩnh viễn phải phụ thuộc vào nguồn cung chip bán dẫn từ bên ngoài
Mặc dù nghe có phần nghiệt ngã nhưng với tình hình hiện tại thì việc Liên Minh Châu Âu độc lập về chip bán dẫn là điều bất khả thi
Theo bà Margrethe Vestager – Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu từ năm 2019 – thì Liên minh châu Âu (EU) tiêu thụ đến hàng trăm triệu con chip mỗi năm nhưng chỉ một số ít trong số đó được sản xuất trong nước. Mặc dù một số quốc gia như Đức đang khuyến khích các nhà sản xuất chip xây dựng nhà máy, tuy nhiên việc châu Âu độc lập về chip bán dẫn, không phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài vẫn rất khó xảy ra.
Các bên sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất như như Intel, Samsung Foundry và TSMC Taiwan Semiconductor Manufacturing Co bỏ vốn khoảng 30 tỷ đô để xây dựng và hàng tỷ đô khác hằng năm để phát triển các dây chuyền sản xuất chip mới. Các nhà phân tích tin rằng một quốc gia (hoặc một nhóm quốc gia) nếu muốn xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa lớn mạnh như thế sẽ cần bỏ ra ít nhất 150 tỷ đô trong 5 năm để hỗ trợ trực tiếp, miễn giảm thuế và đưa ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng thành công của phương án này vẫn là cực kỳ thấp.
Các quan chức EU tin rằng những khoản đầu tư khổng lồ như thế là không thể thực hiện được. Đó chính là lý do EU vẫn sẽ mãi dựa vào nguồn cung chip bán dẫn bên ngoài, ít nhất là trong tình hình hiện tại.
Liên minh châu Âu hiện không sản xuất chip cho PC hoặc smartphone – những loại chip cần tiến trình tiên tiến nhất. Thay vào đó thì họ sản xuất chip cho ô tô và các thiết bị điện tử gia dụng bằng những tiến trình cũ hơn. Do đó Liên minh châu Âu muốn mở rộng sản xuất chip dạng này để bảo vệ nền kinh tế của mình. Họ cũng không muốn chuỗi cung ứng chip của họ bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc hoặc căng thẳng giữa Mỹ và Đức.
Hiện tại có khoảng 10% sản lượng chip toàn cầu được sản xuất ở châu Âu, giảm rất nhiều so với mức 40% hồi năm 1990. Mục tiêu hiện tại mà EU đặt ra là phải mở rộng sản xuất và chiếm 20% sản lượng chip toàn cầu vào năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, nhất là khi công nghệ bán dẫn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Bà Margrethe Vestager thừa nhận là để làm được mục tiêu đó thì EU cần phải hỗ trợ các nhà sãn xuất chip bán dẫn nộ địa. Tuy nhiên hiện tại bà vẫn chưa công bố bất kỳ kế hoạch cụ thể nào.
Tóm tắt nội dung:
- Mặc dù một số quốc gia như Đức đang khuyến khích các nhà sản xuất chip xây dựng nhà máy, việc châu Âu độc lập về chip bán dẫn, không phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài vẫn rất khó xảy ra
- Các bên sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất như như Intel, Samsung Foundry và TSMC Taiwan Semiconductor Manufacturing Co bỏ vốn khoảng 30 tỷ đô để xây dựng và hàng tỷ đô khác hằng năm để phát triển các dây chuyền sản xuất chip mới
- Các nhà phân tích tin rằng một quốc gia (hoặc một nhóm quốc gia) nếu muốn xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa lớn mạnh như thế sẽ cần bỏ ra ít nhất 150 tỷ đô trong 5 năm để hỗ trợ trực tiếp, miễn giảm thuế và đưa ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp
- Tuy nhiên khả năng thành công của phương án này vẫn là cực kỳ thấp
- Đó chính là lý do EU vẫn sẽ mãi dựa vào nguồn cung chip bán dẫn bên ngoài, ít nhất là trong tình hình hiện tại
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Trung Quốc sẽ khó nhập máy móc sản xuất chip tiên tiến trong nhiều năm
- Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các hãng chip ưu tiên trong nước, mặc kệ nước ngoài
Nguồn: Tom’s Hardware