“Gaming gear xịn là tốt nhưng không phải càng xịn càng tốt” - đây là triết lý sẽ giúp bạn phê hơn mà đỡ tốn tiền

“Gaming gear xịn là tốt nhưng không phải càng xịn càng tốt” - đây là triết lý sẽ giúp bạn phê hơn mà đỡ tốn tiền

 Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

Laptop Acer Aspire 3 A315 58 54M5

9.490.000₫
8.490.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001RVN

22.490.000₫
19.990.000₫ -11%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15IAX9 83GS001SVN

17.490.000₫
16.990.000₫ -3%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 3
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 50GS

15.990.000₫
14.990.000₫ -6%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

Laptop Avita PURA A+ AF14A3VNF56F Black

9.990.000₫
7.990.000₫ -20%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

Laptop Lenovo V14 G4 IRU 83A0000TVN

10.490.000₫
9.990.000₫ -5%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 1
 Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

Laptop gaming Acer Predator Triton 500 SE PT516 52S 75E3

33.490.000₫
31.990.000₫ -4%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

Laptop gaming Acer Nitro 5 AN515 46 R6QR

41.690.000₫
20.990.000₫ -50%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

Laptop gaming Lenovo LOQ 15ARP9 83JC003YVN

27.990.000₫
27.490.000₫ -2%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
 Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

Laptop gaming MSI Katana 15 B13VEK 252VN

33.990.000₫
22.990.000₫ -32%
0.0 (0 đánh giá)
Đã bán: 11
 Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

Laptop Acer Swift X SFX16 51G 516Q

29.990.000₫
14.490.000₫ -52%
0.0 (0 đánh giá)
Vừa mở bán
Mục lục

Một trong những tôn chỉ quan trọng nhất của mình khi chơi gaming gear là luôn ưu tiên sự phù hợp hơn là xịn nhất có thể. Nghe thì nó cũng khá là hiển nhiên đấy nhưng trên thực tế là mình đã mất vài năm để nhìn ra một sự thật rằng đôi khi những món gaming gear xịn sò đỉnh cao nhất lại không cho mình cảm giác phê pha bằng món nằm ở phân khúc thấp hơn, để rồi rút ra triết lý đó. Sau đây, mình xin được tâm sự với mấy bạn về triết lý “Gaming gear xịn là tốt nhưng không phải càng xịn càng tốt”, bạn nào đang quởn thì nghe mình bà tám nhé.

Dùng qua gaming gear cao cấp của hầu hết các hãng, mình nghĩ cái quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp chứ không phải cứ xịn nhất là ngon

Như đã chia sẻ ở nhiều bài viết trước đây thì mình là một dân công nghệ may mắn khi được làm trong một công ty chuyên bán PC và gaming gear. Vài năm trong ngành đã giúp mình đã “tu luyện” được đến một cảnh giới mà một nhà thiết kế nội thất lừng danh (mà ai cũng biết là ai) đã từng nói, đó là có chút “kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm” về gaming gear. Để rồi giờ đây mình có thể tự tin khẳng định với mấy bạn là đồ xịn nhất của một hãng nào đó chưa chắc đã có thể khiến bạn hài lòng bằng chính món đồ bình dân của hãng đó đâu. Mà nói vậy thì cũng khó hình dung, để mình kể trải nghiệm thực tế luôn cho mấy bạn dễ hiểu nha.

Về chuột gaming

Nói về chuột gaming trước đi. Hồi xưa mình mua con chuột gaming xịn đầu tiên là con Logitech G502, và mình ưng nó cực kỳ luôn, Cầm nó sướng, nó bám tay, nó có form chuột dễ làm quen, vân vân và vân vân. Mà như nhiều bạn đã biết thì G502 từ thời trước khi có bản không dây thì nó vẫn chỉ là hạng tầm trung thôi chứ không phải hàng đỉnh cấp. Cái con đỉnh nhất hồi đó của Logitech là con G903 cơ, nó mang đầy đủ công nghệ xịn sò nhất của một trong các hang gaming gear lớn nhất thế giới. Nhưng mà đối với mình thì trải nghiệm mà con G903 mang lại không thể bằng G502 được, dù mức giá của nó cao hơn gấp đôi.

“Gaming gear xịn là tốt nhưng không phải càng xịn càng tốt” - đây là triết lý sẽ giúp bạn phê hơn mà đỡ tốn tiền

Lý do đơn giản là vì G502 và G903 vốn không sinh ra cho cùng một đối tượng. Như mình thì mình thích độ đầm chắc, mình thích ốp cao su, mình thích form cầm công thái học lệch một bên, mình thích con lăn kim loại, vân vân. Đây là những điểm nằm hết trên con G502, còn G903 thì không có điểm nào cả. Dù G903 có đỉnh cỡ nào đi nữa thì miễn là nó không tối ưu cho đối tượng như mình thì mình cũng không thể nào khoái nó được. Mãi đến sau này khi con G502 nó ra bản không dây thì đến lúc đó con chuột cao cấp của nhà Logitech mới là con chuột mang lại trải nghiệm tốt nhất cho mình trong số tất cả những con chuột của họ.

Về bàn phím

Nói đến bàn phím thì cũng tương tự. Trong tất cả những hãng bàn phím theo phong cách cổ điển thì đảm bảo nhiều bạn sẽ nói phím của Leopold là đỉnh nhất. Mình cũng công nhận, chỉ riêng bộ keycap của họ thôi là đã vô địch thiên hạ rồi, chưa kể đến xác phím độn foam tiêu âm, profile keycap độc quyền, bo mạch xịn và nhiều thứ khác nữa. Khổ nỗi là sở thích mình lúc đó hơi dị nên mình không thích đồ Leopold

Sau một thời gian suy nghĩ thì mình quyết định chọn một con phím Durgod K320 TKL. Giá thì nó chỉ bằng khoảng hơn phân nửa một con phím Leopold cùng layout thôi nhưng mà tiếng nó to hơn và mấy phím dài của nó hoàn toàn không nghe tiếng lọc xọc của các thanh stab bên dưới, đã vậy nó còn có chất build siêu chắc và nhẹ hơn một chút so với đám Leopold nữa. Và đó mới là con phím mà mình cần.

Về tai nghe

Nói về tai nghe thì mình còn có một quá trình trải nghiệm khá là mắc cười nữa mấy bạn ạ. Mình đã có cơ hội thử nhiều dòng tai nghe của HyperX, đeo những con HyperX Cloud quốc dân của dân FPS chỉ để nhận ra là mình thích con tai nghe over ear rẻ nhất của họ là Cloud Stinger. Lý do là vì con đó đeo siêu nhẹ, siêu êm, và có khớp linh hoạt, đeo vào dễ chịu nên mình thích. Chất âm của nó đương nhiên là không bằng mấy con đắt hơn nhưng dù sao thì lỗ tai của mình cũng không tinh tường lắm nên chẳng có mấy khác biệt. Hơn nữa mình là kiểu người không muốn đổi sự thoải mái để lấy chất âm. Thế nên đối với mình thì con tai nghe Cloud Stinger là cho trải nghiệm tốt nhất trong đám tai nghe nhà HyperX.

Tuy nhiên đến khi mua thì mình lại mua con Corsair HS70. Lý do là vì mình đã làm đứt dây quá nhiều cái tai nghe có dây rồi, mà con HS70 thì là tai nghe không dây, lúc đó công ty mình đang có giá cực tốt cho nhân viên, chất âm của nó cũng được mà cảm giác đeo lại khá ổn. Thế là mình quất em nó luôn. Và với việc tiết kiệm được khá nhiều tiền nhờ mua một con tai nghe không dây có giá cực êm, mình đã làm thêm được khá nhiều chuyện mà mình thích.

Ưu tiên sự phù hợp hơn là mua một món đồ cao cấp nhất có thể, mình tiết kiệm được cả khối tiền

Tiền nào của đó, đồ càng đắt thì nó càng xịn. Tuy nhiên vấn đề là sự thỏa mãn mà món đồ đó có thể đem lại cho chúng ta lại phụ thuộc vào câu chuyện phù hợp. Thế nên khi chọn gaming gear, thì mình chẳng bao giờ nghĩ đến món đắt nhất mà mình có thể mua cả. Cái đầu tiên mình nghĩ đến là món nào phù hợp để mang đến trải nghiệm tốt nhất có thể cho mình.

“Gaming gear xịn là tốt nhưng không phải càng xịn càng tốt” - đây là triết lý sẽ giúp bạn phê hơn mà đỡ tốn tiền

Và tất nhiên, nếu cứ theo cái kiểu chơi đồ ưu tiên sự phù hợp như mình thì chắc chắc các bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá so với phong cách chơi đồ xịn nhất, đắt nhất có thể. Và số tiền đó thì bạn có thể dùng vào việc khác để giúp cho cuộc sống của bạn tốt hơn, ví dụ như để tiết kiệm nè, đầu tư nè, mua thứ gì đó cho người thân, đi chơi với bồ, đi chơi xa, vân vân và vân vân. Đó cũng là điều mà mình tin là chúng ta cần cân nhắc bất cứ khi nào quyết định xuống tiền mua một món đồ chơi.

Trên đây là một trong những triết lý chơi gaming gear của mình cũng những tâm sự đúc kết từ thực tế. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn một góc nhìn lý thú. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm theo dõi và chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời trên con đường chơi gaming gear nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên