Intel Optane, giải pháp tăng tốc dành cho ổ cứng HDD truyền thống
Intel Optane, là một giải pháp không quá mới, tuy nhiên vẫn còn khá xa lạ đối với người dùng cơ bản bởi nhiều lí do. Nhưng nay, với sự phát triển cũng như hoàn thiện về mặt phần mềm, Intel Optane đã có thể trở thành một giải pháp cứu cánh cho các hệ thống máy tính cần lưu trữ lớn, nhưng vẫn đảm bảo tốc độ cao và giá thành hợp lí. Nay mình xin giới thiệu qua cũng như chứng minh cho các bạn thấy độ hiệu quả của Intel Optane là như thế nào.
Giới thiệu về bản chất và nguyên lí hoạt động của Optane.
Intel Optane là gì? Là một thanh ngang ngắn và nhỏ, nhưng đủ sức để khiến ổ cứng HDD truyền thống tăng thêm tốc độ đáng kể khi sử dụng. Bản chất của Optane là trở thành bộ nhớ đệm (cache) của ổ cứng truyền thống, Optane sẽ học hỏi dần các thói quen sử dụng của người dùng. Như khi phát hiện ra bạn thường xuyên sử dụng các tác vụ cụ thể, Optane sẽ lưu trữ trước các dữ liệu cốt lõi của tác vụ đó, rồi tăng tốc truyền tải đến cho bộ não của hệ thống. Nhằm tăng tính thực thi.
VD như: bạn thường hay mở ứng dụng Photoshop, thì khi Optane phát hiện ra điều đó, chính thanh Optane nhỏ nhỏ kia sẽ lưu trên chính nó những tệp tin cốt lõi, đến khi mở ứng dụng Photoshop lên, CPU yêu cầu truy suất dữ liệu, thì không cần phải tải lại các tệp tin cốt lõi đó từ ổ cứng HDD truyền thống, mà chỉ cần lấy từ Optane, và sau đó tải vào RAM rồi truyền đến cho CPU. Quá trình truy suất đó sẽ diễn ra rất nhanh, do tốc độ của Optane trên lí thuyết có thể đạt đến cả ngàn MB/s.
Những điều kiện cần để có thể sử dụng Intel Optane.
Tuy nhiên, không phải bộ máy nào cũng có thể sử dụng được Intel Optane. Với công nghệ này, các bạn cần phải lưu ý những điểm như sau để đảm bảo Intel Optane có thể sử dụng được cho hệ thống máy tính của bạn:
CẦN CÓ MỘT SỐ DIỀU KIỆN ĐỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC INTEL OPTANE
1. Máy tính phải sử dụng nền tảng hệ thống của Intel ( Main và CPU )
2. Hạn chế sử dụng Optane nếu hệ thống máy tính đang dùng có SSD NVMe ( Do một số vấn đề về tương thích phần cứng ở thời điểm hiện tại )
3. Mainboard phải có khe cắm M.2 2280 PCIe NVMe 3.0 x 2
4. Chỉ hỗ trợ CPU thế hệ KabyLake trở lên và phải dùng main Chipset 200 Series ( B250,H270, Z270). Với Coffee Lake mới nhất sẽ là Chipset INTEL series 300 trở lên(B360, H370, Z370). Dòng Core – X tất nhiên sẽ là các main sử dụng Chipset INTEL X299.
5. Chỉ hỗ trợ CPU từ I3 trở lên.
6. Ngoài ra, đôi khi với các Mainboard với những phân cấp khác nhau cũng sẽ có những tính năng bị cắt giảm đi mặc dù dùng Chipset cao cấp. Cho nên hãy đảm bảo rằng Main của bạn có hỗ trợ Optane bằng cách check trước trên website nhà sản xuất, nếu như thấy dòng chữ Intel® Optane™ Memory Ready tức là được hỗ trợ Optane.
7. Windown sử dụng bắt buộc phải là Windown 10 64bit
8. Laptop sử dụng được Optane, ngoài việc phải có cổng kết nối thì cũng cần phải sử dụng CPU Coffelake thế hệ 8 trở lên.
Sau đây sẽ là video chi tiết về tốc độ của Intel Optane thông qua những bài test hiệu năng thực tế:
VIDEO TEST HIỆU NĂNG INTEL OPTANE MEMORY
Những điểm còn hạn chế của Optane.
Vậy, rõ ràng hiệu quả của Optane là như thế. Nhưng trong quá trình sử dụng và lắp đặt, vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý thêm.
1. Cài đặt Optane sẽ khá khó khăn. Trường hợp nếu như bạn đã cài đặt hệ điều hành từ trước, và muốn lắp đặt Optane thì phải cài lại 1 bản win mới để thiết lập trước trong BIOS rồi mới cài đặt được. Chính vì thế nếu như trước khi muốn gắn Optane, bạn hãy lưu trữ lại những dữ liệu cần thiết, tránh trường hợp mất dữ liệu.
2. Hạn chế kế đến của Optane chính là không phải mọi tác vụ sử dụng trong mọi tình huống, mọi lúc đều được “tăng tốc”. Do bản chất Optane là làm bộ nhớ đệm thông qua thói quen sử dụng của người dùng, chính vì thế bạn phải dùng nhiều tác vụ đó thì Optane mới thế hiện được độ hiệu quả của mình. Đơn cử như việc khởi động máy tính, đến cả lần khởi động thứ 3 hay thứ 4 thì máy mới bắt đầu tăng tốc do Optane khi này mới nhận diện được. Vậy nên, đừng nghĩ cứ có Optane là mọi tác vụ sử dụng đều nhanh hơn trong mọi tình huống nhé!
Vậy đây là bài viết chia sẻ về Intel Optane. Về bản chất công nghệ và khả năng thực sự của Optane. Hi vọng sau bài viết này các bạn đã có được cái nhìn cụ thể nhất về công nghệ này nhé! Đừng quên vẫn còn rất nhiều những bài viết thú vị, các bạn có thể tìm đọc thêm trên website tin tức của GEARVN. Xin chào và hẹn gặp lại