Nhật Bản phát minh vật liệu giúp giữ pin Lithium-ion gần như không chai trong 5 năm
Với vật liệu mới này bổ sung vào, tuổi thọ của pin Lithium-ion trên các thiết bị di động sẽ được kéo dài một cách đáng kể
Pin sạc Lithium-ion xuất hiện trong điện thoại, laptop, máy ảnh… là thứ không thể thiếu trong thời đại số. Tuy nhiên, chúng có một vấn đề cố hữu là sẽ bị mất dần dung lượng trong quá trình hoạt động, hay còn gọi là bị “chai”. Và mới đây các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) đã tìm ra một loại vật liệu có thể nâng tuổi thọ pin Lithium-ion rất nhiều, giúp chúng gần như không bị chai trong vòng 5 năm.
Loại vật liệu đó được gọi là bis-imino-acenaphthenequinone-paraphenylene (BP) co-polymer. Nó đóng vai trò như một chất kết dính phủ lên điện cực dương nhằm ngăn điện cực bị phân rã hoặc bị phá hủy bởi chất điện phân. Pin Lithium-ion thông thường sử dụng điện cực dương làm từ than chì với chất kết dính là poly-vinylidene fluoride (PVDF) và chỉ giữ lại được 65% dung lượng sau 500 chu kỳ sạc-xả. Vật liệu mới của JAIST sẽ cho phép pin Lithium-ion có thể sạc và xả trong 1700 chu kỳ mà vẫn giữ được dung lượng pin ở mức 95%. Để dễ hình dung thì nếu như bạn sạc điện thoại mỗi ngày 1 lần thì pin của nó sẽ hầu như không chai trong suốt 5 năm.
Tóm tắt nội dung:
- Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản đã tìm ra loại vật liệu có thể nâng tuổi thọ pin Lithium-ion rất nhiều lần
- Loại vật liệu đó được gọi là bis-imino-acenaphthenequinone-paraphenylene (BP) co-polymer
- Nó đóng vai trò như một chất kết dính phủ lên điện cực dương nhằm ngăn điện cực bị phân rã hoặc bị phá hủy bởi chất điện phân
- Vật liệu mới cho phép pin Lithium-ion có thể sạc và xả trong 1700 chu kỳ mà vẫn giữ được dung lượng pin ở mức 95%
- Cơ bản thì nếu bạn sạc điện thoại mỗi ngày 1 lần thì pin của nó hầu như sẽ không chai trong suốt 5 năm
Mời các bạn tham khảo thêm một số thông tin liên quan tại GVN 360 như:
- Activision Blizzard và Epic ngừng bán game ở Nga
- Epic thâu tóm Bandcamp, lấn sân kinh doanh mảng âm nhạc
Nguồn: TechPowerUp